Ngoài việc khai thác lấy gỗ thì vỏ cây được sử dụng làm thuốc, thu hái vào mùa hạ, thu.
Cây ô dước (ảnh trên) còn có tên gọi là de hương, quế rừng, quế lợn. Ngoài việc khai thác lấy gỗ thì vỏ cây được sử dụng làm thuốc, thu hái vào mùa hạ, thu.
Vỏ ô dước đem phơi khô, có mặt ngoài màu nâu, có chấm nhỏ, chất cứng giòn, dễ bẻ gãy, mặt cắt có màu nâu vàng và mùi thơm nhẹ của quế, vị đắng hơi ngọt và cay, có tính ấm, tác dụng tán phong hàn, làm nóng, giảm đau chữa cảm, sốt, ngực bụng lạnh đau, khó tiêu, phù thũng, nôn mửa. Mỗi ngày dùng từ 10 – 12g dược liệu phơi khô dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc uống.
Chữa bệnh phù thũng trong bệnh viêm thận mãn: Ô dước 20g, đậu đen 20g, hạt sen 12g, ý dĩ 12g, mạch nha 12g, trần bì 8g, gừng nướng 4g, hoài sơn 20g. Ô dước thái mỏng hãm vào nước sôi 10 phút rồi đổ thêm nước và cho các vị khác vào sắc uống, 2 lần trong ngày.
Chữa cảm sốt cao, háo nước, ra nhiều mô hôi: Ô dước 20g, hương nhu 20g, sâm bố chính 20g, đậu ván trắng 20g, quả dành dành 12g, mạch môn10g, ngũ vị tư 6g. Tất cả các vị thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày. Lưu ý, phụ nữ có thai không dùng.
Theo baogiaothong
Đồi Cát bay Mũi Né là thắng cảnh du lịch cấp tỉnh
Với vẻ đẹp tự nhiên, độc đáo, đồi Cát bay, còn gọi là đồi Hồng (Mũi Né, Phan Thiết) đã được tỉnh Bình Thuận xếp hạng thắng cảnh du lịch cấp tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký Quyết định số 2812/QĐ-UBND về việc xếp hạng thắng cảnh đồi Cát bay là di tích cấp tỉnh.
Theo đệ trình của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, đồi Cát bay có vẻ đẹp đặc trưng độc đáo, là sự tổng hòa các yếu tố tự nhiên mang một vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ, với bãi cát trải dài mênh mông ngút mắt có nhiều màu sắc óng ánh và hình dáng tự nhiên thay đổi liên tục.
Tất cả tạo nên một bức tranh kỳ vĩ, thu hút du khách đến thưởng ngoạn.
Đồi cát có diện tích 57,4ha.
Đặc biệt dưới tác động của gió, hình dáng của đồi cát thay đổi theo giờ, theo ngày với những vân cát độc đáo mang đến một diện mạo mới mẻ, khác hẳn với hình dạng trước đó và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công nhận “Đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất”.
Cát có màu hồng nên còn được gọi là Đồi Hồng.
Sự kết hợp hài hòa các yếu tố tự nhiên của nắng, gió và cát tạo cho đồi Cát Bay một vẻ đẹp lung linh huyền ảo nhiều màu sắc; là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho các nhiếp ảnh gia, nghệ nhân… tạo nên nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong và ngoài nước góp phần quảng bá hình ảnh của điểm đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế.
Là điểm đến nổi tiếng tại Mũi Né, Bình Thuận.
Cũng theo Sở Văn hóa, thể thao & du lịch Bình Thuận, đồi Cát Bay được tờ báo điện tử Huffington Post (tờ báo lớn của Mỹ) vinh danh, xếp vào địa chỉ thứ 4 nên đến tham quan trong số 19 địa điểm ở khu vực Đông Nam Á.
Cũng là nơi t.rẻ e.m địa phương vui chơi.
Bên cạnh là thắng cảnh nổi tiếng, đồi Cát Bay còn được biết đến là nơi có hệ thực vật khá phong phú, đa dạng được dùng làm dược liệu, thực phẩm, lấy gỗ… (qua thống kê có 96 loài thuộc 92 chi và 54 họ các loại thực vật chủ yếu thuộc ngành Ngọc lan). Đây là điểm du lịch sinh thái lý tưởng giúp cho du khách khám phá và trải nghiệm về thảm thực vật đặc trưng miền biển.
Năm 2018 – 2019 Bảo tàng Bình Thuận đã phối hợp với các ngành chức năng thành phố Phan Thiết, tổ chức khảo sát thu thập tư liệu, nghiên cứu lập hồ sơ khoa học trình Nhà nước xếp hạng. Khu vực bảo vệ di tích có tổng diện tích 57,4ha, trong đó Khu vực bảo vệ I với diện tích 35,4ha; khu vực bảo vệ II với diện tích 22ha.
Đây là thắng cảnh nổi tiếng và nằm trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Chính phủ phê duyệt.
Thuận Bắc
Theo baovephapluat.vn