Đậu cô ve là thực phẩm quen thuộc, dễ dàng chế biến thành nhiều món ngon. Đặc biệt, ăn đậu cô ve mỗi ngày còn tốt cho sức khỏe.
Thường xuyên ăn đậu cô ve, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời
Từ lâu, đậu cô ve đã là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày với các món: Luộc, kho, xào,… vô cùng hấp dẫn. Không chỉ giúp bữa ăn gia đình thêm ngon miệng, đậu cô ve còn chứa nhiều dưỡng chất tuyệt vời, rất tốt cho sức khỏe.
Theo Tạp chí Boldsky, trong 100g đậu cô ve có chứa 90,32g nước, 31kcal, 1,83g protein, 3,26g canxi, 12,2mg vitamin C, 33 mcg folate… và nhiều chất chống oxy hóa tuyệt vời (thiamine, riboflavin, niacin,…). Thường xuyên ăn đậu cô ve, bạn sẽ nhận được những lợi ích này:
Ngăn ngừa dị tật thai nhi
Đậu cô ve chứa dồi dào nguồn folate – khoáng chất có đặc tính hỗ trợ phân chia tế bào và tổng hợp DNA. Phụ nữ mang thai nên bổ sung đậu cô ve vào chế độ ăn uống hàng ngày để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở em bé. Ngoài ra, theo nghiên cứu của trường Y Harvard, đậu cô ve còn chứa nhiều chất sắt, giúp thúc đẩy khả năng sinh sản.
Phụ nữ mang thai nên bổ sung đậu cô ve vào chế độ ăn uống hàng ngày để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở em bé.
Không những vậy, nguồn folate trong đậu cô ve còn là dưỡng chất tuyệt vời được dùng để ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Tiêu thụ đậu cô ve giúp ngăn chặn quá trình giải phóng homocysteine dư thừa trong cơ thể. Homocysteine dư thừa ngăn m.áu và các chất dinh dưỡng khác đến não và cản trở việc sản xuất các hormone serotonin, dopamine và norepinephrine giúp tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
Đậu cô ve chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm lượng cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, từ đó cải thiện các mảng xơ vữa trong động mạch. Thực phẩm này cũng chứa nhiều flavonoid – chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm, điều chỉnh hoạt động của huyết khối trong tế bào và ngăn ngừa cục m.áu đông trong động mạch.
Thêm đậu cô ve vào bữa ăn hàng ngày là cách giúp bạn ngăn ngừa bệnh tim mạch hữu hiệu. Đặc biệt, bệnh nhân tim mạch nên ăn đậu cô ve thường xuyên để duy trì sức khỏe ổn định.
Nguồn chất xơ trong đậu cô ve còn hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả. Khi đi vào hệ tiêu hóa, nó làm tăng cảm giác no, từ đó ức chế sự thèm ăn, giúp bạn giảm cân an toàn.
Ngăn ngừa ung thư
Đậu cô ve chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh cùng nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và phòng ngừa bệnh ung thư.
Đậu cô ve chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh cùng nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư
Bên cạnh đó, vitamin C dồi dào là thành phần quan trọng giúp đậu cô ve mang lại tác dụng chống lại sự tác động của các tác nhân gây hại cho cơ thể cũng như tế bào. Vitamin C còn hỗ trợ chống lại các gốc tự do gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch, tự miễn và rối loạn viêm nhiễm.
Tốt cho thị lực
Thoái hóa điểm vàng khiến thị lực suy giảm. Để ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng liên quan đến t.uổi tác, hãy thường xuyên dùng đậu cô ve. Nguồn carotenoids sẽ giúp bạn ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Cùng với đó, nguồn chất lutein và zeaxanthin trong đậu cô ve có tác dụng chống oxy hóa, duy trì thị lực tốt.
Lưu ý, đậu cô ve cũng chứa axit phytic, có thể làm cản trở quá trình hấp thu khoáng chất của cơ thể. Do đó, những người bị thiếu khoáng chất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn đậu cô ve.
Theo Boldsky/viettimes
10 loại rau củ chứa độc nếu không được nấu chín kỹ
Chế biến rau củ sai cách có thể gây ngộ độc hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe…
Sữa đậu nành:Do trong đậu nành sống có thành phần độc tố, vì vậy nếu sữa đậu nành không được nấu chín khi sử dụng cũng có thể dẫn đến ngộ độc. Sữa đậu nành phải được nấu chín, đun nóng đến 100 C trong khoảng 10 phút.
Trong đậu cô ve có chứa độc tố Saponin. Nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa gây ngộ độc và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa.
Sắn sống chứa glucosides cyanogenic kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide rất độc. Ăn 150-300gram sắn sống có thể gây ngộ độc và thậm chí t.ử v.ong.
Hạt đậu tằm chứa một số loại enzyme khuyết thiếu, có tác động nhất định đối với cơ thể con người, có thể gây ra hội chứng tán huyết dị ứng sau khi ăn đậu tươi. Các triệu chứng của ngộ độc đậu tằm là thiếu m.áu, vàng da, gan to, nôn mửa, sốt…
Khoai tây nảy mầm có chứa solanine, chất có thể gây ngộ độc, cứng lưỡi, khiến thanh quản tê liệt, gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày và các triệu chứng khác.
Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin – chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da.
Các loại rau mầm có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, salmonella và Listeria. Vì vậy, nếu ăn rau mầm sống sẽ rất dễ bị ngộ độc.
Cà tím có chứa solanine một chất làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Không những vậy, lượng solanine trong cà tím già chưa chín tương đối cao, rất dễ ngộ độc.
Rau chân vịt có chứa rất nhiều axit oxalic, khi ở trong ruột loại axit này sẽ kết hợp với canxi hình thành oxalat canxi gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Trong măng chứa nhiều glucid, khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Theo RD