Tôi nghe nói nhiều người thuộc dạng dễ bị choáng khi đứng dậy nhanh thường tim rất yếu, về già sẽ càng nặng hơn, giảm t.uổi thọ. Tôi cũng bị và cảm thấy triệu chứng đang nặng hơn…
Ảnh minh họa
Bạn đọc Trần Thị Mộng C. (nữ, 52 t.uổi, huyện Củ Chi, TP HCM), hỏi: Chào bác sĩ, từ lúc nhỏ tôi đã gặp tình trạng dễ choáng váng mỗi khi đứng dậy nhanh, nhưng hầu hết là ít khi bị, 1-2 tháng mới gặp một lần. Tuy nhiên trong vòng nửa năm trở lại, tôi nhận thấy mình dễ bị hơn, bao gồm tần suất dày hơn, 1-2 ngày bị một lần, bị ngay cả khi thay đổi tư thế không nhiều, ví dụ như sáng đang nằm mà ngồi dậy hơi nhanh. Tôi có nghe nói đó là do huyết áp không ổn định, có đúng không? Việc tôi đột ngột bị triệu chứng này thường xuyên hơn, nặng hơn (có 1 lần tôi đã ngã và ngất đi trong thoáng chốc) có phải là dấu hiệu của bệnh gì đó đang nặng thêm không? Tôi nghe nói triệu chứng này liên quan đến việc yếu tim, khiến t.uổi thọ bị giảm, gây đột quỵ hay nhồi m.áu cơ tim, có đúng không?
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:
Chào chị, các triệu chứng như chị mô tả: choáng váng khi thay đổi tư thế nhanh từ nằm sang ngồi, hoặc từ ngồi đứng dậy, thậm chí có ngất thoáng qua; đó là các triệu chứng biểu hiện tình trạng hạ huyết áp tư thế.
Khi thay đổi tư thế nhanh từ nằm sang ngồi, hoặc từ ngồi đứng dậy, do trọng lực m.áu sẽ được giữ lại ở hệ tĩnh mạch phần thấp của cơ thể, làm giảm lượng m.áu hồi lưu về tim, giảm cung lượng tim, giảm huyết áp thoáng qua. Ở người bình thường, hệ thần kinh giao cảm sẽ tăng cường hoạt động phản ứng làm tăng nhịp tim, tăng trương lực mạch m.áu, làm tăng huyết áp trở lại.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hạ huyết áp tư thế ngày một tăng lên mà chị gặp phải: do thuốc (ví dụ thuốc điều trị tăng huyết áp), do các bệnh lý tim mạch, bệnh lý thần kinh, bệnh lý nội tiết… Trong đó, có khả năng là tình trạng thiểu năng tuần hoàn não do xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch lại là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh động mạch vành (có thể gây nhồi m.áu cơ tim), bệnh lý mạch m.áu não (gây đột quỵ do nhồi m.áu hay xuất huyết não) mà chị nghe nói và đang lo lắng.
Việc tình trạng ngày một thường gặp hơn, nặng hơn, đã có biểu hiện ngất thoáng qua cho thấy chị nên đến bệnh viện để khám và tầm soát các bệnh lý ngay, đặc biệt là bệnh tim mạch, để có hướng điều trị thích hợp. Việc choáng, thường xuyên, ngất thoáng qua mà không trị còn làm tăng nguy cơ té ngã, nguy hiểm cho lứa t.uổi chị. Bên cạnh điều trị nguyên nhân, chị nên điều chỉnh sinh hoạt, tránh thay đổi tư thế nhanh đột ngột, ăn uống đầy đủ chất, đủ nước, tập thể dục vận động thường xuyên…
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong
Đột quỵ do xuất huyết não khác gì đột quỵ “kiểu thường gặp”?
Tôi nghe nói có một dạng đột quỵ ít gặp gọi là đột quỵ xuất huyết não, hơi khác với kiểu thông thường và không nên hô hấp nhân tạo hay di chuyển nạn nhân, không biết đúng không?
Ảnh minh họa
Bạn đọc Nguyễn Thị Lệ D. (nữ, 57 t.uổi, quận Gò Vấp, TP HCM), hỏi: Tôi nghe nói có một dạng đột quỵ là “xuất huyết não” khác biệt so với đột quỵ theo cách phổ biến là nhồi m.áu não, và trong dạng này nếu lỡ di chuyển bệnh nhân hay hô hấp nhân tạo thì không tốt mà lại còn nguy hiểm. Có thực vậy không? Biểu hiện giữa 2 dạng đột quỵ này có gì khác nhau không và nên sơ cứu như thế nào đối với người đột quỵ dạng xuất huyết não? Tôi và chồng đều cao t.uổi (57 và 65) nên rất lo…
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:
Đột quỵ đúng là có 2 dạng là nhồi m.áu não và xuất huyết não, trong đó nhồi m.áu não phổ biến hơn. Nhồi m.áu não là tình trạng một phần nhu mô não bị tổn thương do mạch m.áu nuôi bị thuyên tắc gây ra bởi mảng xơ vữa bong ra hoặc do huyết khối. Xuất huyết não là tình trạng một phần nhu mô não bị tổn thương do mạch m.áu nuôi bị vỡ, xuất huyết, tạo khối m.áu tụ chèn ép.
Biểu hiện lâm sàng của cả 2 dạng này giống nhau. Tùy thuộc vào phần nhu mô não bị tổn thương nhỏ hay lớn, khối m.áu tụ nhỏ hay lớn, sẽ biểu hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng: yếu nửa người, nói đớ, nuốt khó, méo mặt…, nặng hơn có thể hôn mê, suy hô hấp tuần hoàn, t.ử v.ong.
Đối với người thân và bản thân bệnh nhân, việc tự phân biệt nhồi m.áu não hay xuất huyết não khi xảy ra sự cố là không thể và không phải điều cần làm. Điều cần làm là khi có các triệu chứng tôi đã liệt kê bên trên, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Nếu có biểu hiện hôn mê, suy hô hấp – tuần hoàn (ngưng tim, ngưng thở), thì người đột quỵ do nhồi m.áu não hay xuất huyết não đều cần được hồi sức tim phổi ngay: ép tim ngoài lòng ngực (ấn tim), hô hấp nhân tạo (thổi ngạt) trên đường đến bệnh viện hoặc trong khi chờ xe cấp cứu tới.
Khi vào viện, bác sĩ sẽ dùng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để phân biệt 2 dạng đột quỵ (CT scan sọ não hoặc MRI sọ não)
Đối với nhồi m.áu não, bệnh nhân sẽ được tái thông mạch m.áu não bằng thuốc tiêu huyết khối hoặc can thiệp mạnh m.áu não (hút thuyết khối, đặt stent). Đối với xuất huyết não, bệnh nhân sẽ được can thiệp mạch m.áu não hoặc phẫu thuật sọ não lấy khối xuất huyết, cầm m.áu.
T.uổi cao, tăng huyết áp là các yếu tố nguy cơ dễ gây đột quỵ. Do đó, anh chị nên khám sức khỏe định kỳ, điều trị kiểm soát huyết áp, chế độ ăn giảm béo, giảm mặn, tập thể dục điều độ vừa sức.
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong