10 hành vi phổ biến nhất đang dần ‘g.iết h.ại’ dạ dày, nhiều người không biết

Hiện nay, mọi người đều rất coi trọng bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên có một số hành vi trong cuộc sống hàng ngày lại là thủ phạm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.

1. Đói

Nếu bạn không ăn đúng giờ, cơ thể bị bỏ đói, axit và pepsin (là một ezyme) trong dạ dày sẽ trực tiếp làm tổn thương niêm mạc dạ dày, và quá đói cũng sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến dạ dày và đường ruột. Quá đói sẽ khiến lượng đường trong m.áu thấp, không đủ năng lượng để cung cấp cho đại não, sự tập trung bị suy giảm, thời gian dài sẽ làm tổn hại đến chức năng của các cơ quan quan trọng như tim, não, phổi.

2. Ăn quá nhiều

Sau khi ăn quá nhiều sẽ thường xuất hiện tình trạng tức ngực, thở gấp, khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm ruột cấp tính, giãn dạ dày cấp tính, xuất huyết dạ dày. Ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa protein cao, sẽ làm tăng lượng tiết dịch mật, dịch tụy và gây viêm túi mật, viêm tụy cấp tính, đồng thời làm tăng gánh nặng cho tế bào gan, gây viêm gan. Nghiên cứu phát hiện, sau khi ăn quá no 2 tiếng, tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch và mạch m.áu não tăng gấp 4 lần.

3. Ăn tối quá muộn

Sau 10 giờ tối, mỗi cơ quan tiêu hóa cần nghỉ ngơi và tự sửa chữa. Ăn tối sau 10 giờ, thực phẩm vào dạ dày không lâu đã đi ngủ, nhu động dạ dày giảm, thời gian lưu trữ thức ăn trong dạ dày lâu, điều này sẽ gây tổn thương nhất định đối với niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày. Trước khi đi ngủ 3 tiếng không ăn bất cứ thực phẩm nào, có thể giảm thiểu được chứng trào ngược axit vào ban đêm.

4. Vừa ăn vừa đi bộ, vừa ăn vừa nói chuyện

Hiện nay, nhiều người có thói quen vừa đi bộ vừa ăn sáng, thói quen này rất có hại cho sức khỏe. Vừa đi vừa ăn, bộ não phải điều khiển cả hệ thống tiêu hóa và hệ thống vận động, sự chú ý bị phân tán, vì không thể nhai kỹ, khiến cho thức ăn khó tiêu hóa và hấp thụ, ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến khó tiêu, viêm dạ dày, hoặc có thể gây ra nghẹn. Vừa ăn vừa nói cũng rất có hại, thức ăn không được nhai kỹ, và sẽ nuốt quá nhiều không khí, dẫn đến ợ hơi, đầy hơi, khó tiêu.

5. Ăn uống không vệ sinh

Bệnh từ miệng mà ra, rất nhiều vi khuẩn virus, ký sinh trùng được đưa vào miệng thông qua thực phẩm ô nhiễm. Thực phẩm không sạch và đồ uống cũng là nguồn của H. pylori. Thực phẩm có mầm bệnh có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính, nhiễm ký sinh trùng,… Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ra một loạt các bệnh dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

6. Ăn thực phẩm có hương vị quá nặng

Hương vị quá nặng như thực phẩm quá cay, lượng muối cao sẽ trực tiếp làm tổn thương niêm mạc thực quản, dạ dày, làm nặng thêm bệnh dạ dày. Thức ăn quá ngọt cũng sẽ kích thích tiết axit dạ dày, dễ gây trào ngược dạ dày thực quản. Thực phẩm nướng, ngâm, và chiên có chứa nhiều chất gây ung thư, làm tăng tỷ lệ ung thư ở thực quản, đường tiêu hóa, gan, túi mật và tuyến tụy. Thực phẩm nhiều muối cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch.

7. Ăn trái cây không đúng cách

Các loại trái cây như hồng, táo gai và táo tàu có chứa một lượng lớn tannin, tương tác với axit dạ dày và protein trong dạ dày, có thể tạo thành các chất giống như thạch, và cuối cùng có thể tạo thành sỏi dạ dày. Trong trường hợp này lời khuyên của các chuyên gia là không nên ăn nhiều trái cây như hồng, táo gai, táo tàu,… khi bụng đói.

8. Hút thuốc và uống rượu

Như chúng ta đã biết, hút thuốc làm tổn thương phổi, nhưng hút thuốc cũng gây hại cho dạ dày. Khói thuốc sẽ vào dạ dày dọc theo đường tiêu hóa, kích thích trực tiếp niêm mạc dạ dày, khiến các mạch m.áu niêm mạc dạ dày co lại, gây co thắt, thiếu m.áu cục bộ và thiếu oxy.

Hút thuốc cũng ảnh hưởng sự hợp thành chất ở tuyến t.iền liệt giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, do đó làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc. Rượu cũng trực tiếp ảnh hưởng đến đến hàng rào niêm mạc dạ dày, gây sung huyết niêm mạc dạ dày, phù nề, thậm chí là xuất huyết.

