Cô gái bị xơ não tủy khỏe đẹp nhờ yoga

HÀ NỘI – Thu Trang, bệnh nhân xơ não tủy từng nhập viện tâm thần điều trị trầm cảm, tình cờ đến với yoga và như được hồi sinh.

Mỗi buổi tập, Trang, 38 t.uổi, đều chụp một vài bức ảnh bản thân. Album ảnh tập hàng ngày của cô vừa chạm bức thứ 3.000. “Chụp lại các tư thế yoga là bí quyết để tôi cảm nhận được sự tiến bộ”, Trang nói.

Trước buổi tập, cô đưa ảnh chụp ở buổi trước cho thầy giáo để nghe nhận xét. Về nhà, cô lại đăng ảnh lên trang cá nhân và không ngần ngại lắng nghe nhận xét của mọi người, nên điều chỉnh ngực lên hay xuống, nét mặt nên giãn ra hay đặt tay trước cách tay sau bao nhiêu là phù hợp… Đây là cách cô trau dồi và tập yoga trong ba năm qua.

“Tập chưa đẹp nhưng thần thái phải chuẩn. Nhìn thần thái Trang xem, không ai nghĩ Trang đang là bệnh nhân mắc xơ não tủy 6 năm đâu”, Trang nói.

Nói rồi, Trang chọn tấm hình của mình 6 năm trước trong điện thoại ra xem, thở dài.

Năm 2013, Trang phát hiện bệnh xơ não tủy, bác sĩ chẩn đoán không sống được lâu do bệnh tiến triển nhanh hơn cả ung thư gây mệt mỏi, mất trí nhớ. Uống thuốc liên tục, Trang bị sụt cân, da xanh xao, mất ngủ, ốm, sốt, nhập viện tâm thần để điều trị stress, trầm cảm.

“Thú thực lúc đó, tôi vô định, mất phương hướng, mất cảm giác với mọi thứ. Tôi nhìn thấy cái c.hết quá sớm nên không cam lòng”, cô nói.

Đầu năm 2016, Trang được một người bạn thân động viên “đối mặt với sang chấn tâm lý thì thử tìm đến yoga để sống chậm lại, biết đâu sẽ tốt hơn”. Trang lúc đó cũng không nghĩ gì nhiều nên nhận lời.

“Trang đến với yoga ban đầu chỉ do buồn bã, mệt mỏi và chán chường cuộc sống. không ngờ lại được hồi sinh”, cô nói. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Buổi đầu đến lớp, Trang học chung với mọi người kể cả mới tập hay đã tập lâu. Cô bỡ ngỡ không biết nên bắt đầu từ đâu,cả buổi chỉ chăm chú nhìn huấn luyện viên. Những bài tập vươn vai, dang tay, chân… khiến cô đau nhức cả người, khó thở, ngáp ngắn ngáp dài. Có lần, cô ngủ luôn lại phòng nghỉ vì mệt.

Sau đó, Trang nhận ra mình không khỏe mạnh bằng mọi người nên không tập quá sức. Nếu thở sai khi tập yoga còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây đau đầu, choáng váng, khó tập trung.

Khi đó, huấn luyện viên yoga yêu cầu Trang cố gắng lè lưỡi hoặc phình bụng thật to khi hít vào, điều khiển hơi thở. Nhờ vậy, Trang có thể lên nhiều tư thế mà không bị gồng người, đỏ mặt và mệt.

“Khi bạn làm chủ hơi thở của mình sẽ có cơ hội chiêm nghiệm và khám phá những điều lớn lao tiềm ẩn trong tâm hồn”, Trang nói.

Một tuần tập luyện, Trang ăn ngon, ngủ ngon, da hồng hào, đầu óc tỉnh táo hơn và không bị khó thở. Cô tự động viên mình đến phòng tập chăm chỉ hơn. Hàng ngày, Trang tập một giờ vào buổi trưa. Thời gian còn lại, cô dành cho công việc và chăm sóc hai con nhỏ.

Ngoài học từ huấn luyện viên, cô còn trao đổi bài tập với mọi người. Trang hiểu, mỗi người có cách cảm nhận khác nhau về yoga nhưng quan trọng nhất là lắng nghe bản thân mình. “Khi tập, có người khỏe tay nhưng yếu chân, người khỏe vai nhưng yếu tay nên cứ yếu đâu tập đấy, lựa chọn bài tập phù hợp. Những động tác khó nên tập từ từ, tránh chấn thương”, cô nói.

Bức ảnh Trang chụp tại Tam Đảo. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trang còn cùng bạn bè tập ở nhiều địa điểm ngoài trời khác nhau. Trong bộ sưu tập 3.000 ảnh yoga của mình, cô thích nhất là bộ ảnh chụp ở Tam Đảo vì “khung cảnh đẹp, thời tiết mát mẻ”. Cô nói, đây là cách tăng cảm hứng và đam mê với yoga.

