Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn T. (29 t.uổi, ở H.Gia Lâm, TP.Hà Nội) cấp cứu do đột ngột bị c.hảy m.áu mũi ồ ạt.
Ảnh minh họa
Ngay khi đến viện, kíp trực đã nhanh chóng xử trí cấp cứu, nhét gạc mũi cầm m.áu và bù dịch, nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. M.áu c.hảy nhiều thấm qua gạc cầm m.áu và rỉ xuống họng nên bệnh nhân được chuyển sang phòng mổ.
Tại đây, các bác sĩ đã gây mê toàn thân, nội soi tìm đ.iểm gây c.hảy m.áu. Sau khi bơm rửa hút sạch m.áu đông, các bác sĩ xác định: Nguyên gây c.hảy m.áu ồ ạt do búi mạch m.áu phình bị vỡ đang phun m.áu ở vị trí sâu trong cửa mũi sau bên trái. Kíp mổ đã dùng thiết bị đông hút điện để hàn mạch m.áu. Sau một tiếng phẫu thuật các bác sĩ đã xử trí thành công, tình trạng c.hảy m.áu đã được xử lý, bệnh nhân tỉnh táo.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Cung Đình Hoàn (Bệnh viện đa khoa Đức Giang), người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cấp cứu, cho biết bệnh nhân nêu trên là trường hợp c.hảy m.áu mũi đặc biệt, ít gặp và khó cầm m.áu nếu không thực hiện biện pháp gây mê đông điện. Chậm trễ trong xử trí hiệu quả sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh do mất m.áu ồ ạt.
Bác sĩ Hoàn khuyến cáo: Người bị c.hảy m.áu mũi cần được ngồi thẳng, hơi cúi đầu, nhét bông bịt lỗ mũi bên chảy. Nếu không tự cầm m.áu, người bệnh phải được đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Theo Thanh niên
Điều trị thoái hóa khớp hiệu quả nhờ tiêm PRP
Tại Việt Nam hiện nay, thoái hóa khớp là căn bệnh xương khớp phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê khoảng 30% người trên 35 t.uổi, 60% người trên 65 t.uổi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, trong đó 2/3 bệnh nhân mắc bệnh là phụ nữ nhất là phụ nữ t.iền mãn kinh và mãn kinh.
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang điều trị thoái hóa khớp cho bệnh nhân.
Là nhân viên kế toán, chị Đỗ Thị Đ. (sinh năm 1974) trú tại Đức Giang, Long Biên cho biết, chị thường phải ngồi làm việc lâu, ít vận động nên bị mỏi chân, đau vai gáy. Đặc biệt, 2 năm trở lại đây, chân chị bắt đầu có dấu hiệu mỏi, khi di chuyển nhiều thì thấy chùn chân, nhức mỏi chân, bước đi nặng nhọc. Đặc biệt là 2 khớp gối đã có lúc phải mua nạng để di chuyển, khi cử động thấy tiếng kêu rắc rắc ở khớp gối hai bên. Mặc dù, chị đã đi khám và uống thuốc nhưng tình trạng không khá hơn, trong khi cơn đau nhức vẫn còn.
Chị Đ. cũng cho hay, mẹ của chị đã từng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang 2 năm nay. Qua đó, tình trạng bệnh được cải thiện, ổn định nên chị quyết định đến bệnh viện để khám và điều trị.
Tại đơn nguyên Cơ xương khớp, Ths.BS Nguyễn Đình Hiện – Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã khám và chẩn đoán chị bị thoái hóa khớp gối hai bên gian đoạn 2 và sử dụng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) 2 khớp gối, sau 2 ngày điều trị hiện tại tình trạng bệnh nhân đã ổn định và được ra viện.
Ths.BS Nguyễn Đình Hiện cho biết, PRP là huyết tương sau khi tách chiết từ một lượng m.áu của chính bệnh nhân có nồng độ tiểu cầu cao gấp 10 lần so với trong m.áu bình thường. Sở dĩ cần một nồng độ lớn tiểu cầu trong liệu pháp PRP vì khi tiểu cầu được hoạt hóa sẽ dẫn đến quá trình ly giải các hạt chứa bên trong tiểu cầu.
Từ đó, giải phóng ra nhiều loại protein là các cytokine chống viêm và hàng chục các yếu tố tăng trưởng có vai trò quan trọng đối với quá trình làm lành vết thương. Các protein trên sẽ gắn vào các thụ thể của các tế bào đích tương ứng như tế bào nguồn gốc trung mô, nguyên bào xương, nguyên bào sợi, tế bào biểu mô, tế bào nội mô… Sự gắn kết này sẽ hoạt hóa một loại protein dẫn truyền tín hiệu nội bào để truyền thông tin tới gen đặc hiệu tương ứng.
Kết quả là tạo nên sự tăng sinh tế bào, hình thành chất căn bản, các sản phẩm dạng xương, sụn, tổng hợp collagen… tham gia vào quá trình sửa chữa, tái tạo tổ chức tổn thương sụn, xương, phần mềm.
Đơn nguyên Cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã triển khai tiêm PRP từ năm 2017. Kết quả điều trị cho thấy có hiệu quả cao trong điều trị thoái hóa khớp gối đặc biệt là thoái hóa khớp gối giai đoạn I, giai đoạn II. Tiêm PRP trong điều trị thoái hóa khớp gối có liệu trình điều trị tối đa là tiêm 3 lần, tối thiểu là tiêm 2 lần mỗi lần cách nhau 1 tháng.
Theo kinhtedothi