Không ai có thể phủ nhận được công dụng của trái cây mang lại đối với sức khỏe con người. Mặc dù vậy, đối với 4 loại người sau, cần cẩn thận khi ăn các loại hoa quả bởi chúng có thể gây phản tác dụng.
Bổ sung trái cây hằng ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể. Bởi trái cây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Một chế độ ăn nhiều trái cây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, tiểu đường và nhiều các loại bệnh nguy hiểm khác. Tuy nhiên, tùy từng loại trái cây và tùy vào từng thể trạng mỗi người, trái cây sẽ mang lại tác dụng khác nhau.
Đặc biệt, 4 loại người sau cần cẩn thận khi lựa chọn trái cây để tiêu thụ hằng ngày vì có thể loại trái cây đó không giúp ích được gì cho sức khỏe, thậm chí gây phản tác dụng.
1. Người dễ bị tiêu chảy
Kiểu người này nên chú ý ăn ít các loại quả có hạt bé như: kiwi, thanh long, dâu tằm, hồng, dâu tây, chuối, dưa hấu, nho…
Hạt trái cây của các loại này chủ yếu là chất xơ, không thể được tiêu hóa và hấp thụ. Từ đó, chúng sẽ kích thích nhu động ruột, thúc đẩy sự tiêu hóa, bài tiết nhanh hơn. Ngược lại đối với những người thường xuyên bị táo bón, thiếu chất xơ trong cơ thể, những loại quả này rất thích hợp.
2. Người dư thừa axit dạ dày
Những người này không nên ăn các loại hoa quả có mùi vị chua, chứa nhiều axit. Các loại quả này thúc đẩy sự tiết axit của dạ dày và enzyme tiêu hóa. Điều đó khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Những loại quả nên hạn chế, tránh ăn là: mận, thanh mai (bayberry), sơn tra, chanh… Bên cạnh đó, những người bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày cũng không nên ăn các loại quả trên để tránh gây khó chịu cho dạ dày.
3. Người đang giảm cân
Nếu muốn giảm cân thành công, cần hạn chế ăn các loại quả có chứa lượng calo cao như: dừa, bơ, sầu riêng, xoài, mận, cam… Trong đó thì có 3 loại trái cây có lượng calo cao hơn cả thịt đó là dừa, bơ, sầu riêng.
Hàm lượng chất béo của dừa cao tới 12%, tỉ lệ chất béo bão hòa (không phải loại chất béo tốt) khá cao. Trong bơ, lượng chất béo chiếm 15,3%, nhưng trong đó có đến 70% là chất béo không bão hòa (chất béo “lành mạnh” cho cơ thể).
Không giống như hai loại trái cây trên, lượng calo của sầu riêng chủ yếu có nguồn gốc từ hàm lượng đường cao đến 27%. Ngoài ra, chất béo chiếm khoảng 5%. Nếu muốn giảm cân hiệu quả, chúng ta cần tránh tiêu thụ những “cám dỗ ngọt ngào” kể trên.
4. Bệnh nhân tiểu đường
Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường lầm tưởng rằng việc ăn trái cây sẽ làm tăng đường huyết nên loại bỏ ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Bệnh nhân tiểu đường vẫn cần bổ sung trái cây hằng ngày, nhưng với một số loại quả hàm lượng đường cao thì số lượng nên hạn chế.
Họ nên ăn các loại trái cây có chỉ số đường (GI) thấp như: táo, cam, dâu tây, chanh, mận. Bên cạnh đó, hạn chế ăn các loại hoa quả như: dứa, xoài, dưa hấu, chuối, kiwi… vì chúng có hàm lượng đường cao.
Ăn trái cây như thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?
– Ăn trái cây hàng ngày: Mỗi ngày một người nên tiêu thụ 200 – 400 gram trái cây. Các loại trái cây phổ biến như táo, lê, cam… một người bình thường ăn 1, 2 quả là đủ.
– Ăn trái cây 1 giờ sau bữa ăn: Ăn trái cây trước bữa ăn có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn tiêu thụ ở bữa chính, hạn chế tăng cân. Nhưng nếu dạ dày bạn không tốt, nó có thể gây khó chịu.
– Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn có thể gây dư thừa năng lượng, cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như khoáng chất, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Cho nên, chúng ta nên ăn hoa quả ít nhất 1 giờ sau bữa ăn.
– Không lấy trái cây làm bữa chính: Mặc dù trái cây giàu đường, chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng chúng lại thiếu chất béo, protein, vitamin tan trong chất béo. Những chất đó cũng rất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe, phát triển thể chất của con người.
Nguồn: Sohu, MedicalNewsToday/Helino
Ăn trái cây thời điểm nào là tốt nhất?
Trái cây rất tốt cho sức khỏe. Bạn cần ăn 3-4 phần trái cây mỗi ngày tương đương với khoảng 2-2,5 cốc trái cây. Việc lựa chọn thời điểm ăn cũng rất quan trọng vì nó giúp phát huy được hết những lợi ích của trái cây.
Ăn trái cây thời điểm nào là tốt nhất?
Nên ăn trái cây trước bữa ăn hay sau bữa ăn?
Trong thực tế, ngay sau khi thức ăn vào đến dạ dày, dạ dày thải ra một lượng lớn axit làm giảm độ pH trong dạ dày xuống rất thấp (pH=1-3). Ở môi trường này thì hơn 99,9% vi khuẩn bị t.iêu d.iệt (trừ một số loại vi khuẩn như Helicobacter pylori – nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày là có thể chịu được môi trường axit này). Đây chính là một cơ chế bảo vệ mà con người chúng ta đã có được trong quá trình tiến hóa để tăng cơ hội sống sót, bởi vì thực phẩm luôn là nguồn mang rất nhiều vi khuẩn khác nhau, có thể gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, việc có môi trường axit giúp cho quá trình tiêu hóa các thức ăn thành các chất đơn giản hơn, dễ hấp thu dinh dưỡng trong ruột sau đó.
Có thể thấy rõ ràng rằng hoạt động bình thường trong hệ tiêu hóa không cho phép bất kỳ quá trình lên men nào trong dạ dày do ăn trái cây có thể xảy ra.
Việc ăn trái cây trước hay sau bữa ăn tùy khẩu vị và thói quen của mỗi người. Trái cây cung cấp chất xơ, các vitamin, khoáng chất, các chất chống ôxy hóa tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ các bệnh tiểu đường, tim mạch, mỡ m.áu hay ung thư.
Một số lưu ý nhỏ
Trong một số trường hợp nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa thì nên thay đôi cách ăn trái cây để có được dinh dưỡng chuẩn:
Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn nhạy cảm, đường fructose phô biến có trong các loại trái cây có thể bị khó tiêu hóa. Và nếu nó được ăn cùng hay gần bữa ăn, loại đường này sẽ hút nước vào trong ruột, gây ra trướng bụng. Trong trường hợp này nên ăn trái cây vào các bữa phụ (sáng hay chiều) giữa các bữa ăn chính và không nhất thiết phải ăn trước bữa ăn.
Nếu hệ thống tiêu hóa yếu hoặc có bệnh, các chất xơ có trong trái cây cũng có thể gây ra cảm giác đầy hơi, bạn nên ăn các loại trái cây cách xa bữa ăn.
Nếu bạn thấy cơ thể tốt hơn bằng cách ăn các loại trái cây trước bữa ăn, rất có thể nó đang thông báo hệ thống tiêu hóa của bạn đang mệt mỏi hay có vấn đề và ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng đó.
Ăn trái cây lúc nào là tốt nhất?
Ăn trái cây buổi sáng là tốt nhất
Do trái cây chứa hàm lượng fructose cao, nên tốt nhất là ăn vào buổi sáng sau một giấc ngủ dài ban đêm. Nếu bạn ăn trái cây quá gần với thời gian đi ngủ, hàm lượng đường cao sẽ khiến giấc ngủ bị rối loạn. Trái cây dễ được tiêu hóa và chuyển hóa thành các dưỡng chất qua hệ thống tiêu hóa của cơ thể, vì vậy bạn nên ăn nó trước khi bạn nạp năng lượng như ăn trước bữa sáng hoặc trước bữa trưa.
Sau khi ăn trái cây, chờ khoảng 1-2 giờ để cơ thể tiêu hóa hoàn toàn trước khi ăn các bữa chính. Cách này sẽ giúp bạn có đủ thời gian để không cảm thấy chướng hơi, đầy bụng và dạ dày sẽ được làm sạch để sẵn sàng nhận nguồn thực phẩm tiếp theo.
Không bao giờ ăn trái cây trong bữa ăn
Không nên ăn trái cây cùng với bất cứ thực phẩm nào. Mặc dù ăn sa-lát hoa quả là tốt, tuy nhiên, ăn chúng với quá nhiều thực phẩm khác có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này đúng với cả sinh tố trái cây. Ngoài ra, không pha sữa với sinh tố.
Vì sao ăn trái cây đúng thời điểm giúp cải thiện sức khỏe và tâm trạng?
Bằng cách ăn trái cây buổi sáng bạn sẽ được tăng cường năng lượng và dinh dưỡng nhanh chóng suốt cả ngày. Sự gia tăng năng lượng (và giảm cơn đói) sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn và dễ dàng đưa ra các quyết định đúng đắn.
Ngoài những lợi ích tuyệt vời này, ăn trái cây cũng giúp bạn giảm cân. Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và carbonhydrat lành mạnh giúp cơ thể thoải mái suốt cả ngày.
Cuối cùng, các loại trái cây khác nhau có chứa những dưỡng chất khác nhau như trái bơ chứa nhiều vitamin K, B5, B6 và E trong khi chuối chứa nhiều kali…Bằng việc ăn nhiều loại trái cây, cơ thể sẽ hấp thu đầy đủ dưỡng chất.
Theo thoidai