Dịch sốt xuất huyết bùng phát bất thường tại các nước châu Á trong thời gian qua vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tính đến nay, dịch bệnh này đã làm t.ử v.ong hơn 1.000 người, lây nhiễm hàng trăm ngàn người và gây nên tình trạng quá tải bệnh viện tại các nước.
Ảnh minh họa
Trong số các nước chưa được kiểm soát được dịch bệnh ở châu Á, Philippines đã tuyên bố tình trạng quốc gia dịch bệnh sốt xuất huyết khi có hơn 1.100 người đã c.hết trong năm 2019 và hơn 250.000 người bị nhiễm bệnh.
Sốt xuất huyết là bệnh do virus lây truyền qua muỗi nhanh nhất trên thế giới, tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh này là đặc hữu ở hơn 100 quốc gia và khiến hơn một nửa dân số thế giới gặp nguy hiểm. Thời tiết thất thường làm cho việc dự đoán dịch bệnh trở nên khó khăn hơn.
Nhằm phòng ngừa và ngăn chặn dịch sốt xuất huyết tiếp tục bùng phát tại Singapore, ngày 2-12, Cơ quan Quản lý môi trường Singapore (NEA) đã chính thức đưa vào hoạt động một trung tâm mới nghiên cứu về sự phát triển và cung cấp các con muỗi đực Wolbachia-Aedes aegypti (giống muỗi Aedes aegypti mang trong mình vi khuẩn nội bào Wolbachia).
Trung tâm nghiên cứu mới tại Ang Mo Kio này nằm trong chương trình mở rộng Dự án Wolbachia với mục tiêu làm giảm lượng muỗi cái thành thị Aedes aegypti tại Singapore. Trung tâm này có năng lực thả vào môi trường tự nhiên khoảng 5 triệu con muỗi đực Wolbachia-Aedes aegypti mỗi tuần, ở nhiều khu vực bằng máy bay không người lái. Đây là giai đoạn thứ tư của một dự án nhằm mở rộng khả năng triệt tiêu hơn 90% dân số muỗi gây bệnh ở khu vực đô thị. Singapore đang trải qua đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết lớn. Tính đến ngày 21-11 vừa qua, đã có hơn 14.470 người bị lây nhiễm sốt xuất huyết, với 20 trường hợp t.ử v.ong tại nước này.
Khi muỗi đực Wolbachia-Aedes aegypti được thả vào môi trường, chúng gặp và kết đôi với muỗi cái thành thị Aedes aegypti (không mang vi khuẩn Wolbachia) sẽ khiến trứng của chúng không nở được. Muỗi cái thành thị Aedes aegypti là nguyên nhân chủ yếu trong việc lây lan các virus sốt xuất huyết, virus gây bệnh Chikungunya và virus Zika tại Singapore.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh, phương pháp thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia không phải là phép màu để có thể xóa sổ hoàn toàn căn bệnh sốt xuất huyết. Không chỉ có nhiều muỗi, mà quá trình đô thị hóa nhanh chóng xảy ra ở nhiều quốc gia châu Á, có nghĩa là những quần thể dễ mắc bệnh đang sống gần gũi hơn với côn trùng mang mầm bệnh. Nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là làm sạch môi trường xung quanh, xóa bỏ ao tù nước đọng để loại bỏ môi trường sinh sản của muỗi và hướng tới giải pháp phát triển vaccine phòng bệnh.
KHÁNH HƯNG
Theo SGGP
Khoảng 3.200 ca mắc và 2 ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết tại T.iền Giang
Theo ông Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh T.iền Giang, từ đầu năm đến giữa tháng 9/2019, toàn tỉnh ghi nhận gần 3.200 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 trường hợp t.ử v.ong.
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết được thăm khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh T.iền Giang.
Một số địa phương có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng cao so với cùng kỳ năm 2018 như: Thị xã Cai Lậy (tăng 311%), thành phố Mỹ Tho (tăng 276%), thị xã Gò Công (tăng 272%)…
Các ngành chức năng địa phương đã tích cực phòng chống bệnh, xử lý 638/644 ổ dịch sốt xuất huyết được phát hiện. Các ngành, địa phương tổ chức chiến dịch diệt loăng quăng nhiều đợt, phun gần 270 lít hóa chất chủ động dập dịch tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Gò Công…
Tuy nhiên, nhiều hộ dân vẫn chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh, dẫn tới chủ quan, trông chờ vào hoạt động phun hóa chất diệt muỗi của ngành chức năng. Do đó chưa chủ động thực hiện các biện pháp kiểm soát loăng quăng, dẫn tới loăng quăng chưa được diệt triệt để.
Để quyết liệt trong việc khống chế bệnh sốt xuất huyết, ngành chức năng tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát vật chứa nước có loăng quăng tại các hộ gia đình. Ngoài ra, các ngành chức năng tuyên truyền, vận động tới người dân để chủ động phòng chống, diệt loăng quăng vì nếu không diệt được loăng quăng triệt để thì rất khó có thể khống chế dịch bệnh.
Ngành Y tế tăng cường giám sát ca bệnh nhằm phát hiện địa bàn có nguy cơ bùng phát dịch bệnh để chủ động tổ chức xử lý ổ dịch. Đặc biệt chủ động phun hóa chất diệt muỗi không để bùng phát, lan rộng.
Bác sỹ Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh T.iền Giang cho biết, do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là diệt loăng quăng nhằm không cho chúng phát triển thành muỗi. Ngành chức năng cần tăng cường năng lực hệ thống điều trị để phát hiện sớm, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc, hạn chế thấp nhất ca t.ử v.ong và giảm biến chứng. Người dân, khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ như sốt cao, nhức đầu, buồn nôn, phát ban, nhức cơ…cần tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Tin, ảnh: Nam Thái
Theo TTXVN