9. Cà phê, trà đặc

Cà phê chứa chủ yếu là caffeine, trà chứa polyphenol, caffeine và axit tannic. Cà phê và trà đặc đều là những chất kích thích trung tâm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày thông qua phản xạ thần kinh, dẫn đến niêm mạc dạ dày bị sung huyết, phù nề, tăng tiết axit dạ dày, tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày, gây viêm, loét dạ dày. Uống một lượng lớn trà sau bữa ăn cũng sẽ làm loãng dịch dạ dày, không có lợi cho tiêu hóa, và làm tăng áp lực dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

10. Sử dụng thuốc bừa bãi

Hiện nay, tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh rất phổ biến, cảm lạnh, ho, viêm họng, tiêu chảy… cũng dùng kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh không chỉ gây kháng thuốc mà còn gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… thậm chí là bệnh tật.

Hà Vũ (Dịch theo QQ)

Theo vietnamnet

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến giấc ngủ

Có những thói quen xấu trong chế độ ăn uống vô tình dẫn đến chứng mất ngủ.

Nếu bị mất ngủ nhưng chưa tìm được nguyên nhân thì nên xem lại những thói quen ăn uống, sinh hoạt và đôi khi chỉ cần thay đổi thói quen này bạn có thể khắc phục được.

Ăn huống hợp lý giúp bạn có giấc ngủ ngon – Ảnh: Internet

Dùng bữa tối quá sớm hoặc quá muộn

Ăn quá sớm hay quá muộn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong trường hợp đầu tiên bạn có thể đói bụng khi đi ngủ, còn trường hợp sau thì việc tiêu hóa đã ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu bạn ăn quá sớm nên bổ sung thêm bát bột ngũ cốc với sữa và cơ thể cần ít nhất 2 giờ để tiêu hóa hết thức ăn.

Uống nhiều thức uống có cồn hay cà phê

Thức uống có cồn giúp bạn chìm vào giấc ngủ rất nhanh nhưng đôi khi gây mất nước và có thể gây rối loạn vài giai đoạn của giấc ngủ khiến bạn lại tỉnh giấc.

Lưu ý không nên uống cà phê vào buổi tối. Theo trang web Reader’s Digest-Mỹ. thì uống cốc cà phê vào buổi chiều giúp tập trung tư tưởng làm việc nhưng đôi khi làm bạn tỉnh táo vào ban đêm, không nên uống quá 3-4 cốc cà phê mỗi ngày.

Lượng thức ăn quá nhiều

Vào buổi tối ăn quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể vì hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn so với khi chúng ta đứng hay ngồi. Tuy vậy nếu ăn quá ít cũng không nên vì khi đi ngủ với cảm giác đói khiến bạn lo âu và đau dạ dày… Nên có chế độ ăn uống hợp lý để có thể chìm vào giấc ngủ ngon.

Dùng nhiều chất béo, đường

Nếu bạn thích ăn cay thì nên dành cho buổi ăn trưa. Tiêu hóa các chất này gây cảm giác nóng rát dạ dày hay trào ngược và gây cảm giác khó chịu về đêm. Những thực phẩm nhiều chất đường, béo cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngược lại thực phẩm giàu chất xơ và vài loại trái cây như chuối, kiwi giúp có được giấc ngủ ngon.

Nếu bạn tìm được sự cân bằng giữa thời gian, số lượng cũng như chất lượng thực phẩm sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Chế độ dinh dưỡng để có giấc ngủ sâu?

Ăn nhiều chất xơ và ít đường

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ và chất béo bão hoà (những chất béo tìm thấy ở thực vật) làm giảm độ sâu của giấc ngủ, cụ thể là làm giảm đáng kể thời gian diễn ra giai đoạn ngủ sâu trong suốt các chu kỳ giấc ngủ của bạn. Chất xơ được tìm thấy nhiều trong nấm hương khô, củ sắn dây, mộc nhĩ, khoai tây, củ cải trắng, lá mơ lông, hạt đậu hà lan, rau câu tươi.

Hạn chế thức ăn chiên xào

Hãy hạn chế các món chiên xào hoặc có nhiều chất béo, thức ăn cay, hạn chế sử dụng rượu bia và các loại thức uống có gas đặc biệt vào thời gian trước khi ngủ. Điều ngày không những giúp bạn có giấc ngủ ngon mà còn giảm đáng kể mỡ m.áu, có lá gan khoẻ mạnh và thân hình đẹp.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Vào bữa tối, nên bổ sung thêm các loại trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung vitamin nhóm B như Bi, B2… Ngoài ra, bổ sung protein gốc thực vật thay vì protein gốc động vật, ăn cá và tránh xa các loại thịt đỏ. Một số thực phẩm giúp ngủ ngon như cá, hạt sen, đậu hà lan, đậu đũa, trứng cá, hoa chuối, hạt lạc (lưu ý ko nên ăn quá nhiều lạc để tránh dư thừa chất béo).

Thiên Kim

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *