Theo các chuyên gia, dùng đỉa hút m.áu chữa bệnh chỉ là phương pháp truyền miệng, không có cơ sở khoa học và không được phép sử dụng hiện nay.
Mạng xã hội thời gian gần đây xôn xao về phương pháp dùng đỉa hút m.áu chữa bệnh. Nhiều người cho rằng, người bệnh bị l.ở l.oét hay có vết thương hở, con đỉa sẽ hút hết “m.áu độc” và dịch bẩn để làm sạch, hỗ trợ vết thương mau lành. Thậm chí, một số người nói, dùng đỉa có thể hút và điều trị các khối u của bệnh ung thư.
Nhưng theo các chuyên gia, đây là phương pháp hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Theo bác sĩ Trương Thị Xuân Hòa – Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, từ xưa do hiểu biết còn hạn chế, nên có một số thầy lang hay dùng đỉa chữa bệnh. Một trong những cách đó là dùng đỉa để hút m.áu vết thương hay trị bệnh cao huyết áp.
“ Một số bệnh nhân bị cao huyết áp, thời cổ xưa thầy lang sẽ cho đỉa cắn vào các mạch m.áu gây c.hảy m.áu với mục đích hạ huyết áp. Thậm chí, người đang có vết thương hở, l.ở l.oét, sẽ cho đỉa hút m.áu hoặc cho cá rỉa để làm sạch vết thương. Nhưng đó đều là những cách làm truyền miệng, đồn thổi, hiện nay không ai làm và cũng được cấp phép“, bác sĩ Hòa nói.
Dùng đỉa hút m.áu chữa bệnh là không có cơ sở khoa học. (Ảnh: VNN)
Bác sĩ Hòa cũng cho biết, đỉa là loài động vật sống thủy sinh, rất thích động vật m.áu nóng. Do chủ yếu sống dưới nước nên miệng đỉa có nhiều vi khuẩn. Nếu bị đỉa cắn hoặc dùng con vật này chữa bệnh có rất nhiều nguy cơ mất vệ sinh, bị lây nhiễm bệnh hay n.hiễm t.rùng.
Ngày nay có rất nhiều phương pháp khoa học điều trị bệnh. Vì vậy không ai dùng cách làm vừa bẩn vừa hại đó nữa. Ví như có trường hợp bệnh nhân cần phải châm, chích mạch m.áu nhưng bác sĩ sẽ dùng kim châm được khử trùng chứ không ai dùng đỉa.
Tương tự với vết thương hở, l.ở l.oét, để xử lý bác sĩ phải sát trùng vết thương và dùng bông băng, gạc chứ ai lại dùng đỉa để hút m.áu. Việc làm này rất nguy hiểm, lại dễ lây nhiễm bệnh.
Từ thực trạng trên, bác sĩ Hòa khuyến cáo người dân, đặc biệt là người có bệnh, khi phát hiện thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, việc cần làm là nhanh chóng tới cơ sở y tế nơi gần nhất để thăm khám, điều trị.
Người dân tuyệt đối không nghe mách hay tự chữa trị bằng những phương pháp dân gian, truyền miệng, chưa có cơ sở khoa học để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo VTC
“Người cây” đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện sau 40 năm mang bệnh
Theo y văn trên thế giới chỉ có 501 bệnh nhân và thêm trường hợp của anh Nguyễn Văn Sơn ở Việt Nam nâng số này lên 502 bệnh nhân trên toàn thế giới.
40 năm mang căn bệnh vô phương cứu chữa
Anh Nguyễn Văn Sơn – sinh năm 1971, quê xóm Tân Sơn, xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình mang căn bệnh này 40 năm nay. Con đường về nhà anh Sơn trong ngày mưa hoàn lưu của cơn bão số 3 càng vật vả hơn. Gia đình anh Sơn thuộc diện vô cùng khó khăn. Bố anh Sơn là liệt sĩ đi B hi sinh năm 1972, căn nhà khoảng 20 mét vuông chỉ có mẹ con anh Sơn dựa vào nhau mà sống.
Anh Sơn mang theo căn bệnh người cây 40 năm nay
Bà Nguyễn Thị Dệt, mẹ anh Sơn không giấu nổi giọt nước mắt khi kể về căn bệnh của anh Sơn, đứa con mang nhiều bất hạnh. Từ khi sinh ra Sơn đã yếu và ở trên lòng bàn chân xuất hiện mắt cá chân. Mắt cá chân trái lan sang chân phải. Ngày còn bé, anh Sơn đã phải đi chữa mắt cá. Đến năm 10 t.uổi, vùng mắt cá ở lòng bàn chân bắt đầu xuất hiện những mụn cóc và dần xù xì ra, lúc đầu mềm sau đó cứng đơ lại.
Các mụn cóc chai sần, nứt nẻ khiến bàn tay và bàn chân của anh Sơn biến dạng, anh không thể tự mình đi lại hay ăn uống. Anh Sơn kể việc đi lại rất khó khăn và không thể tự tắm rửa hay cầm nắm được thức ăn bằng tay.
Đôi tay của anh Sơn biến dạng
Anh Sơn không thể đi lại được vì đau. Mỗi lần đặt thử chân xuống đất là đau nhói đến thấu xương. Anh đi lại bằng đầu gối. Ngày mưa, ngày nắng, chạy bão cũng đi bằng đầu gối.
Bà Nguyễn Thị Trang – cô ruột của anh Sơn cho biết lúc đó bà Trang là người đưa anh Sơn đi học. Thương cháu, cô cõng cháu đi học được đến năm lớp 7 rồi sau đó không đi học nữa vì đau và không có người đưa đi.
Ở quê, ai mách chỗ nào chữa được bệnh, mẹ con anh Sơn lại tìm đến nhưng đều vô phương cứu chữa. Năm 2000, anh Sơn có ra Bệnh viện Bạch Mai chữa sau đó giới thiệu sang Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương nhưng đều không thuyên chuyển.
Lớp sừng ở lòng bàn chân, bàn tay mọc ra như rễ cây và khi già thì rụng khiến anh Sơn đau đớn. Cuộc sống mồ côi cha đã khổ căn bệnh giày vò anh khổ hơn. Mẹ anh Sơn cũng đau ốm quanh năm bà chỉ giúp anh cơm cháo qua ngay. Đi viện hay đi khám ở đâu đều nhờ anh em bà con xa gần.
Ban đầu nhà anh Sơn ở rìa làng, quê anh Sơn ở rốn lũ, chuyện ngập nhà cửa năm nào cũng xảy ra, thân thích nhà anh Sơn gom t.iền mua cho anh mảnh đất vào trong làng để anh tránh cảnh chạy lũ. Vào làng, căn nhà dựng tạm được xây để anh có chỗ chui ra chui vào nhưng năm 2017, trận lũ lịch sử cũng cuốn trôi tất cả.
Cảnh màn trời, chiều đất với người đàn ông mang căn bệnh hiếm. Các cô, chú của anh Sơn lại gom góp xây dựng cho anh gian nhà khoảng 20 mét vuông, lát gạch men để anh có thể bò đi bò lại trong nhà.
Bà Trang kể mong muốn của gia đình là anh Sơn có thể lập gia đình để sau này có người chăm sóc. Tuy nhiên, mọi mong ước đều không thành hiện thực vì người phụ nữ nào đến gặp anh họ đều không đồng ý.
Hàng ngày, mẹ anh Sơn vẫn nấu nướng và chăm sóc anh. Bà cũng mang nhiều bệnh nên không làm thêm được việc gì. Vài sào ruộng đến mùa thu hoạch thì anh em xúm xít lại làm giúp đểt lấy gạo ăn. Hàng ngày, mẹ con anh Sơn sống bằng khoản t.iền lương từ vợ liệt sĩ.
Bà Trang kể, năm vừa rồi nắng nóng đỉnh điểm, người bình thường đã khổ những người như anh Sơn còn khổ hơn trăm bề. Họ lại bắt đầu gom góp người 500 – 1 triệu đồng để mua được cái điều hòa.
Ca đầu tiên ở Việt Nam
TS Lê Anh Tuấn – bác sĩ da liễu tại Hà Nội cho biết bệnh của anh Sơn được gọi là người cây. Người cây (Tree man – Epidermodysplasia verruciformis) là một bệnh đột biến gen di truyền lặn hiếm gặp đưa đến cơ thể bệnh nhân tăng nhạy cảm n.hiễm t.rùng với Vi rút u nhú (HPV – Human papilloma virus).
Hai gen đột biến là EVER1/TMC6 và EVER2/TMC8 nằm trên nhiễm sắc thể số 17.
N.hiễm t.rùng HPV lan rộng đưa đến các tổn thương sùi lòng bàn tay, chân và các vùng tiếp xúc với ánh sáng, tạo hình ảnh như “Người có rễ như cây”. Những bệnh nhân này gia tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt là ung thư tế bào vảy.
Y văn thế giới ghi nhận đã có 501 bệnh nhân trên toàn cầu kể từ ca đầu tiên được phát hiện và mô tả bởi Lewandowsky năm 1922.
Trường hợp của anh Sơn, TS Tuấn cho biết có thể đây là ca bệnh “người cây” đầu tiên tại Việt Nam được bác sĩ phát hiện và trở thành ca thứ 502 trên thế giới.
TS Tuấn cho biết việc điều trị bệnh “người cây” rất phức tạp. Hiện bác sĩ Tuấn đang tiến hành các xét nghiệm gen và vi rú. Sau khi có kết quả sẽ áp dụng các liệu pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Theo infonet