Bé nhà tôi 6 t.uổi, cháu bị mắc tật nói lắp, ít khi nào nói suôn sẻ được, hễ có người nhìn hoặc khi cháu vội, tức giận, vui mừng thì càng bị nói lắp. Vậy, xin hỏi nguyên nhân do đâu, có chữa được không?
Nguyễn Thanh Xuân (Lạng Sơn)
Tật nói lắp hay xảy ra ở trẻ tập học nói, nguyên nhân của nói lắp hiện nay vẫn chưa rõ, có thể nói lắp là do tổn thương nào đó ở vùng ngôn ngữ của não nhưng có giả thuyết lại cho rằng nói lắp là do yếu tố tâm lý chi phối vì khi người ta càng mất bình tĩnh, giận dữ… thì tật nói lắp càng trầm trọng hơn.
Khi mắc tật nói lắp, can thiệp càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước t.uổi thiếu niên. Tuy nhiên, khi con nói lắp, bố mẹ càng cố gắng chỉnh sửa đôi khi lại gây tác dụng ngược, can thiệp đến tư duy ngôn ngữ tự nhiên của trẻ. Nếu cộng thêm những bình luận không tốt, thái độ chỉ trích, trẻ càng căng thẳng, tự ti và mức độ nói lắp nặng thêm. Vì vậy, nếu tật nói lắp do yếu tố tâm lý, để khắc phục, cần phải tập tính tự tin trước đám đông, không tự ti, mặc cảm, tập kiềm chế cảm xúc, phải kiên trì tập luyện và lạc quan.
Hiện nay, có nhiều trường phái trị liệu nói lắp như: nắn chỉnh cách nói, sử dụng các bài tập nói kết hợp với tập thở bằng cơ hoành. Thứ hai là khuyến khích người bệnh sử dụng các từ không bị lắp, dần dần tăng lên, phát triển rộng ra các từ trước đây hay lắp, có thể hát theo nhịp điệu, đọc bài quen thuộc kết hợp với tập thở và tư vấn tâm lý… Và thường quá trình luyện tập, cần được bác sĩ hướng dẫn cho bố mẹ để cùng con luyện tập ở nhà. Quá trình này cần thật kiên nhẫn, kiên trì và bố mẹ có sự cầu tiến, đúng phương pháp. Đối với trường hợp con chị, cần đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để các bác sĩ khám và điều trị cụ thể.
BS. Xuân Thành
Theo SK&ĐS
‘Nghiên cứu Quái vật’ hủy hoại 22 đ.ứa t.rẻ mồ côi
“Nghiên cứu Monster” về tật nói lắp được thí nghiệm trên những đ.ứa t.rẻ mồ côi, kết quả khiến chúng sợ hãi, thu mình, suy giảm khả năng phát âm.
Nghiên cứu Monster (Quái vật) là một thí nghiệm về khả năng ngôn ngữ với 22 trẻ mồ côi ở Davenport, Iowa vào năm 1939. Thí nghiệm được tiến hành bởi tiến sĩ Wendell Johnson tại Đại học Iowa, Mỹ. Ông là một nhà nghiên cứu các bệnh về lời nói và bản thân ông cũng mắc chứng nói lắp.
Nghiên cứu lấy cảm hứng từ chính cuộc sống của ông. Thời thơ ấu, Wendell vẫn nói bình thường cho đến khi khoảng 5-6 t.uổi, một giáo viên nói với bố mẹ rằng ông bắt đầu nói lắp. Từ đó, Wendell phải trị liệu bằng các phương pháp khác nhau. Bác sĩ đã cho ông uống giả dược, phải đến gặp một bác sĩ chỉnh hình.
16 t.uổi, khả năng nói của Wendell càng trở nên tồi tệ hơn, phải đến một ngôi trường cho trẻ nói lắp. Ông ở lại trường 3 tháng cũng không giúp ích gì cả. Wendell luôn bị ám ảnh bởi khả năng nói của mình và dần điều này trở thành động lực thúc đẩy suốt phần đời sự nghiệp còn lại.
Tiến sĩ Wendell Johnson từng bị ám ảnh về tật nói lắp của mình.
Những nghiên cứu của ông nhìn vào bản chất cơ bản của việc nói lắp, làm thế nào nó hoạt động và thực sự nó là gì. Có nhiều giả thiết cho rằng nói lắp là do di truyền, nhưng ông muốn chứng minh nói lắp là một hành vi học được. Để chứng minh lý thuyết của mình, ông tiến hành một thí nghiệm gọi là Nghiên cứu Quái vật. Trong suốt cuộc thí nghiệm, Wendell được hỗ trợ bởi n.ữ s.inh viên Mary Tud. Cô là người trực tiếp tương tác với trẻ.
Nghiên cứu đã chọn 22 đ.ứa t.rẻ mồ côi để tham gia thí nghiệm. Chúng hoàn toàn không biết mục đích của nghiên cứu là gì, chỉ biết rằng mình sẽ được trị liệu lời nói. Trong số này có 10 trẻ bị nói lắp và 12 trẻ nói bình thường. Sau đó mỗi nhóm lại được chia thành 2 nhóm nhỏ: một nhóm được nói rằng chúng có vấn đề về nói lắp và một nhóm thì được nói rằng lời nói của chúng hoàn toàn ổn, không có vấn đề gì. Như vậy có tổng cộng 4 nhóm.
Chuyến thăm đầu tiên của mình, Mary thử nghiệm IQ của mỗi đ.ứa t.rẻ và xem chúng thuận tay nào. Cô đã kiểm tra bàn tay thuận bởi vì một trong những lý thuyết về nói lắp cho thấy rằng đó là do mất cân bằng não. Nếu bạn sinh ra thuận tay trái nhưng sử dụng tay phải, điều đó sẽ khiến các xung động thần kinh của bạn bị sai lệch và lời nói của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Hầu hết t.rẻ e.m đều thuận tay phải, một số ít thuận tay trái, nhưng không có mối tương quan giữa sự thuận tay và lời nói.
22 đ.ứa t.rẻ mồ côi được đem ra thí nghiệm.
Nghiên cứu kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1939. Mary định kỳ lái xe đến trại trẻ mồ côi và nói chuyện với mỗi đ.ứa t.rẻ trong khoảng 45 phút theo kịch bản. Đối với nhóm bị nói lắp, cô khích lệ và nói rằng chúng chẳng có vấn đề gì về phát âm cả. Đối với nhóm bình thường, cô lại nói rằng phát âm của chúng thật tệ và chúng bị nói lắp.
Kết thúc của thí nghiệm cuối cùng lại không diễn ra như mong đợi. Hai trong số 6 đ.ứa t.rẻ ở nhóm bình thường bị gán cho là nói lắp lại bắt đầu có tật nói lắp thực sự. Trong 6 trẻ bị nói lắp được khích lệ rằng chúng không có vấn đề gì thì có 2 trẻ thậm chí bị suy giảm về khả năng phát âm lời nói.
Thí nghiệm kéo dài nhiều tháng đã có tác động lớn kể cả đối với những trẻ không gặp khó khăn về lời nói trước đấy, khiến một số trẻ cảm thấy sợ hãi và thu mình. Năm 2007, một nửa trong số trẻ đã tham gia thí nghiệm này đã được tiểu bang Iowa trả một khoản bồi thường lớn cho những gì họ đã phải chịu đựng.
Sau khi các nhà thí nghiệm nhận ra thiệt hại, họ đã cố gắng sửa nó. Wendell quay lại thăm những đ.ứa t.rẻ này một vài lần sau khi nghiên cứu kết thúc, cung cấp một số dịch vụ chăm sóc sau nghiên cứu cho chúng.
Nguyễn Phương
Theo H istory/VNE