Lợi ích từ chế độ ăn giàu canxi

Canxi là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp trẻ đạt chiều cao và tầm vóc tốt khi trưởng thành đồng thời giúp chúng ta tránh được các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt khi t.uổi ngày một cao.

Những ích lợi mang lại

Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay; chỉ có 1% tồn tại trong m.áu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi không chỉ đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông m.áu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormon).

Canxi giúp bảo đảm hoạt động của nhiều tạng trong cơ thể: làm các ion dễ thấm qua màng tế bào (giúp tế bào và mô hoạt động bình thường), các enzym được dễ dàng hoạt hóa (đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng), các hormon được vận chuyển lưu thông tốt. Nó cũng tác động vào quá trình đông m.áu, kích thích hoạt động liên hệ thần kinh – cơ.

Canxi còn có vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn cơ bắp ở các chi và đặc biệt là cơ tim. Nếu thiếu canxi, thành phần m.áu sẽ mất cân bằng và gây ra những cơn đau co cơ (chuột rút) ở bắp chân. Nồng độ canxi trong m.áu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người.

Trong các loại thực phẩm, tôm tép khô chứa hàm lượng canxi rất cao.

Nguồn cung cấp canxi từ thực phẩm

Như thế, một chế độ ăn giàu canxi rất có lợi cho cơ thể. Vậy con người có thể tiếp nhận calcium từ đâu? Từ các thức ăn, nước uống, trong đó các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa trứng… giữ vai trò chủ yếu, nguồn này cung cấp tới 60-80% tổng lượng canxi cần hấp thu.

100g sữa cung cấp 120mg canxi. 1 ly sữa cung cấp khoảng 300mg canxi. Như vậy mỗi ngày, nếu uống 3-4 ly sữa là có thể bảo đảm cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

100g phô-mai (tùy loại: tươi, khô, mềm, rắn…) có thể cung cấp từ 700-1.200mg canxi, như thế phô-mai là nguồn dinh dưỡng rất giàu canxi.

Sữa và các sản phẩm từ sữa ngoài vai trò cung cấp calcium còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bổ ích khác như riboflavin (B2), phosphorus, potassium, vitamin A và protein. Chế độ ăn nhiều cá (như cá hồi, cá sác-đin, cá thu và cá đóng hộp còn xương mềm), các loại rau xanh (như rau muống, củ cải đường, broccoli…) cũng bảo đảm cung cấp nhiều canxi.

Để giúp các bạn dễ lựa chọn loại thực phẩm là nguồn cung cấp canxi cho khẩu phần ăn hằng ngày, chúng ta sẽ xem bảng để biết hàm lượng canxi trong một số thực phẩm thường sử dụng (xem bảng trên).

Cơ thể con người cần bao nhiêu canxi mỗi ngày?

Trẻ nhỏ và thanh niên từ 800-1.200mg; người trưởng thành: 900mg; phụ nữ mãn kinh cần 1.200mg và nhiều hơn; phụ nữ có thai hoặc cho con bú từ 1.200 – 1.500mg. Cũng cần chú ý, vitamin D giúp cơ thể dễ dàng hấp thu calcium để lắng đọng ở xương. Vitamin D hiện diện trong sữa, các loại cá biển và cũng có thể được hình thành trong cơ thể khi da tiếp nhận ánh nắng mặt trời.

Chế độ ăn giàu canxi vừa bảo đảm cho xương bền vững, giúp đường tiêu hóa được mạnh khỏe, vừa giúp cho các tạng trong cơ thể hoạt động tốt.

Chế độ ăn giàu canxi vừa bảo đảm cho xương bền vững, giúp đường tiêu hóa được mạnh khỏe, vừa giúp cho các tạng trong cơ thể hoạt động tốt. Chế độ ăn giàu canxi được các thầy thuốc khuyến cáo đối với người bình thường để bảo đảm cho cơ thể khỏe mạnh, nhưng lại chống chỉ định đối với những người có bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang.

BS. Ngô Mỹ Hà

Theo SK&ĐS

Bệnh lý cơ xương khớp: Không tập cũng đau, tập sai càng đau hơn

BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng, phụ trách chuyên khoa Cơ xương khớp – y học thể dục thể thao của phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết: bệnh nhân mắc bệnh lý cơ xương khớp (CXK) nếu không được tư vấn đúng đắn thì dễ mắc vào một trong hai trạng thái: không dám vận động hoặc vận động thái quá.

BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng: Bệnh lý cơ xương khớp, không tập cũng đau, tập sai càng đau hơn. Ảnh: Võ Anh Tuấn

Tại buổi Tư vấn sức khỏe và tầm soát của phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch kỳ tháng 11/2019 với chủ đề “Tập luyện thể thao dành cho bệnh lý cơ xương khớp”, BS Đổng cho biết, cả hai trạng thái này đều gây hại cho bệnh nhân.

Mắc bệnh lý CXK mà sợ hãi, không dám vận động thì khó có cơ hội để phục hồi chức năng cho các cấu trúc bị đau. Ngược lại, nếu bệnh nhân tự nghĩ rằng tập càng nhiều càng nhanh được phục hồi thì lại có nguy cơ bị đau nặng hơn. Lý do là các cơ quan trong cơ thể sẽ bị quá ngưỡng chịu lực. Chẳng hạn, đau lưng mà tập quá và tập sai thì sẽ dẫn đến đau thần kinh tọa; thoái hoá khớp gối độ 1 mà tập quá và tập sai thì sẽ thành đau cấp 3 – 4.

Có một thực trạng hiện nay là khá nhiều bác sĩ chuyên khoa khi khám cho bệnh nhân thì chỉ nói chung chung về định tính rằng bệnh nhân bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống… mà ít khi nói cụ thể thêm về định lượng là thoái hóa ở cấp độ nào. Tiếp theo, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên siêng năng vận động nhưng lại ít khi nói vận động theo những bài tập cụ thể nào và vận động ở mức độ nào thì có tác dụng trị liệu.

Dẫn lại lời của Viện sĩ Dương Quang Trung, BS Đổng khẳng định “Bác sĩ không phải chỉ là chữa bệnh mà chữa một con người mang bệnh”. Theo đó thì BS phải xem xét tổng thể cấu trúc cơ quan cơ thể bệnh nhân để đ.ánh giá khả năng mất bù và khả năng còn bù. Dựa vào hiện trạng thực tế bệnh tình của bệnh nhân, BS đưa ra những bài tập phù hợp nhất cho từng cá nhân mang bệnh.

BS Đông khuyên cac bệnh nhân CXK nên tham vấn bác sĩ để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất với bản thân.

Võ Anh Tuấn

Theo baophapluat

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *