Bá tử nhân còn có tên hạt trắc bách, tên khoa học Semen Thuya orientalis, là nhân hạt phơi hay sấy khô của cây trắc bách: Thuya orientalis L. [Biota orientalis (L) Endl.], họ hoàng đàn (Cupressaceae). Bá tử nhân chứa nhiều lipid, saponosid.
Theo Đông y, bá tử nhân vị ngọt, tính bình; vào tâm can tỳ. Có tác dụng dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện. Dùng cho các trường hợp hồi hộp lo âu, đ.ánh trống ngực, mất ngủ (tâm quý thất miên), đại tiện táo bón. Hằng ngày dùng 9 – 15g bằng cách sắc hoặc nấu, hầm, rang chiên, xào.
Dưỡng tâm, an thần:
Tinh thần hoảng hốt, mất ngủ, ngủ mê nhiều, hồi hộp, tim đ.ập mạnh, trí nhớ suy giảm: bá tử nhân 20g, thục địa 20g, mạch môn đông 12g, câu kỷ tử 12g, đương quy 12g, phục thần 12g, huyền sâm 12g, cam thảo 4g, xương bồ 4g. Sắc uống.
Trường hợp m.áu không nuôi dưỡng tim, hồi hộp, ngủ ít: bá tử nhân 16g, toan táo nhân 16g, ngũ vị tử 8g, viễn chí 8g. Sắc uống.
Dưỡng tâm an thần: bá tử nhân 500g, đương quy 500g. Nghiền chung thành bột mịn, luyện với mật, làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.
Bổ âm, cầm mồ hôi, trị các chứng bệnh do âm hư, ra nhiều mồ hôi: bá tử nhân 16g, cù mạch 16g, ngũ vị tử 8g, bán hạ khúc 12g, mẫu lệ 12g, đảng sâm 12g, rễ ma hoàng 12g, bạch truật 12g. Nghiền thành bột mịn, trộn với cùi thịt quả đại táo, làm thành hoàn hoặc sắc uống.
Nhuận tràng, thông đại tiện, dùng cho người âm hư, người già và phụ nữ sau đẻ bị táo bón: bá tử nhân 12g, tùng tử nhân (nhân hạt quả thông) 12g, hỏa ma nhân 12g. Nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn hoặc sắc uống.
Nhân hạt phơi khô của cây trắc bá cho vị thuốc bá tử nhân.
Món ăn – bài thuốc có bá tử nhân
Tim lợn hầm bá tử nhân: tim lợn 1 quả, bá tử nhân 30g. Tim bóc màng rửa sạch, rạch mở cho bá tử nhân vào, khâu buộc lại, hầm cách thủy cho chín nhừ. Khi ăn thêm gia vị cho phù hợp. Dùng cho các bệnh nhân loạn nhịp tim, đ.ánh trống ngực hồi hộp, lo âu, mất ngủ quên lẫn.
Cháo bá tử nhân: bá tử nhân 10 – 15g, gạo tẻ 100g, mật ong liều lượng thích hợp. Đem bá tử nhân giã giập, nấu với gạo thành cháo, cho mật ong khuấy đều và đun sôi lăn tăn là được. Dùng cho bệnh nhân loạn nhịp tim, đ.ánh trống ngực, hồi hộp, lo âu, mất ngủ, quên lẫn, táo bón trường diễn.
Mật ướp bá tử nhân cúc hoa: bá tử nhân 30g, cúc hoa 30g. Sao khô tán mịn, để sẵn. Mỗi lần dùng 14 – 18g. Hòa với nước nóng, thêm mật ong vào khuấy đều. Tác dụng duy trì nhan sắc cho phụ nữ (bảo kiện mỹ dung).
Bá tử nhân hồ đào tán: bá tử nhân 500g, hồ đào nhục 500g. Tán mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 9g với nước sôi (có thể thêm đường), uống sau bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân thận hư, rụng tóc, làm mọc tóc, tóc dài mượt.
Kiêng kỵ: Người có đàm thấp, bị tiêu chảy không dùng.
BS. Tiểu Lan
Theo SK&ĐS
Uống rượu bia khi dùng thuốc: Các nguy cơ tiềm ẩn
Trong các dịp lễ Tết, hội hè… tần suất sử dụng rượu bia tăng cao và liên tục trong nhiều ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh…
Rượu chuyển hóa 90% chủ yếu qua gan. Trong khi đó gan cũng chính là cơ quan chứa nhiều men giúp chuyển hóa hầu hết các loại thuốc, do đó, tương tác giữa rượu và thuốc là không thể tránh khỏi. Có hơn 900 hoạt chất thuốc xảy ra tương tác khi sử dụng đồng thời với rượu, các tương tác này có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, tăng nguy cơ dẫn đến những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Rượu làm giảm huyết áp ở một số bệnh nhân tim mạch
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc điều trị tim mạch là loại thuốc có tỷ lệ tương tác với rượu cao nhất (khoảng 24%), trong đó thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm tỉ lệ lớn nhất trong nhóm này. Nên nhớ rằng, rượu có thể làm giảm huyết áp ở một số bệnh nhân, vì vậy, về mặt lý thuyết thuốc trị tăng huyết áp và rượu sử dụng đồng thời có thể làm xuất hiện tác dụng cộng hưởng lên huyết áp của bệnh nhân, làm giảm huyết áp trầm trọng và có nguy cơ dẫn đến t.ử v.ong.
Tuyệt đối không sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc điều trị bệnh.
Một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bao gồm:
Thuốc chẹn alpha (clonidin, doxazosin) tương tác với rượu có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp quá mức và an thần.
Nitroglycerin và isosorbide là thuốc giãn mạch và chống đau thắt ngực được sử dụng để giúp ngăn ngừa cơn đau thắt ngực. Trầm cảm và hạ huyết áp là các tình trạng có thể xảy ra khi các chế phẩm này được sử dụng đồng thời với rượu.
Thuốc chẹn beta (carvedilol, propranolol, atenolol, acebutolol, metoprolol, nebivolol,…) có thể làm giảm huyết áp khi kết hợp với rượu. Nhức đầu, chóng mặt, ngất xỉu, loạn nhịp tim là những triệu chứng bạn có thể gặp phải.
Rượu ảnh hưởng đến việc điều trị cholesterol m.áu
Các chất ức chế HMG-CoA reductase, còn được gọi là statins, là những thuốc được kê đơn rộng rãi trong điều trị cholesterol/ lipid m.áu tăng cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng các thuốc trong nhóm này với rượu sẽ dẫn đến nguy cơ làm tăng quá mức hàm lượng triglyceride dẫn đến nguy cơ tổn thương gan ngay cả khi bạn sử dụng một lượng nhỏ thức uống có cồn. Vì vậy, hãy báo cáo với bác sĩ kê đơn loại thuốc này nếu bạn không thể ngừng uống rượu, hoặc khi xuất hiện các triệu chứng tổn thương gan (buồn nôn, nôn, đau dạ dày, sốt, da vàng hoặc da trắng mắt, mệt mỏi quá mức, triệu chứng giống cúm) và việc theo dõi chức năng gan thường xuyên là việc làm cần thiết khi sử dụng nhóm thuốc này.
Rượu tác động xấu đến bệnh đái tháo đường
Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc đái tháo đường (ĐTĐ) typ 1 hoặc typ 2, việc kiểm soát tốt lượng đường trong m.áu là rất quan trọng. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mà việc kiểm soát mức đường huyết khó, thì việc sử dụng với rượu có khả năng l.àm t.ình trạng bệnh trở nên trầm trọng do làm rối loạn nồng độ glucose trong m.áu.
Việc sử dụng rượu hoặc thức uống có cồn trong thời gian dài ở bệnh nhân mắc ĐTĐ có chế độ dinh dưỡng tốt thì có nguy cơ làm tăng lượng glucose huyết. Ngược lại, ở bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng kém, uống rượu lúc đói lại dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng với các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim nhanh… Đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng rượu với metformin có thể làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic – một tác dụng phụ hiếm gặp với các biểu hiện như buồn ngủ, nhịp tim chậm, cảm lạnh, đau cơ, thở dốc, đau dạ dày.
Ngoài ra, nhiều nhóm thuốc có thể tương tác với rượu, bao gồm kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin H2, thuốc chống loạn nhịp tim, an thần gây ngủ, thuốc giảm đau, chống viêm…Vì vậy, khuyến cáo người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc điều trị bệnh, cần thiết nên hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn về nguy cơ xảy ra tương tác giữa rượu bia và các thuốc đang được kê đơn/sử dụng.
Nếu đã uống thuốc thì không uống rượu
Để tránh xảy ra tương tác với rượu hoặc các loại thức uống có cồn khi sử dụng thuốc điều trị bệnh, đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc và đảm bảo tình trạng sức khoẻ của bạn, phải:
– Tuyệt đối không sử dụng đồng thời thuốc điều trị bệnh với rượu. Để đảm bảo an toàn nên ngừng sử dụng rượu ít nhất 1 ngày trước hoặc sau khi dùng thuốc, báo cáo với bác sĩ/ dược sĩ để tránh tương tác không mong muốn xảy ra.
– Nếu cần thiết sử dụng thuốc sau khi đã sử dụng rượu, bia hoặc thức uống có cồn nên sử dụng cách ít nhất 2 tiếng và hỏi ý kiến dược sĩ/bác sĩ để tránh tương tác nguy hiểm xảy ra.
– Không sử dụng rượu, bia hoặc thức uống có cồn khi bụng đói, chỉ nên sử dụng 1 hoặc 2 ly/ngày và không quá 2 lần trong tuần.
Ds. Ngô Thị Kim Cúc
Theo SK&ĐS