Bệnh viện Bình Dân là bệnh viện đầu tiên của khu vực phía nam ứng dụng phẫu thuật bằng rô-bốt trên người lớn. Sau 3 năm thực hiện, việc phẫu thuật bằng rô-bốt đã trở nên phổ biến hơn tại đây, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Người bệnh sớm phục hồi sức khỏe sau khi phẫu thuật bằng rô-bốt tại Bệnh viện Bình Dân.
Bà Phạm Thị Cẩm Thanh, 67 t.uổi, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp là một trong những người bệnh mới đây được phẫu thuật bằng rô-bốt tại Bệnh viện Bình Dân. Sau ca mổ được hai ngày, sắc mặt của bà đã hồng hào hơn. Bà Thanh cho biết, cách đây không lâu, bà phát hiện mình ung thư đại tràng sigma phải phẫu thuật. Do đã lớn t.uổi, người nhà muốn bà mổ bằng rô-bốt để giảm đau.
“Chúng tôi chưa biết mổ bằng rô-bốt là thế nào, cho nên ban đầu hơi lo. Tuy nhiên, khi được các bác sĩ tại Bệnh viện Bình Dân tư vấn, chúng tôi quyết định chọn mổ bằng rô-bốt để bảo đảm sức khỏe cho mẹ”, chị Lý Thị Mỹ Dung, con gái bà Thanh cho biết. Sau ba giờ mổ, ca mổ của bà Thanh đã hoàn thành. Và chỉ sau hai ngày, sức khỏe của bà đã hồi phục hơn 70%. Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Phú Hữu (Bệnh viện Bình Dân), người bệnh được mổ bằng rô-bốt sẽ ít bị xâm lấn, tác động đến các cơ quan khác cho nên ít đau và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Đây chỉ là một trong 850 trường hợp được mổ bằng rô-bốt da Vinci của Bệnh viện Bình Dân trong ba năm qua. Bệnh viện đã ứng dụng phẫu thuật rô-bốt trong các ca phẫu thuật phức tạp của ngoại tổng quát, ngoại lồng ngực và ngoại tiết niệu, trong đó tập trung ở các trường hợp phẫu thuật ung thư tuyến t.iền liệt, bướu bàng quang, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng…
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân cho biết, phẫu thuật rô-bốt ưu thế lớn so với mổ hở hay nội soi ở nhiều mặt. Tính ưu việt ở phương pháp phẫu thuật này chính là sự tinh tế hơn, chính xác rõ ràng. Khi phẫu thuật bằng rô-bốt, các mô bệnh được lấy hết, trong khi đó, những phần khác như thần kinh, mạch m.áu không bị ảnh hưởng. Người bệnh mất ít m.áu, hồi phục nhanh, trong khi bác sĩ mổ sẽ không vất vả như các phương pháp mổ khác. Đáng chú ý, việc phẫu tích tại vùng chậu chật hẹp được cải thiện rõ rệt khi thực hiện phẫu thuật bằng rô-bốt. Do đó, chất lượng phẫu thuật triệt căn được nâng cao trong ung thư trực tràng và ung thư tuyến t.iền liệt.
Kết quả đạt được do bệnh viện đã chuẩn bị kỹ càng cho khâu đào tạo đội ngũ chuyên gia phẫu thuật rô-bốt tại bệnh viện. Trước hết, bác sĩ của bệnh viện đã được đào tạo lý thuyết trên hệ thống da Vinci online. Sau khi hoàn tất chứng chỉ online (qua mạng), các bác sĩ tiếp tục được chuyên gia da Vinci đào tạo trực tiếp trên máy console (bàn điều khiển) và tham gia phụ mổ với phẫu thuật viên chính thức.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ sang các trung tâm huấn luyện phẫu thuật rô-bốt uy tín trên thế giới để đào tạo và lấy chứng chỉ quốc tế. Đến nay, bệnh viện đã có 18 ê-kíp phẫu thuật rô-bốt được đào tạo tại các trung tâm huấn luyện phẫu thuật rô-bốt tại Mỹ, Hàn Quốc, Xin-ga-po… và được công nhận chính thức. Nhiều ca phẫu thuật khó giờ đây trở nên dễ dàng hơn đối với đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Bình Dân. Nhờ làm chủ công nghệ phẫu thuật bằng rô-bốt, bệnh viện đã phẫu thuật thành công nhiều bệnh lý khác nhau như phẫu thuật các khối u tuyến t.iền liệt, cắt dạ dày, cắt gan, cắt phổi, phẫu thuật lồng ngực, u nang ống mật chủ, chỉnh sửa van tim…
Theo bác sĩ Trần Vĩnh Hưng, ngoài việc nâng cao chất lượng điều trị, các chuyên gia phẫu thuật của bệnh viện còn tham gia hỗ trợ chuyển giao công nghệ phẫu thuật rô-bốt cho các bệnh viện trong nước và cả bệnh viện ở các nước trong khu vực. Ngày 24-10 vừa qua là một ngày đáng nhớ đối với bác sĩ Nguyễn Phú Hữu, khi ông cùng ê-kíp phẫu thuật rô-bốt của Bệnh viện Bình Dân đã được mời sang Bệnh viện Philippine General Hospital để hướng dẫn các bác sĩ Phi-li-pin thực hiện trường hợp phẫu thuật rô-bốt đầu tiên tại nước này. Vị bác sĩ có hơn 100 ca phẫu thuật bằng rô-bốt nhớ lại: “Chúng tôi đã thực hiện thành công phẫu thuật rô-bốt điều trị cho hai người bệnh béo phì với cân nặng hơn 130 kg. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn các bác sĩ Phi-li-pin với các bài giảng chuyên sâu về phẫu thuật rô-bốt đường tiêu hóa”.
Đến nay, các báo cáo, nghiên cứu về phẫu thuật rô-bốt của Bệnh viện Bình Dân tại các hội nghị quốc tế tổ chức ở châu Âu nhận được sự đ.ánh giá cao của cộng đồng khoa học quốc tế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Kết quả phẫu thuạt nọi soi có rô-bốt hỗ trợ trong ung thu trực tràng và ung thu tuyến t.iền liẹt” của Bẹnh viẹn Bình Dân góp phần tang co họi tiếp cạn công nghẹ y học tiên tiến cho nguời bẹnh, nâng cao chất luợng điều trị.
Tại TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân Dân 115 cũng đã triển khai phẫu thuật rô-bốt thần kinh Modus V Synaptive (thế hệ thứ hai) vào trong công tác điều trị tại bệnh viện. Đến nay, bệnh viện đã phẫu thuật bảy người bệnh với nhiều bệnh lý não phức tạp, qua đó góp phần ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xây dựng thành phố thông minh mà thành phố đang hướng đến.
LINH NGUYỄN
Theo nhandan
Không muốn hỏng thận, ‘nát dạ dày’ thì tránh những điều này khi ăn khoai lang
Khoai lang là món ăn dân dã, quen thuộc với nhiều gia đình. Khoai lang cũng có khá nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được khoai lang và thời điểm nào ăn khoai lang cũng tốt.
Ảnh minh họa: Internet
Khoai lang có chứa một lượng lớn chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón hiệu quả và giảm tỷ lệ ung thư trực tràng và ung thư đại tràng.
Ăn khoai lang vào buổi sáng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để vừa bổ sung năng lượng cho ngày mới vừa giúp giữ dáng và làm đẹp da. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, đột quỵ…
Tuy nhiên những người sau không nên ăn khoai lang
Người bị thận
Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Người có hệ tiêu hóa không tốt
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim. Ảnh minh họa: Internet
Người đang đói
Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đối sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.
Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín khơi trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men.
Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.
Người có bệnh về dạ dày
Những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá của bạn. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung được những dưỡng chất khác sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. Ảnh minh họa: Internet
Những cách ăn khoai lang hại sức khỏe
Không ăn củ có đốm đen
Khoai lang bảo quản không tốt sẽ rất dễ bị hà, xuất hiện những đốm đen, nhiều người không vứt bỏ mà cắt bỏ phần hà, đốm đen đi để luộc lên rồi ăn tiếp. Tuy nhiên việc xuất hiện nhưngx vết này thì có nghĩa khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan. Loại độc tố này sẽ không hề bị t.iêu d.iệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay là nướng khoai với than hồng rực. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi, đừng tiếc mà gọt vỏ rồi ăn tiếp nhé!
Không ăn khoai thay cơm
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá của bạn. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung được những dưỡng chất khác sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi mà cơ thể không kịp tiêu hoá hết, những axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ lại trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy.
Nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe này là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.
Ăn vào buổi tối
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn. Ảnh minh họa: Internet
Ăn khi đói
Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
Ăn cả vỏ
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Không ăn khoai để quá lâu
Nhiều người khi mua khoai thường thích khoai lang để lâu ăn mới ngọt hơn khoai lang mới đào, vì khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, làm lượng đường trong khoai lang tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, thì ăn nhiều đường vào cơ thể cũng là một điều không tốt nên bạn đừng cố tình để khoai lang dự trữ thật lâu rồi mới ăn. Hơn nữa, khoai lang để lâu tuy không có nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai lang có chứa những độc tố, có thể gây nôn mửa và đau bụng…
Theo T.iền phong