Giữa đường trắng và đường nâu, sử dụng loại đường nào để nấu ăn tốt cho sức khỏe hơn?

Đường là một loại gia vị quen thuộc trong việc chế biến các thực phẩm hằng ngày. Cho dù bạn đang nấu những món mặn hay món ngọt, bạn sẽ đều cần đến đường.

Đường là một loại gia vị quen thuộc trong việc chế biến các thực phẩm hằng ngày. Cho dù bạn đang nấu những món mặn hay món ngọt, bạn sẽ đều cần đến đường. Hiện nay, trên thị trường, có hai loại đường phổ biến nhất là đường nâu và đường trắng.

Liệu rằng sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại đường này là màu sắc của đường hay còn sự khác biệt nào khác? Đặc biệt là về giá trị dinh dưỡng và ảnh hưởng đối với sức khỏe của đường trắng và đường nâu có gì khác nhau?

Đường trắng và đường nâu khác nhau như thế nào?

Theo Claudia Sidoti, đầu bếp chính của nhà hàng nổi tiếng Hello Fresh, đường nâu đơn giản là đường có mật, đó là thứ mà làm cho đường có màu nâu và mùi thơm. Nó chứa nhiều nước, vì thế nó được kết hợp tốt nhất trong các món bánh nướng và bánh quy socola mềm.

Có hai loại đường nâu là đường nâu đen và đường nâu nhạt. Đường nâu nhạt chứa khoảng 3.5% mật mía tính theo cân, trong khi đó, đường nâu đen chứa tới khoảng 6,5% mật mía.

Đường nâu nhạt thường được sử dụng trong hầu hết các công thức nấu ăn, trong khi đó, đường nâu đen lại được sử dụng chủ yếu chỉ trong các đồ nướng có hương vị mật đường.

Trong khi đó, đường trắng được tinh chế từ củ cải đường hoặc trúc đường. Đầu bếp Sidoti cho rằng: Đường trắng là loại đường tốt nhất được thêm vào các món nướng, nó mang lại hương vị trung tính hơn, vì vậy, đây là một lựa chọn hoàn hảo cho các loại bánh ngọt trái cây”.

Loại nào tốt cho sự khỏe hơn?

Loại đường nào cũng có vị ngọt, vì thế không có sự khác biệt về ý nghĩa nào giữa đường nâu và đường trắng. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một thìa cà phê đường nâu chứa xấp xỉ 17,5 calo và một lượng đường trắng tương tự chứa khoảng 16,3 calo.

Trong khi hai loại đường gần như tương đương về dinh dưỡng thì vẫn có một chút khác biệt bởi đường nâu chứa mật đường nên nó giàu 3 khoáng chất: canxi, sắt và cali hơn đường trắng, tuy nhiên con số này cũng không quá lớn.

Theo bác sĩ dinh dưỡng lâm sàng, TS Rupali Datta: “Cả đường trắng và đường nâu đều tương tự nhau, về mặt dinh dưỡng và mức calories mà nó cung cấp cho cơ thể. Sự khác biệt duy nhất nằm ở hương vị, màu sắc và quá trình cả hai đều trải qua”.

Về cơ bản, đường nâu là đường trắng có kết hợp với mật rỉ và được coi là đường thô bởi nó trải qua quá trình xử lý hóa học ít hơn so với đường trắng.

Còn theo bác sĩ Manisha Arora, Bệnh viện Y tế Cơ động Sri Balaji, đường trắng là tinh bột nguyên chất sẽ làm tăng thêm chất béo trong cơ thể và gây ra các vấn đề khác. Trong khi đó, đường nâu cũng là đường trắng nhưng được thêm mật đường làm cho nó có màu nâu.

Do đó, đường nâu chứa nhiều nước hơn và có ít hơn 0,25 calories/mỗi gram so với đường trắng. Không chỉ vậy, đường nâu cũng chứa nhiều khoáng chất hơn một chút so với đường trắng tinh chế.

Ngoài ra, đường nâu còn chứa 95% sucrose và 5% mật, điều này giúp làm tăng thêm hương vị và độ ẩm của đường nâu. Tuy nhiên, nó không mang lại lợi ích dinh dưỡng tốt hơn so với đường trắng nguyên chất.

Vì vậy, đường nâu có lợi cho sức khỏe tương đương với đường trắng. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường hoặc người đang giảm cân.

Nguồn: NDTV Food, Eat This/Helino

Giám đốc Bệnh viện K chia sẻ bí quyết đương đầu với bệnh ung thư

GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho rằng người bệnh cần học cách sống chung với bệnh ung thư. Đồng thời giữ cho bản thân thái độ lạc quan, yêu đời, có thể làm những việc yêu thích như nấu ăn, xem phim, nghe nhạc, ngồi thiền, đi bộ, đạp xe, tập yoga…

165.000 ca mắc ung thư mới và gần 115.000 người c.hết trong năm 2018. Đó là những con số đáng báo động về tình hình mắc ung thư ở nước ta.

Ung thư là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Điều đáng tiếc là tại nước ta vẫn có hơn 70% người được phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Việc điều trị chủ yếu chỉ có thể kéo dài và giảm triệu chứng.

Buồn bã, lo âu, trầm cảm… là những trạng thái cảm xúc thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Cứ 4 người mắc bệnh ung thư thì sẽ có một người thực sự bị trầm cảm.

GS,TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương. Ảnh: Hữu Nghị.

Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, bệnh ung thư ảnh hưởng đến cơ thể và lối sống của từng cá nhân theo cách riêng. Và mỗi người có cách riêng để đương đầu với bệnh ung thư.

“Hầu hết mọi người sẽ tìm ra cách để ổn định, tiếp tục làm việc, thực hiện những sở thích và duy trì các mối quan hệ xã hội của mình. Đồng thời họ sẽ thêm trân trọng cuộc sống và sống sao cho trọn vẹn và ý nghĩa nhất”, GS cho biết.

Người bệnh có thể thử những việc sau để tìm ra cách đương đầu phù hợp với bệnh ung thư.

Thứ nhất, mạnh dạn bày tỏ cảm xúc.

Nhiều người cho rằng việc tỏ ra buồn bã, suy sụp, sợ hãi hay giận dữ là một việc làm thể hiện sự yếu đuối. Nhưng thực tế cho thấy việc thể hiện được cảm xúc thực giúp người bệnh thoải mái và có thái độ tích cực hơn trong quá trình điều trị và trong cuộc sống.

Người bệnh có thể chia sẻ với người thân, người bạn tin tưởng nhất hoặc có thể thể hiện cảm xúc qua những cách khác nhau như viết nhật ký, sáng tác âm nhạc, thơ ca, hội họa… Việc đó sẽ giúp người bệnh cảm thấy kiểm soát được cảm xúc chứ không bị chi phối bởi những cảm xúc của mình.

Nụ cười của bệnh nhân ung thư tại một lớp học vẽ vẽ Tipsy Art do SCI phối hợp tổ chức. Ảnh: SCI.

Thứ hai, dành thời gian nhiều hơn chăm sóc bản thân

Người bệnh hãy làm những việc yêu thích như nấu ăn, tâm sự với bạn bè, xem một bộ phim, nghe nhạc hay ngồi thiền. Đồng thời luôn giữ cho mình một thái độ lạc quan, yêu đời.

“Có thái độ lạc quan không có nghĩa là bạn không bao giờ cảm thấy buồn, căng thẳng. Khi bạn cảm thấy trùng xuống một lúc nào đó, hãy chia sẻ cảm xúc với người thân của mình”,GS Thuấn nhấn mạnh.

Thứ ba, thực hiện một chương trình thể dục nhẹ nhàng

Bạn có thể đi bộ, đạp xe, tập yoga… trong điều kiện sức khỏe cho phép và theo khuyến cáo của bác sĩ sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy sức sống hơn.

Thứ tư, mở rộng vòng tay hướng đến bạn bè, gia đình

Khi tình hình trở nên nặng nề hơn và cảm thấy khó khăn, cần có thêm sức mạnh, người bệnh không nên tự đương đầu một mình, mà chia sẻ với bạn bè, gia đình, người thân và các tổ chức hỗ trợ.

GS Thuấn cho rằng, bên cạnh việc tuân thủ điều trị và tiếp nhận những thông tin từ nhân viên y tế, người bệnh cần trang bị thêm cho mình kiến thức về bệnh ung thư đang mắc phải, lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng…qua các nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy.

“Giữ cho mình tình trạng thể chất và tinh thần thật tốt chính là chìa khóa giúp bạn đương đầu và chiến thắng bệnh ung thư”, GS Thuấn nói.

Nhiều người vẫn tin rằng bệnh ung thư đồng nghĩa với cái c.hết, mang án tử. Nhưng thực sự nhiều loại bệnh ung thư có thể chữa trị được. Thực tế vẫn có nhiều người bệnh đang sống khỏe mạnh.

Nam Phương

Theo dantri

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *