Cuộc sống ngày một đủ đầy, thời gian vận động, vui chơi của mỗi người trở nên ít đi đó cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân.
Tỷ lệ người béo phì ở Việt Nam tăng nhanh
Trong 5 năm tính từ 2010, tỷ lệ người béo phì ở Việt Nam tăng 38%, chiếm 3,6% dân số. Số người béo phì ở nước ta tăng nhanh nhất Đông Nam Á.
Tỷ lệ người béo phì đang gia tăng nhanh chóng ở Đông Nam Á, gây áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và chính phủ. Theo Fitch Solutions Macro Research, từ năm 2010 đến năm 2014, Việt Nam có tỷ lệ người béo phì (chỉ số khối cơ thể trên 25) tăng nhanh nhất khu vực với 38%. Xếp sau là Indonesia với mức tăng 33%.
Nếu tính trên tổng dân số, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam vẫn ở mức thấp là 3,6%, kém xa Malaysia với 13,3% và Indonesia 5,7%.
Còn theo kết quả điều tra thừa cân – béo phì và một số yếu tố liên quan ở người Việt Nam từ 25- 64 t.uổi do Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố; theo đó, kết quả điều tra dinh dưỡng trên 17,213 đối tượng t.uổi từ 25 đến 64 tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy: Tỷ lệ thừa cân/béo phì (BMI> 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ t.iền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%.
Tỷ lệ thừa cân/ béo phì đang gia tăng theo t.uổi, cao hơn ở nữ giới cao hơn so với nam giới, cao hơn ở thành thị so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%). Tỷ lệ béo bụng (tỷ số vòng bụng/ vòng mông cao) là 39,75% và tăng theo t.uổi trên cả nam và nữ. Mặt khác, có 20,9% đối tượng bị suy dinh dưỡng. Một số yếu tố liên quan đối với thừa cân/ béo phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen ăn ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu, bia và ít vận động. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa (HCCH) là 13,1% tăng theo t.uổi. Yếu tố liên quan đến HCCH ở cả khu vực nội và ngoại thành là hút t.huốc l.á, lạm dụng rượu, bia, ít vận động, phần trăm mỡ cơ thể cao và tiêu thụ nhiều thịt, dầu, mỡ.
Anh Phạm Quang Vinh, nhân viên môi giới bất động sản chia sẻ: “Ngày mới ra trường tôi chỉ khoảng 50kg, thế nhưng hơn 1 năm đi làm cân nặng của tôi lên đến 75kg và giờ gần 80kg. Nhiều khi cũng buồn và cảm giác thấy sức khỏe của mình không tốt như hồi gầy. Mới 27 t.uổi, chưa vợ con mà nhìn đã tã lắm rồi, chạy bộ hay leo cầu thang cũng thở dốc.
Vừa rồi kiểm tra sức khỏe thì m.áu, gan nhiễm mỡ nghĩ mà phát chán. Chục năm nữa chắc tôi cả đống bệnh. Giờ đây theo chỉ định của bác sĩ, hằng ngày tôi phải tập thể dục ít nhất 30 phút hoặc đi bộ hàng kilomet”.
Cũng trong tình trạng tương tự, anh Trần Văn Chiến (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Cái “bụng bia” này mới có thôi. Một phần do công việc của tôi đặc thù hay ăn nhậu với khách, phần còn lại chắc do ít vận động, cả ngày ngồi văn phòng”.
Ảnh minh họa
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật
Theo các chuyên gia y tế, người có vòng bụng càng to càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Thống kê của các tổ chức y tế cho thấy, bệnh lý béo phì đang có chiều hướng gia tăng khắp nơi trên thế giới, nhất là ở phương Tây và các nước đang phát triển. Ước tính đến năm 2025, thế giới có khoảng 18% nam giới và 21% nữ giới béo phì.
Tùy theo mức độ và thời gian tăng cân, béo phì có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố thúc đẩy của nhiều bệnh đồng mắc như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu, bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan, giảm chức năng hô hấp, giảm khả năng sinh sản, rối loạn tâm lý và nguy cơ ung thư,… Sự tích mỡ ở bụng và dưới da quanh bụng khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch chuyển hóa.
Nguyên nhân được cho là trực tiếp gây bệnh béo phì như yếu tố môi trường, lối sống, ít hoạt động thể lực và thói quen ăn uống ít chất xơ, nhiều chất béo bão hòa… Ngoài ra, các yếu tố bệnh lý, tâm lý, di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây nên béo phì.
Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố tiêu chuẩn giới hạn BMI dành cho người châu Á, có cân nặng hợp lý, thể trạng khỏe mạnh trong khoảng từ 18,5 – 22,9 kg/m2. Chỉ số BMI được xem là thừa cân cần phải can thiệp khi 23,0 kg/m2 và béo phì khi BMI 25,0 kg/m2. Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu và đái tháo đường tuýp 2, cùng với nhiều bệnh lý khác như bệnh gan nhiễm mỡ, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở khi ngủ và viêm khớp.
Người bệnh béo phì muốn cải thiện tình trạng phải bắt đầu từ việc thay đổi lối sống, thực hiện hành vi ăn uống hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực.
Chế độ ăn của người béo phì
Chế độ ăn phải tuân theo nguyên tắc giảm năng lượng nhưng không dưới 800 kcal/ngày; phân bố bữa ăn thích hợp, không nên ăn vào buổi tối, hạn chế thịt mỡ, chất béo bão hòa, glucid hấp thu nhanh (các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga), muối 6g/ngày. Mọi người cần uống đủ nước, từ 1,5 – 2 lít/ngày.
Để vẫn đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể, nên lựa chọn các thực phẩm giàu protein ít lipid như: Thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, pho mai gầy, trứng, đậu đỗ. Chọn thịt cá nạc, nên ăn cá nhiều hơn thịt. Ưu tiên ăn các món luộc, hấp, nướng ít dầu mỡ. Nên uống sữa dành cho người thừa cân béo phì hoặc sữa tách béo không đường, sữa giàu canxi, sữa chua ít hoặc không đường… Mỗi ngày từ 1-2 ly.
Sử dụng những glucid có nhiều chất xơ như: Bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ. Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, không bỏ bữa, không để quá đói (vì sẽ ăn nhiều vào các bữa sau). Buổi tối không ăn sau 20h.
Ăn rau xanh và quả chín 500g/ngày, nên chế biến ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, rau trộn salad. Tăng cường ăn rau, củ, trái cây ít ngọt như củ sắn, táo, dưa hấu, mận, ổi, thanh long… Nên ăn ít tinh bột. Nếu cảm thấy đói, bạn có thể ăn nhóm này bù vào hoặc các loại thực phẩm ít năng lượng nhưng giúp bạn no như cuốn bánh tráng với cá hấp nhiều rau, gỏi cuốn, bò bía…
Cung cấp đủ vitamin và muối khoáng: Những khẩu phần ăn dưới 1.200Kcal thường thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, sắt, vitamin E… Nên uống thêm viên đa vitamin và khoáng chất hàng ngày. Uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Hạn chế ăn muôi, chỉ dưới 6g/ngày, nếu có tăng huyết áp thì chỉ 2-4g/ngày. Những thực phẩm nhiều chất béo cần tránh ăn.
Phương pháp thay thế bữa ăn bằng uống: Khác với chế độ ăn rất thấp năng lượng là chỉ có 1 hoặc 2 bữa ăn được thay thế bằng dạng uống chứ không phải là toàn bộ khẩu phần ăn.
Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn hợp lý, bạn cũng nên duy trì việc luyện tập thể thao ít nhất 30phút/ngày với các loại hình như đi bộ, bơi, thể dục nhịp điệu, đạp xe… Với 1kg chất béo của cơ thể cung cấp đủ năng lượng cho đi bộ hoặc đi bộ nhanh 100km. Nếu bạn đi bộ được 2,5km (tức là mất 20 – 30p đi bộ) 1 ngày và thực hiện đều đặn như vậy trong 5 ngày/tuần thì bạn sẽ giảm được khoảng 6,5kg chất béo trong vòng 1 năm với điều kiện không ăn thừa năng lượng.
Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ ngủ đủ từ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Nên ngủ sớm, hạn chế thức khuya. Ngoài ra, bạn cần theo dõi cân nặng hàng tuần và khám sức khỏe định kỳ mỗi 3 – 6 tháng.
Anh Tuấn
Theo infonet
Ăn giảm muối, giảm đường để phòng bệnh không lây nhiễm
Mức tiêu thụ bình quân lượng muối và đường ở Việt Nam trong những năm gần đây cao gấp hai lần so với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đây là số liệu được Viện Dinh dưỡng quốc gia nghiên cứu trong những năm gần đây.
Với mức tiêu thụ này chính là căn nguyên gia tăng các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường.
Một thìa 5g muối chứa khoảng 2.000mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới một t.uổi, lượng muối được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo dưới 1,5g và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3g muối.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%. Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, cùng với mì chính và muối tinh.
Hãy giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để phòng chống bệnh không lây nhiễm
Nếu ăn quá 5g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp. Thế nhưng trong thực tế thì mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam là 9,4g/ngày, trong khi Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chỉ nên sử dụng 5g/ngày.
Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Nó cũng là yếu tố nguy cơ rất quan trọng đối với tăng huyết áp và đái tháo đường.
Theo thống kê của Viện Tim mạch quốc gia, cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp t.ử v.ong thì có một trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch m.áu não.
Đồ uống có đường là nguồn đường chính trong khẩu phần ăn
Tỷ lệ người bị tăng huyết áp chưa được chẩn đoán là gần 57%, đái tháo dường 70%, hơn 86% người bị tăng huyết áp chưa được quản lý bệnh.
Cùng với sử dụng quá nhiều muối, Tổ chức Y tế thế giới cũng cảnh báo, người Việt Nam sử dụng quá nhiều đường. Cụ thể, mức tiêu thụ đường trung bình của người Việt Nam là 46,5g/ngày, trong khi mức khuyến cáo của WHO là 25g/ngày. Việc sử dụng nhiều đường khiến cho tỷ lệ béo phì ở Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á. Dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như thừa cân – béo phì, tăng huyết áp, loãng xương.
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân – béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Tỷ lệ t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi bị béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% (năm 2000) lên 5,3% kể từ sau năm 2015. Cả nước đang có trên 3,5 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường.
Để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần chú ý giảm lượng muối và đường ăn vào hàng ngày. Đồng thời thường xuyên đo huyết áp và đ.ánh gía nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Hạn chế sử dụng đồ uống có đường vì đồ uống có đường là nguồn đường chính trong khẩu phần ăn và việc tiêu thụ. Giảm đường trong việc chế biến đồ ăn, thức uống.
Ăn nhiều rau xanh, luyện tập thể dục, thể thao, tăng cường đi bộ để giữ gìn sức khỏe, phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
Theo CAND