“Lúc đang tắm thì tôi bỗng sờ thấy một cục cứng nổi lên bên ngực trái, kể từ khi nâng ngực cho đến giờ thì đây là lần đầu tiên tôi thấy nó”…
Người phụ nữ trong câu chuyện này là Litha Georgiades, 49 t.uổi, hiện đang làm y tá nha khoa tại vùng biển phía nam Essex nước Anh, đã có một trải nghiệm đáng sợ mà không biết nên vui hay buồn. Theo như cô chia sẻ, phụ nữ thì ai cũng muốn mình được xinh đẹp nên cô đã có một chế độ ăn kiêng, nhằm có số đo 3 vòng như mong ước. Thế nhưng, sau khi giảm cân xong thì cô lại thấy ngực mình bé hẳn đi, nên đã quyết định đi nâng ngực.
Litha Georgiades quyết định nâng cấp vòng 1 của mình bởi cô thấy nó quá xấu xí sau khi giảm cân.
Sau cuộc đại tu từ C-cup lên F-cup tại bệnh viện Broomfield năm 2004, Litha rất vui mừng và tự tin bởi có một vòng 1 đẹp như ý. Thế nhưng niềm vui ấy chỉ kéo dài 7 năm và bỗng một hôm, cô phát hiện mình có một khối u kỳ lạ bên ngực trái khi đang tắm.
“ Lúc đang tắm thì tôi bỗng sờ thấy một cục cứng nổi lên bên ngực trái, kể từ khi nâng ngực cho đến giờ thì đây là lần đầu tiên tôi thấy nó. Nhưng khi đi khám thì bác sĩ đầu tiên quả quyết rằng, đây chỉ là di chứng của việc nâng ngực nên không có gì phải lo ngại” – Litha tâm sự trên trang Dailymail.
Thế nhưng, sau đó 1 năm thì khối u ngày càng to ra mất kiểm soát. Trước tình hình này, Litha cực kỳ sợ hãi và đi khám lại ở một bệnh viện khác. Tại đây các bác sĩ bỗng phản ứng hoàn toàn khác, sau đó lập tức chuyển cô đến phòng khám chuyên khoa tại bệnh viện Southend để kiểm tra nội soi. Sau 3 tuần chờ đợi, hội đồng chẩn đoán kết luận Litha đã mắc ung thư vú.
“Khi bác sĩ bảo tôi mắc ung thư vú, nỗi sợ hãi bỗng bao trùm lấy khiến tôi vô cùng hoảng loạn. Tại sao chuyện này lại xảy đến với tôi trong khi cả nhà tôi không ai có t.iền sử mắc ung thư vú cả, bản thân cũng không cảm thấy đau đớn gì. Tôi rất muốn sống tiếp để nhìn thấy con mình trưởng thành”, Litha giãi bày trong nước mắt.
Nguồn động viên lớn nhất của cô khi điều trị chính là cậu con trai Edward.
Trước tình trạng nguy cấp này, các bác sĩ liền tiến hành làm xét nghiệm và phẫu thuật cho Litha ngay lập tức. Vào tháng 7 năm 2012, cô tiến hành cắt bỏ ngực trái với miếng ghép silicone cùng một lúc. Sau cuộc phẫu thuật ấy, Litha phải thường xuyên tái khám định kỳ để kiểm tra tốc độ hồi phục lẫn các biến chứng.
Nhưng oái oăm thay, sau đó 5 năm thì Litha lại phát hiện một khối u nữa bên dưới nách trái và phải nhập viện gấp. Lần này thì ung thư đã di căn đến nách, cổ và xương sống nên tình trạng cực kỳ nguy hiểm. May mắn thay, cô luôn được chồng và gia đình ở bên cạnh động viên.
“Tuy phải sống chung với ung thư một lần nữa, nhưng thật sự tôi cảm thấy rất may mắn nhờ cặp ngực giả F-cup này. Nếu không nhờ nó tôi không thể nào phát hiện khối u sớm như vậy được. Hiện tại cũng nhờ việc tái khám định kỳ sau lần đầu mà tôi lại được cứu sống một lần nữa. Rõ ràng đây là một điều không phụ nữ nào mong muốn, thế mà tôi vẫn luôn cảm thấy vui vì nhận được tình yêu thương từ mọi người”, Litha chia sẻ trong niềm hạnh phúc.
Tuy không dễ dàng gì để vượt qua ung thư vú nhưng Litha vẫn luôn lạc quan hàng ngày, bởi bên cô còn có chồng con và bạn bè động viên.
Dẫu đang trong giai đoạn điều trị, nhưng Litha vẫ cố gắng chống chọi với cơn đau ấy từng ngày một. Mỗi ngày đến viện là mỗi lần phải hóa trị, phải tiêm những ống thuốc đau đớn để chặn estrogen phát triển. Trước chuyện này, những người bạn của cô đã thành lập trang GoFundMe để gây quỹ hỗ trợ trong suốt thời gian điều trị.
Ung thư vú là mối nguy hiểm hàng đầu với phụ nữ
Theo ông Victoria Harmer, đại diện của tổ chức Ngăn chặn Ung thư vú tại trường Cao đẳng Chăm sóc sức khỏe NHS Trust cho biết: “ Đây quả là một phép màu, bởi bà Litha có thể cảm nhận được lớp nâng ngực đã đẩy khối u lên. Điều này chưa từng có bằng chứng y khoa nào giải đáp được“.
Các khối u ung thư vú sẽ di căn với tốc độ chóng mặt nếu bạn không điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó các bác sĩ chụp X-quang điều trị cho Litha cũng lên tiếng rằng, rất khó để phát hiện ung thư vú ở phụ nữ đã nâng ngực trong giai đoạn đầu. Bởi vì các thành phần silicone đã che mất các tế bào ngực trong quá trình chụp, huống hồ gì là các khối u ung thư nhỏ xíu.
“Nếu thấy các khối u hay hạch lạ ở ngực, vui lòng đến ngay các bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Dù các quý cô đã từng nâng ngực hay chưa, thì chỉ bản thân họ là người có thể phát hiện những triệu chứng bất thường. Đừng vì một phút chủ quan mà hối hận cả đời”, Addie Mitchell, Y tá chuyên khoa lâm sàng ở trung tâm Breast Cancer Now tổng kết.
Theo Dailymail/helino
Bác sĩ Bệnh viện K hướng dẫn phát hiện các dấu hiệu tái phát di căn bệnh ung thư vú
Khi ung thư vú tái phát di căn thì việc điều trị sẽ rất khó khăn. Do đó, mọi người không được bỏ qua các dấu hiệu tái phát ban đầu của căn bệnh này.
TS.BS Nguyễn Diệu Linh, Phó Trưởng khoa Khám bệnh Tân Triều, ung thư vú tái phát là khi ung thư quay trở lại sau điều trị ban đầu, nó có thể tái phát bất kỳ thời điểm nào tại chỗ, tại vùng, có thể di căn các tạng: hạch, xương, gan, phổi, não… Khi ung thư tái phát di căn thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Khi ung thư tái phát di căn thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
TS.BS Nguyễn Diệu Linh cho biết, triệu chứng tái phát tại chỗbao gồm:
– Khối u cục cứng tại vùng vú đã phẫu thuật.
– Da trên vú co rút hay phù nề, viêm đỏ.
– Xuất hiện 1 hay nhiều khối u không đau sờ rắn dưới da.
– Tiết dịch, rỉ nước hoặc sẹo mổ không liền.
Khối u di căn:
– Sờ thấy hạch vùng cổ, vùng trên xương đòn, cứng, ít di động.
– Sờ thấy hạch vùng nách cùng bên hay đối bên.
– Đầy bụng, khó tiêu.
– Đau tức bụng, đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác….
Ung thư vú ngày càng trẻ hóa, thường nguy cơ tái phát, di căn sẽ gặp với những trường hợp:
– Di căn nhiều hạch.
– Khối u lớn.
– Độ mô học lớn.
– Không xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn hay khi có u lớn, di căn hạch.
Với người bệnh ung thư vú tái phát di căn thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn kịp thời. Tùy vào sức khỏe bệnh nhân, giai đoạn và phương pháp điều trị trước đây, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp.
Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Bác sĩ Linh khuyến cáo người bệnh điều trị ung thư vú nên tái khám 3 tháng/lần trong 2 năm đầu và 6 tháng/lần trong 3 năm tiếp theo để phát hiện và kịp thời điều trị.
Theo báo Giao thông