Uống cho “sướng mồm”, không phải loạn thần, đây mới là bệnh đáng sợ chờ quý ông

Mỗi ngày “súc miệng” 1 lít rượu, sau 40 năm người đàn ông Hà Nội mang khối “khổng lồ” vòng quanh cổ khiến gương mặt và cả phần thân trên trở nên kỳ dị…

Bệnh nhân H. nhập viện với khối đa u mỡ “quấn” xung quanh cổ tràn xuống cả vùng vai…

Các bác sĩ Khoa Ngoại Đầu cổ, BV Ung Bướu Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối mỡ nặng tới 2 kg cho bệnh nhân có t.iền sử nghiện rượu. Đó là trường hợp bệnh nhân T.H.H., 54 t.uổi (Ba Đình – Hà Nội) đến Bệnh viện này khám do bị khó thở, nuốt nghẹn, đặc biệt, trên cơ thể bệnh nhân nổi những cục u mềm kích thước lớn, tập trung nhiều nhất tại vùng cổ và mặt.

Anh H. cho biết, anh nghiện rượu tính đến nay đã gần 40 năm, trung bình 1 ngày uống khoảng 1 lít. Cách đây 4 năm, khi phát hiện có một vài cục u nhỏ ở cổ, anh từng đi một số cơ sở y tế khám và được biết, tình trạng này là do lạm dụng rượu gây rối loạn chuyển hóa.

Thế nhưng, do đã nghiện, dù biết bệnh nhưng anh vẫn không thể nhịn mồm, ngày nào cũng phải sử dụng thứ đồ uống gây hại này. 2 năm nay, u tăng nhanh cả về số lượng và kích thước, xuất hiện ở rất nhiều vị trí cơ thể như: cổ, vai, gáy, lưng, tay, chân. Đặc biệt, u ngày càng phát triển thành khối “khổng lồ” vòng quanh cổ khiến gương mặt và cả phần thân trên trở nên kỳ dị. Anh H. cũng bị hạn chế cử động rất nhiều do không thể quay được cổ.

Chỉ đến khi anh nuốt không được, thở cũng không xong. Mỗi lần nuốt thì nghẹn ứ nơi cuống họng, thở nhẹ cũng thấy đau… anh H. mới cầu cứu tới các bác sĩ.

Tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, anh H. được chẩn đoán bị đa u mỡ. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, bệnh nhân bị u mỡ lan tỏa toàn bộ vùng cổ, nền cổ, thượng đòn hai bên, chỗ dày nhất bên phải kích thước 12 cm và bên trái 13 cm. U chèn ép lên khí quản, thực quản chính là nguyên nhân gây khó thở, nuốt nghẹn.

Để giải quyết tình trạng này cho bệnh nhân, ekip phẫu thuật khoa Ngoại Đầu cổ, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u mỡ lớn ở cổ. Sau 2 giờ, lượng mỡ có cân nặng lên tới 2 kg đã được lấy ra, khí quản, thực quản được thông thoáng.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên mắc đa u mỡ có t.iền sử nghiện rượu. Được biết, tại Khoa Phẫu thuật tạo hình của Bệnh viện Việt Đức hay BV Xanh Pôn hay các bệnh viện chuyên khoa ung bướu cũng gặp rất nhiều các bệnh nhân nghiện rượu có các khối u mỡ lan tràn khắp người.

Trước đó, vào năm 2018, Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt cũng từng phẫu thuật cho bệnh nhân H.Đ.P (49 t.uổi ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) có khối u mỡ tới 2,5 kg…

Anh này cũng uống rượu bia thường xuyên mỗi ngày. Hai năm trước khi nhập viện, bụng anh P. to lên bất thường nhưng anh vẫn nghĩ mình béo bụng… Đến khi đi lại khó khăn, người mọc nhiều cục anh mới đi khám.

Sau khi thăm khám, các bác sỹ cho biết anh bị u mỡ, khối u này lan tỏa toàn bộ vùng bụng dưới rốn, khối to nhất có kích thước 15 x 20cm. Anh đã được bác sỹ phẫu thuật lấy u ngay sau đó.

Theo BS Đoàn Duy Hùng, Khoa ngoại (Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt) tình trạng những người mang u mỡ từ vài ký đến cả chục ký không phải là hiếm. U mỡ thường to dần theo t.uổi tác, hay gặp ở người nghiện rượu.

Có những người chỉ có một cục u mỡ nhưng có những người xuất hiện nhiều u (u mỡ đa) phát triển ở nhiều vị trí trên khắp cơ thể, thường tìm thấy ở tổ chức dưới da hơn tổ chức nội tạng, nhưng hay gặp nhất ở cổ, vai, ngực, bụng, cánh tay, đùi.

Nhiều trường hợp làm biến dạng cả khuôn mặt, cơ thể vì nổi u như những quả bóng nhỏ ở đầu mặt, cổ… Điều đáng nói do bệnh phát triển chậm, thường không đau nên người bệnh chủ quan, chỉ khi khối u lớn gây ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc chèn ép các cơ quan khác người ta mới đi điều trị.

Theo các chuyên gia phẫu thuật tạo hình, bản chất của u mỡ là sự rối loạn phân bổ mỡ trên cơ thể tập trung quá mức tại một vùng cơ thể. Nguyên nhân phát triển u mỡ có rất nhiều, thường do rối loạn chuyển hóa mỡ và tác nhân khiến u mỡ phát triển nhanh là uống rượu, tiểu đường.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các tổ chức mỡ thường nằm ngay dưới da nên u mỡ thường ít gây nguy hiểm, chủ yếu gây xấu về mặt thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. U mỡ bên ngoài có thể nhìn thấy và điều trị được nhưng các u mỡ bên trong đôi khi rất nguy hiểm cho cơ thể. Các khối u có thể gây đau đớn nếu chúng đè lên dây thần kinh hoặc nếu chúng có nhiều mạch m.áu bên trong.

Đặc biệt, có những trường hợp u mỡ phát triển trong các nội tạng như gan, thận, tim, ổ bụng… sẽ dẫn tới tình trạng làm rối loạn chức năng của nhiều cơ quan. Đã có trường hợp u trong trung thất gây khó thở, khó nuốt, thậm chí suy hô hấp…; ở ruột non gây tắc ruột, lồng ruột, b.ị h.oại t.ử trong ổ bụng gây viêm phúc mạc nặng… Trong trường hợp u quá to chèn ép các cơ quan trong ổ bụng có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Đặc biệt, bệnh rất khó kiểm soát, nếu không duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, bệnh dễ tái phát và nghiêm trọng hơn.

Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần có chế độ ăn uống điều độ, cân đối, không lạm dụng chất kích thích đặc biệt là rượu bia kết hợp với chế độ tập luyện thể thao điều độ.

Theo infonet

Ngại điều trị, người phụ nữ “ôm” khối u to gấp 10 lần bình thường

Bệnh nhân này đã được phát hiện có u buồng trứng kích thước khoảng 3 cm vào tháng 3-2019 nhưng không điều trị ngay. Thời gian này, do thấy xuất hiện các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa nên chị T. đã đi điều trị tại một bệnh viện đa khoa trên địa bàn Hà Nội.

Khi đi khám, bác sỹ phát hiện có khối u ở buồng trứng, kích thước 3cm nhưng chị N.B.T. ở Hà Nội đã chần chừ, không điều trị. Chỉ đến lúc bụng to nhanh, nôn sau ăn chị T. mới đến bệnh viện chuyên khoa ung bướu khám thì khối u đã phát triển với kích thước gấp gần 7 lần ban đầu (20cm) và gấp 10 lần tiêu chuẩn.

Mới đây, các bác sỹ BV Ung bướu Hà Nội đã tiếp nhận bệnh nhân N.B.T. 46 t.uổi, ở Phú Xuyên, Hà Nội trong tình trạng bụng to nhanh, khó chịu, thường xuyên bị buồn nôn và nôn sau khi ăn.

Theo kết quả chụp cắt lớp và cộng hưởng từ, bệnh nhân có u buồng trứng 2 bên, đặc biệt, u buồng trứng phải kích thước lên tới hơn 20 cm (to gấp 10 lần kích thước buồng trứng bình thường). Ngoài ra, vị trí hang-môn vị có hình ảnh thành dày không đều, chỗ dày nhất khoảng 1,4 cm trên đoạn dài 5 cm gây ứ đọng dịch thức ăn trong dạ dày.

Khối u khủng được lấy ra từ 2 buồng trứng của bệnh nhân nặng tới 3kg (ảnh BVCC)

Bệnh nhân được chẩn đoán u Kruckenberg do ung thư dạ dày di căn buồng trứng, một hội chứng có tỉ lệ mắc không cao đối với ung thư đường tiêu hóa ở nữ giới. Nếu không phẫu thuật, u to chèn ép bàng quang, đại trực tràng khiến bệnh nhân đại tiểu tiện khó khăn, thể trạng suy kiệt do hẹp môn vị, ăn vào không tiêu hóa được. Vì vậy, phẫu thuật là chỉ định bắt buộc để chẩn đoán chính xác bệnh, giải quyết triệu chứng lâm sàng và đưa ra hướng điều trị cho bệnh nhân.

Ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ, ekip phẫu thuật phối hợp giữa khoa Ngoại Vú-Phụ khoa và Ngoại Tổng hợp đã cắt bỏ u 2 buồng trứng có trọng lượng lên tới 3kg. Do u dạ dày lớn, xâm lấn các tạng xung quanh, không có khả năng cắt nên các bác sĩ đã tiến hành nối vị tràng giúp thiết lập lại lưu thông tiêu hóa cho bệnh nhân.

Sau mổ, bệnh nhân hồi phục nhanh, có thể ăn uống được bình thường, thể trạng tốt. Khối u được tiến hành giải phẫu để xác định chính xác bệnh và đưa ra phác đồ tối ưu.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện những bất thường ở bụng và đường tiêu hóa như: Bụng to nhanh, đau tức bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân đen, người bệnh nên đi khám chuyên khoa ung bướu tại các cơ sở uy tín để được phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị đúng hướng.

T. An

Theo PLXH

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *