Bỏ qua ‘giờ vàng’ cứu sống người bị đột quỵ vì tưởng là trúng gió

Nhiều người bị tai biến đột quỵ nhưng theo quan niệm dân gian thường coi đây là trúng gió nên thường người nhà để bệnh nhân ở nhà cạo gió, bôi dầu mà bỏ qua thời gian vàng để cứu sống người bệnh.

Ảnh minh họa: Internet

Theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, các bác sĩ đã gặp nhiều trường hợp bỏ qua giai đoạn “cửa sổ vàng” khi bệnh nhân bị đột quỵ do gia đình đưa đến viện muộn. Nhiều người bị tai biến nhưng theo quan niệm dân gian gọi là trúng gió và vì nghĩ là trúng gió nên thường người nhà để bệnh nhân ở nhà cạo gió, bôi dầu cao mà bỏ qua thời gian vàng đưa bệnh nhân đến viện sớm nhất.

“Cửa sổ vàng” đối với các bệnh nhân đột quỵ là trong khoảng thời gian từ 3 – 6 giờ sau khi xảy tai biến. Nếu bệnh nhân được đưa đến bệnh viện sớm hoàn toàn có thế xử lý tốt nhất cho bệnh nhân.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, tỉ lệ đột quỵ không ngừng gia tăng ảnh hưởng nhiều từ các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh lý tăng huyết áp.

Theo thống kê tại Việt Nam có 25,1 % dân số t.uổi từ 25 trở lên bị bệnh lý cao huyết áp. Điều này tương đương với tỉ lệ cứ 4 người trưởng thành có 1 người cao huyết áp. Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”, bởi hầu hết người bệnh không hề có triệu chứng gì, và khi mà có triệu chứng trên lâm sàng thì đã biến chứng.

Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”, bởi hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng gì. Đa số họ không biết mình có bệnh đến khi có triệu chứng trên lâm sàng đã có biến chứng, ví dụ như khó thở do suy tim, đau ngực do suy vành hoặc tê biến nửa người do tai biến.

“Đây là biến chứng trầm trọng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuốc sống, t.uổi thọ, kinh tế gia đình mà rộng hơn ảnh hưởng đến cả kinh tế xã hội. Điều này cảnh báo cho bệnh nhân thấy cần phải quan tâm hơn đến huyết áp của mình để tránh cơn đột quỵ”- GS.TS Nguyễn Quang Tuấn cho biết.

Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.

Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ

Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Đứng dậy nhanh là choáng, có phải dấu hiệu “yếu tim” gây đột quỵ?

Tôi nghe nói nhiều người thuộc dạng dễ bị choáng khi đứng dậy nhanh thường tim rất yếu, về già sẽ càng nặng hơn, giảm t.uổi thọ. Tôi cũng bị và cảm thấy triệu chứng đang nặng hơn…

Ảnh minh họa

Bạn đọc Trần Thị Mộng C. (nữ, 52 t.uổi, huyện Củ Chi, TP HCM), hỏi: Chào bác sĩ, từ lúc nhỏ tôi đã gặp tình trạng dễ choáng váng mỗi khi đứng dậy nhanh, nhưng hầu hết là ít khi bị, 1-2 tháng mới gặp một lần. Tuy nhiên trong vòng nửa năm trở lại, tôi nhận thấy mình dễ bị hơn, bao gồm tần suất dày hơn, 1-2 ngày bị một lần, bị ngay cả khi thay đổi tư thế không nhiều, ví dụ như sáng đang nằm mà ngồi dậy hơi nhanh. Tôi có nghe nói đó là do huyết áp không ổn định, có đúng không? Việc tôi đột ngột bị triệu chứng này thường xuyên hơn, nặng hơn (có 1 lần tôi đã ngã và ngất đi trong thoáng chốc) có phải là dấu hiệu của bệnh gì đó đang nặng thêm không? Tôi nghe nói triệu chứng này liên quan đến việc yếu tim, khiến t.uổi thọ bị giảm, gây đột quỵ hay nhồi m.áu cơ tim, có đúng không?

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:

Chào chị, các triệu chứng như chị mô tả: choáng váng khi thay đổi tư thế nhanh từ nằm sang ngồi, hoặc từ ngồi đứng dậy, thậm chí có ngất thoáng qua; đó là các triệu chứng biểu hiện tình trạng hạ huyết áp tư thế.

Khi thay đổi tư thế nhanh từ nằm sang ngồi, hoặc từ ngồi đứng dậy, do trọng lực m.áu sẽ được giữ lại ở hệ tĩnh mạch phần thấp của cơ thể, làm giảm lượng m.áu hồi lưu về tim, giảm cung lượng tim, giảm huyết áp thoáng qua. Ở người bình thường, hệ thần kinh giao cảm sẽ tăng cường hoạt động phản ứng làm tăng nhịp tim, tăng trương lực mạch m.áu, làm tăng huyết áp trở lại.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hạ huyết áp tư thế ngày một tăng lên mà chị gặp phải: do thuốc (ví dụ thuốc điều trị tăng huyết áp), do các bệnh lý tim mạch, bệnh lý thần kinh, bệnh lý nội tiết… Trong đó, có khả năng là tình trạng thiểu năng tuần hoàn não do xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch lại là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh động mạch vành (có thể gây nhồi m.áu cơ tim), bệnh lý mạch m.áu não (gây đột quỵ do nhồi m.áu hay xuất huyết não) mà chị nghe nói và đang lo lắng.

Việc tình trạng ngày một thường gặp hơn, nặng hơn, đã có biểu hiện ngất thoáng qua cho thấy chị nên đến bệnh viện để khám và tầm soát các bệnh lý ngay, đặc biệt là bệnh tim mạch, để có hướng điều trị thích hợp. Việc choáng, thường xuyên, ngất thoáng qua mà không trị còn làm tăng nguy cơ té ngã, nguy hiểm cho lứa t.uổi chị. Bên cạnh điều trị nguyên nhân, chị nên điều chỉnh sinh hoạt, tránh thay đổi tư thế nhanh đột ngột, ăn uống đầy đủ chất, đủ nước, tập thể dục vận động thường xuyên…

Anh Thư ghi

Theo nguoilaodong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *