Ngày 21/11, trao đổi với PV báo ĐS&PL, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, đơn vị vừa tiến hành phẫu thuật trường hợp rò niệu đạo bẩm sinh rất hiếm gặp cho bệnh nhi 5 t.uổi, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo y văn thế giới, mới ghi nhận 36 ca bệnh này nên hầu hết không thể phát hiện ra bệnh, nếu người nhà không cho bé đi khám bệnh tại các bệnh viện có chuyên môn giỏi về Ngoại-Niệu.
Ca rò niệu đạo hiếm gặp
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bệnh nhi Nguyễn Văn Hải (5 t.uổi, ngụ Bà Rịa – Vũng Tàu) nhập viện vì tiểu ở bụng d.ương v.ật sau khi sinh. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé bị rò niệu đạo trước bẩm sinh đơn thuần. Ngay lập tức, ê-kíp phẫu thuật bao gồm TS Phạm Ngọc Thạch và BSCKI Nguyễn Đình Thái, khoa Niệu, bệnh viện Nhi đồng 2, tiến hành phẫu thuật vá rò theo phương pháp Snodgrass có sử dụng mô xung quanh để che phủ niệu đạo. Sau mổ, tình trạng bé ổn định.
Trước đó bệnh nhi Hải nhập viện trong tình trạng tiểu ở bụng d.ương v.ật từ sau khi sinh. Người nhà khai báo bệnh sử, Hải là con thứ 2, sanh thường, đủ tháng, không có t.iền căn về bệnh ngoại khoa. Về gia đình không có ghi nhận bất thường. Thời gian gần đây, bé có dấu hiệu khó tiểu nên người nhà đưa đi khám.
Hình ảnh về ca rò niệu đạo bẩm sinh hiếm gặp. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ ghi nhận bé có lỗ rò ở mặt bụng d.ương v.ật kích thước 0,3×0.6cm, da quy đầu bình thường, d.ương v.ật không bị cong, lỗ sáo bình thường ở đỉnh đầu, đặt thông tiểu vào lỗ sáo ống thông di ngang qua lỗ rò và niệu đạo đoạn gần vào bàng quang. Các cơ quan khác không ghi nhận bất thường. Bé được chẩn đoán rò niệu đạo trước bẩm sinh đơn thuần.
“Chúng tôi tiến hành phẫu thuật vá rò theo phương pháp Snodgrass có sử dụng mô xung quanh để che phủ niệu đạo. Hiện sau mổ tình trạng bé ổn định, vết mổ sạch.
Rò niệu đạo bẩm sinh thường gặp đi kèm trong dị dạng h.ậu m.ôn trực tràng hay dị dạng của ổ nhớp, đa số các trường hợp là sự thông thường giữa niệu đạo sau và trực tràng. Rò niệu đạo trước hay niệu đạo d.ương v.ật bẩm sinh là một dị tật cực kỳ hiếm gặp, nó có thể có hoặc không đi kèm với dị dạng h.ậu m.ôn trực tràng, cong d.ương v.ật hoặc lỗ tiểu thấp.
Vị trí lỗ rò có thể ở bất kỳ nơi nào trên bụng d.ương v.ật từ khấc quy đầu đến gốc d.ương v.ật”, bác sĩ Nguyễn Hiền, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết thêm.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cho biết: “Qua y văn, có khoảng 36 trường hợp rò niệu đạo trước bẩm sinh được báo cáo, chúng tôi nhận thấy rằng có thể phân chia rò niệu đạo trước bẩm sinh thành 2 loại.
Loại 1 là rò niệu đạo trước bẩm sinh đơn thuần không kèm theo một bất thường nào khác ở da quy đầu, d.ương v.ật, như cong d.ương v.ật, lỗ tiểu thấp và có niệu đạo đoạn xa bình thường.
Loại 2 là rò niệu đạo trước bẩm sinh có kèm theo những bất thường khác như lỗ tiểu thấp, cong d.ương v.ật, hay khiếm khuyết vật xốp ở niệu đạo xa. Trong 36 trường hợp đã được báo cáo chúng tôi nhận thấy có khoảng 1/3 trường hợp là loại 2″.
Dấu hiệu nhận biết
Cũng theo các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 2, niệu đạo được hình thành từ cực đuôi của xoang niệu đạo. Niệu đạo d.ương v.ật bình thường phát triển qua 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là 9 tuần lễ đầu thai kỳ. Giai đoạn thứ 2 là từ 9-12 tuần của thai kỳ.
Đại diện bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, rò niệu đạo bẩm sinh là một dị tật hiếm gặp có thể chia thành 2 dạng dựa theo những bất thường khác của d.ương v.ật kèm theo. Về phôi thai học vẫn chưa rõ ràng có nhiều giả thuyết khác nhau giải thích cho dị tật này.
Về điều trị có nhiều phương pháp phẫu thuật tùy theo từng trường hợp cụ thể và để có một kết quả tốt trong điều trị thì việc chẩn đoán cần được xác định rõ ràng trước khi xác định phương pháp phẫu thuật.
Chia sẻ với PV, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, chuyên phẫu thuật các ca Ngoại -Niệu hiếm gặp tại bệnh viện cho biết: “Với những bệnh liên quan Ngoại-Niệu, bệnh viện chúng tôi đã thực hiện nhiều ca hiếm gặp với nhiều bệnh khác nhau. Chỉ khi người nhà đưa bệnh nhi đến khám với những biểu hiện bệnh nguy hiểm thì các bác sĩ mới tiến hành thăm khám, sau đó xét nghiệm, chụp X- quang để phát hiện…
Để biết con em mình có rò niệu đạo hay không, phụ huynh cần theo dõi quá trình tiểu của các bé. Nếu bé khi đi tiểu có biểu hiện khác thường như đường đi nước tiểu không bình thường, mà lan qua đùi chảy xuống. Hoặc có những bất thường khác như n.hiễm t.rùng đường tiểu, gây đau buốt cho bệnh nhi… người nhà cần đưa bé đi khám khẩn trương để bác sĩ phát hiện và xử lý sớm”.
Nhiều ca n.hiễm t.rùng nặng về Niệu
“Để phẫu thuật thành công ca bệnh hiếm gặp, các bác sĩ phải chẩn đoán chính xác bệnh, phải hợp tác chặt chẽ, nhất là trong quá trình phẫu thuật biết phối hợp nhịp nhàng, tỉ mỉ…
Thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca n.hiễm t.rùng về Niệu của các bệnh nhi, do gia đình chưa quan tâm đúng mức. Khi đến bệnh viện thì bệnh đã nặng, các bác sĩ phải phẫu thuật, hoặc có phác đồ điều trị riêng cho các bé”, vị đại diện bệnh viện chia sẻ thêm.
Nguyễn Lành
Bài viết đăng trên ấn phẩm báo Đời sống & Pháp luật Chủ nhật số 47
Theo doisongphapluat
Trung thu của b.é t.rai 5 t.uổi bị mù vì khối u hiểm ác: “Lồng đèn đâu sao con không thấy vậy mẹ…”
Đôi tay quơ loạn xạ còn cặp mắt thì cố đảo qua đảo lại trong vô thức, cảnh b.é t.rai cố tìm kiếm chiếc lồng đèn để chơi Trung thu trong bệnh viện khiến ai chứng kiến cũng ngậm ngùi.
Một đêm tháng Tám âm lịch, chúng tôi có mặt tại khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Ung bướu TP.HCM để ghi nhận hoạt động tổ chức vui Trung thu cho các bé của một đoàn thiện nguyện.
Trước giờ diễn ra đêm nhạc phục vụ các em, trời bất ngờ nổi cơn mưa lớn. Nhiều cha mẹ cố gắng đưa con xuống sân để vui chơi thoải mái cùng các bạn. Số ít chọn ở trên khoa vì ngại thời tiết, và vì sức khỏe của bệnh nhi không cho phép.
Khoa Nhi, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Những ngày qua, rất nhiều lồng đèn đã được các tổ chức từ thiện đem đến tặng các bệnh nhi.
Ở góc một căn phòng bệnh, tiếng bé Nguyễn Hoàng Minh Khang (5 t.uổi, ngụ thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) vang động. Bên cạnh, mẹ em – chị Hoàng Thị Ánh Tuyết đang cố dỗ dành con trai.
Tạm gác bệnh tật sang một bên, các bé hồn nhiên đón một mùa Trung thu mới.
“Mẹ ơi con muốn chơi lồng đèn, đưa lồng đèn cho con. Lồng đèn đâu sao con không thấy vậy mẹ…” – Bé Khang nói trong khi đôi tay quơ loạn xạ còn cặp mắt thì cố đảo qua đảo lại.
Dù người mẹ đã đưa lồng đèn vào sát tay con nhưng cậu bé vẫn chưa dừng lại. Dường như, em không tin thứ trước mặt mình là lồng đèn Trung thu.
Mẹ con bé Minh Khang.
Cậu bé đã điều trị tại BV hơn 1 năm.
Hỏi ra mới biết, mắt Khang đã không còn nhìn thấy gì, kể từ khi căn bệnh quái ác bộc phát.
Theo lời chị Tuyết, hơn 1 năm trước bé Khang đột nhiên lên cơn sốt, mắt mờ dần rồi không thấy gì. Mọi thứ diễn ra với con chóng vánh trong vài tiếng đồng hồ khiến vợ chồng chị Tuyết c.hết lặng.
Bệnh tật đến với bé quá bất ngờ.
Những lần vào hóa chất khiến tóc bé rụng hết.
Hoang mang lo lắng, vợ chồng chị đưa bé đến BV ở thành phố Quy Nhơn thăm khám và điều trị. Khi tình hình không cải thiện, bệnh nhi được chuyển lên tuyến trên.
“Em đưa cháu vào BV Chợ Rẫy, rồi chuyển sang BV Nhi đồng 2. Các bác sĩ khám và chẩn đoán bé bị bướu nguyên bào thần kinh ác tính nên đưa con em qua BV Ung bướu TP.HCM.
Hơn 1 năm nay, con em đã vô được 7 toa thuốc hóa chất và 33 tia xạ trị. Tóc bé rụng hết rồi, t.iền của vợ chồng em cũng vay mượn rất nhiều để lo cho bé…” – chị Tuyết lặng lẽ chia sẻ.
Chị Tuyết lấy lồng đèn cho con chơi.
Nhưng bé không thể nhìn thấy chiếc lồng đèn.
Hơn 1 năm vào ra điều trị tại BV Ung Bướu của bé Khang đã khiến chị Tuyết cùng chồng mắc nợ hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên, ánh sáng vẫn chưa trở lại với b.é t.rai 5 t.uổi tội nghiệp.
“Năm ngoái Trung thu bé được cho về, còn năm nay phải ở lại điều trị. Trung thu đầu tiên cùng con trong BV cảm giác của em thật khó tả.
Mấy ngày qua nhiều mạnh thường quân cũng vào phát bánh kẹo, lồng đèn cho con em và các bé trong khoa. Thấy mọi người quan tâm em cũng khuây khỏa phần nào.
Hai mẹ con có Trung thu đầu tiên trong BV.
Cậu bé buồn khi không nhìn thấy lồng đèn.
Nhưng lâu lâu Khang cứ hỏi “sao mắt con lại không thấy đường vậy mẹ”, em nghe rất chạnh lòng.
Chồng em phải ở quê để lo làm k.iếm t.iền đóng viện phí cho con và lo cho bé út nữa…” – chị Tuyết tâm sự và cho biết rất nhớ con út hơn 2 t.uổi ở nhà.
Chị Tuyết chọn cách đối diện với bệnh tật cùng con trai.
Ngoài trời mưa vẫn nặng hạt, trong phòng dù được trang trí bằng rất nhiều lồng đèn vẫn không che đi hết sự nặng nề của bệnh tật.
Đối diện giường Minh Khang, một cô bé khác cất lên tiếng khóc nức nở vì đau đớn. Người mẹ bên cạnh dỗ con cũng khóc theo.
Một c.ô b.é đau đớn đến không ăn uống được.
Trung thu của Minh Khang tại BV còn kèm theo bóng tối.
Các cô cậu bé ở đây dường như có một điểm chung về hình thể, đó là chiếc đầu trọc lóc, hậu quả của những lần vào hóa chất để chống chọi với ung thư.
Trung thu của các bé ở BV Ung bướu TP.HCM lúc nào cũng đượm một nỗi buồn. Với bé Minh Khang, nỗi buồn ấy dường như nặng nề hơn. Vì con phải tự mình đối diện với bóng tối, có quà bánh, lồng đèn nhưng chẳng bao giờ thấy được.
Theo afamily