Thói quen dùng kháng sinh bừa bãi của các cha mẹ không những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn gây nên tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ.
Thay vì tìm hiểu rõ nguyên nhân hoặc đưa con đi khám để nhận được lời khuyên từ bác sĩ thì có nhiều bậc cha mẹ chỉ cần trẻ ho, viêm họng nhẹ cũng ngay lập tức cho con dùng kháng sinh. Theo các chuyên gia, đây là thói quen xấu, không những không mang lại hiệu quả mà còn hại cho sức khỏe của trẻ.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, hầu hết tình trạng viêm họng có đến 70 – 80% là do virus, tức là không được dùng kháng sinh, vì không có hiệu quả trong quá trình điều trị.
Lúc này, thay vì dùng kháng sinh, trẻ chỉ cần điều trị các triệu chứng. Nghĩa là sốt thì dùng hạ sốt, ho thì dùng thuốc ho, thuốc long đờm hoặc nghẹt, sổ mũi thì dùng nước muối biển, thuốc co mạch hay kháng histamin…
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.
“Cứ 10 trẻ bị viêm họng thì phải đến 8 trường hợp không cần dùng kháng sinh. Vậy nhưng nhiều cha mẹ không biết điều này. Thậm chí trên thế giới, các phác đồ điều trị viêm họng do virus cũng không sử dụng kháng sinh”, bác sĩ Dũng nói.
Cũng theo bác sĩ Dũng, tác dụng của kháng sinh so với những thuốc điều trị triệu chứng khi viêm họng thấp hơn rất nhiều. Đó còn chưa kể đến việc dùng kháng sinh bừa bãi sẽ gây ra nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, rất nguy hiểm. Do vậy, các bậc cha mẹ không nên vì thấy con ho, viêm họng không khỏi mà dùng kháng sinh ngay. Đây là thói quen vừa tốn kém lại vừa không mang lại lợi ích trong điều trị.
Chỉ dùng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, thông thường, nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng do virus như: sụt sịt mũi, ho, tiêu chảy, viêm kết mạc… việc đầu tiên cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi con tại nhà, nếu không yên tâm có thể đưa đi khám. Đồng thời chỉ cần vệ sinh cho con bằng dung dịch nước muối biển, nước muối sinh lý hay nước nhỏ mắt.
Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo cân nặng. Khi trẻ ho nhiều nên đưa đi khám để được bác sĩ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc sao cho phù hợp.
Thuốc kháng sinh không thể sử dụng bừa bãi.
Bác sĩ Dũng cho biết, thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Với t.rẻ e.m trong trường hợp ho, viêm họng, khi có xuất hiện sốt cao trên 38,5 độ C, đau đầu, đau bụng, sưng hạch ở cổ và xuất tiết ở họng, amidan, khả năng cao viêm họng do liên cầu tan huyết beta nhóm A, thì có thể sử dụng kháng sinh.
“Tuy nhiên, dùng loại nào và dùng ra sao đều do bác sĩ kê đơn và chỉ định. Việc làm này sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, vi khuẩn c.hết nhưng không thể đột biến, quan trọng nhất là giảm thiếu tình trạng kháng thuốc”, bác sĩ Dũng nói.
Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo, hiện có nhiều phụ huynh chỉ cho con uống kháng sinh 2 – 3 ngày thì dừng khi thấy triệu chứng đã đỡ vì lo sợ kháng sinh gây hại. Tuy nhiên, đây lại là thói quen “mang họa”, bởi lúc này vi khuẩn mới đang yếu dần đi nhưng chưa c.hết hẳn.
Nếu dừng uống thuốc, khả năng cao vi khuẩn sẽ không bị t.iêu d.iệt, thậm chí còn có thể sống lại và có sức đề kháng với chính loại kháng sinh đang uống gây ra tình trạng kháng thuốc, rất nguy hiểm.
Theo VTC
Giao mùa, nếu bố mẹ có thói quen này, con dễ mắc viêm họng và nhiều bệnh nguy hiểm khác
Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến nhiều trẻ hay bị viêm họng. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trẻ gặp họa từ chính thói quen hàng ngày của bố mẹ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), mỗi dịp thời tiết thay đổi, t.rẻ e.m, người lớn đều có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, trong đó có viêm họng.
Đây là bệnh dễ mắc phải nhất. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sốt, sổ mũi.
Nguyên nhân là do khi chuyển mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh gây bệnh.
Viêm họng là bệnh dễ gặp ở trẻ khi thời tiết thay đổi. Ảnh TL
Bên cạnh yếu tố thời tiết, môi trường, theo các bác sĩ, không ít trẻ lại bị viêm họng từ chính thói quen hàng ngày của bố mẹ. Chẳng hạn, khi nhiệt độ ngày đêm có sự chênh lệch khá rõ rệt, nhiều gia đình vẫn giữ thói quen bật quạt lớn hoặc dùng điều hòa cả đêm trong khi ngủ. Điều này sẽ gây ra khô vùng mũi họng và các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Hơn nữa, trong giai đoạn thời tiết “nhạy cảm” ngày nóng đêm lạnh, việc bố mẹ không giữ ấm vùng cổ cho trẻ hoặc cho trẻ ra ngoài buổi tối quá lâu cũng dễ khiến trẻ bị lạnh gây viêm họng và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Một thói quen khác cũng dễ khiến trẻ bị viêm họng hoặc tái diễn viêm họng là bố mẹ cho đến những nơi tập trung đông người, nhất là những trẻ dưới 3 t.uổi. Bởi ở độ t.uổi này, trẻ đã hết miễn dịch của mẹ và đang trong giai đoạn tự đề kháng nên rất dễ lây bệnh từ người khác.
Trẻ bị viêm họng nên xử lý thế nào?
Trong trường hợp khi ngủ dậy trẻ kêu đau rát họng, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bố mẹ cần cho trẻ súc miệng bằng nước ấm, ăn cháo loãng ấm sẽ làm dịu cơn đau. Sau đó, tiếp tục theo dõi triệu chứng của trẻ. Nếu thấy không yên tâm về các loại thuốc mua trên thị trường, bố mẹ có thể cho trẻ đi khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc ho, hạ sốt một cách hợp lý.
Một điều PGS.TS Dũng lưu ý, bố mẹ không nên lạm dụng kháng sinh để chữa viêm họng cho trẻ. Theo vị chuyên gia này, có đến gần 80% trẻ bị viêm họng là do virus gây bệnh. Điều trị triệu chứng sẽ làm bệnh thuyên giảm và khỏi.
Chẳng hạn, khi trẻ bị viêm họng kèm sốt thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt; dùng thuốc ho để cắt các cơn ho và kết hợp rửa mũi bằng nước muối biển hàng ngày. Dùng kháng sinh với những trẻ bị viêm họng không những không mang lại hiệu quả mà còn có nguy cơ trẻ bị kháng kháng sinh.
Theo các chuyên gia, nếu phát hiện và điều trị đúng phác đồ, viêm họng ở trẻ có thể điều trị dứt điểm trong 1-2 tuần. Ngược lại, nếu điều trị sai cách để bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ.
Cách phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết thay đổi
Để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe phòng viêm họng cũng như các bệnh khi thời tiết giao mùa, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ nên bổ sung nhiều rau, củ quả, vitamin C (nước ép cam, quýt…) vào các bữa ăn hàng ngày. Với t.rẻ e.m cần tránh uống nước lạnh, nước đá.
Bên cạnh đó, giữ ấm cơ thể mọi lúc để tránh bị nhiễm lạnh, đặc biệt lưu ý khi sử dụng điều hòa không để nhiệt độ quá thấp vào buổi tối.
Đồng thời, thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi, bẩn. Đeo khẩu trang cho con khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với các môi trường nhiều bụi bẩn như công trường xây dựng, môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, khói t.huốc l.á vì đây là các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, dễ gây nên các bệnh lý về tai mũi họng của trẻ.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp. Không nên để bệnh dai dẳng quá lâu vì theo các bác sĩ, nếu các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng ở trẻ không điều trị dứt điểm, đúng phác đồ, bệnh dễ tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.
N.Mai
Theo giadinh.net