Tập yoga với bạn bè, tập theo nhóm là cách cô tránh nhàm chán, tạo được nhiều tư thế đẹp. Nhờ đó, mọi người được kết nối với nhau, cùng quan tâm, yêu thương và duy trì các mối quan hệ một cách tốt đẹp.

“Đừng bao giờ nghĩ yoga nhàm chán, chỉ vài ba tư thế. Càng tập, Trang hiểu ra khả năng của yoga là vô hạn còn cảm xúc khi lên được tư thế đẹp thì không từ nào diễn tả được”, cô kể.

Tập yoga theo cặp, theo nhóm để tăng cảm hứng tập luyện, tránh nhàm chán. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“T.uổi tác không bao giờ là trở ngại đối với việc luyện tập yoga”, Trang nói. Bạn có thể bắt đầu tập luyện yoga ở bất cứ độ t.uổi nào và bất cứ nơi đâu.

Những người lớn t.uổi khi tập yoga sẽ cải thiện hệ tuần hoàn, khả năng miễn dịch, tăng sự dẻo dai của xương, khớp cơ và giảm các triệu chứng đau nhức. Người trẻ tập yoga giảm stress, mệt mỏi. Mẹ bầu tập yoga giảm đau nhức và dễ sinh. T.rẻ e.m tập yoga tăng sự kiên nhẫn và tỉ mỉ trong từng động tác, phát triển hệ xương, điều hòa nhịp tim của cơ thể.

Tuy nhiên, yoga hợp với người sống chậm hơn, tính cách nhẹ nhàng bởi nó cần thời gian để trải nghiệm và niềm say mê để theo đuổi lâu dài. Nếu bạn năng động có thể chọn gym, zumba, thể thao… miễn là tập luyện và nâng cao sức khỏe thì đều đáng quý.

Rời phòng tập, Trang tới cơ quan để hoàn thiện nốt công việc còn dang dở. “Ba năm trước tôi từng nghĩ sẽ từ bỏ tất cả vì sức khỏe không cho phép. Nhưng giờ đây, tôi lại mong được xem như là người bình thường, đi làm, tập luyện và sống hạnh phúc với những điều giản đơn”, Trang nói.

Thùy An

Theo VNE

Nghệ tây chữa trầm cảm

Theo các nhà khoa học Úc, nghệ tây giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, khiến bệnh nhân trầm cảm trở nên chủ động hơn, có động lực, có hứng thú và cảm nhận niềm vui từ các hoạt động.

Vì vậy, nên kết hợp dùng nghệ tây cùng thuốc trầm cảm hoặc bổ sung nghệ tây vào thành phần thuốc điều trị trầm cảm.

Nghệ tây, một loại gia vị chủ yếu được trồng ở Iran, có giá trị hơn một số kim loại quý – Ảnh : Flickr

Theo Tân Hoa Xã, loại gia vị được coi là đắt nhất thế giới – nghệ tây (saffron) hóa ra rất hữu ích đối với những người bị trầm cảm. Tất nhiên chỉ thu được hiệu quả điều trị nếu kết hợp nghệ tây với thuốc chống trầm cảm.

Thường được gọi là vàng đỏ, nghệ tây – loại gia vị thơm, được trồng chủ yếu ở Iran, có thể được bán với giá khoảng 3.000 USD/kg, điều này làm cho nó có giá trị hơn một số kim loại quý.

Các nhà khoa học ở Đại học Murdoch (Úc) khuyên mọi người hãy chú ý đến nghệ tây. Nhà nghiên cứu Adrian Lopresti chỉ ra rằng qua thử nghiệm, các triệu chứng trầm cảm trở nên ít rõ rệt hơn ở những người sử dụng nghệ tây so với giả dược (41% so với 21%). Cụ thể, nghệ tây giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, khiến bệnh nhân trầm cảm trở nên chủ động hơn, có động lực, có hứng thú và cảm nhận niềm vui từ các hoạt động.

Tuy nhiên, chỉ riêng nghệ tây được thêm vào thực phẩm thì không thể chữa trầm cảm. Các nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu độc lập, được tài trợ bởi nhà sản xuất chiết xuất nghệ tây Pharmactive Biotech, cho biết nếu chỉ thêm nghệ tây vào chế độ ăn uống sẽ không thể tự cải thiện sức khỏe tâm thần.

Phát hiện trên có thể cung cấp cho các bác sĩ nhiều lựa chọn điều trị hơn. Ông Adrian Lopresti gợi ý “nghệ tây có thể được sử dụng ngay từ đầu kết hợp với thuốc chống trầm cảm hoặc có thể bổ sung nghệ tây vào thành phần thuốc chống trầm cảm nếu các triệu chứng không được giải quyết hoàn toàn”.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *