Văn phòng Sức khỏe Toàn cầu có gì đặc biệt?

Việc khởi động Văn phòng Sức khỏe Toàn cầu không chỉ tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế mà còn cảnh báo người dân về những dịch bệnh nguy hiểm mới nổi trên thế giới.

PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế

Thông tin trên được TS. Nguyễn Mạnh Cường – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Y tế) – cho biết tại cuộc họp khởi động Văn phòng Sức khỏe Toàn cầu do Bộ Y tế tổ chức sáng nay, 5/12.

Nỗ lực dập tắt dịch bệnh

“Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát. Với khoảng 300.000 người mắc, bệnh sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần so với năm 2018 nhưng đã được khống chế với tỷ lệ t.ử v.ong chỉ còn 0,017%. Đạt được kết quả đó là nhờ vào sự hợp tác, giúp đỡ của các nước trên thế giới.” – PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Toàn cảnh cuộc họp

Hiện, một số nước trên thế giới đã thành lập Văn phòng Sức khỏe Toàn cầu như: Hoa Kỳ, Thái Lan, Đài Loan, Philipin. Văn phòng Sức khỏe Toàn cầu tại Việt Nam sẽ là đầu mối để tăng cường trao đổi thông tin, hoạt động để kiểm soát bệnh dịch mới lây nhiễm, mới nổi, các bệnh lý không lây nhiễm (đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư,…), bệnh có liên quan đến vấn đề già hóa dân số.

Theo TS. Nguyễn Mạnh Cường, Văn phòng Sức khỏe Toàn cầu (Viet Nam Global Health Office) được đặt tại Vụ Hợp tác Quốc tế, có nhiệm vụ thúc đẩy, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong các vấn đề sức khỏe toàn cầu và khu vực; hỗ trợ các quốc gia phát triển y tế qua việc chủ động đóng góp, xây dựng chính sách, chương trình nghị sự quốc tế. Từ đó, chia sẻ kinh nghiệm về cải cách hệ thống y tế cùng các vấn đề sức khỏe toàn cầu.

TS. Nguyễn Mạnh Cường – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Y tế)

Văn phòng Sức khỏe Toàn cầu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, có 4 chức năng chính gồm: điều phối, tham mưu, tăng cường năng lực và nghiên cứu; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước bảo đảm, được trích từ kinh phí thường xuyên của Bộ Y tế, nguồn tài trợ quốc tế cùng các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Người dân được hưởng lợi gì?

Trước thắc mắc về lợi ích của người dân khi Văn phòng Sức khỏe Toàn cầu thành lập, TS. Cường cho hay, người dân sẽ được tiếp cận thông tin nhanh, chính xác về các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi trên toàn cầu. Từ đó, có nhận thức đúng về dịch, bệnh, chủ động phòng, chống dịch bệnh lây lan.

Đáng chú ý, người dân không chỉ nắm được thông tin về những dịch bệnh truyền nhiễm mà còn được cảnh báo về các bệnh không lây nhiễm như: ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì,…

“Văn phòng ra đời sẽ huy động được nguồn lực tổng hợp của ngành y tế, hợp tác quốc tế trong quá trình phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người dân” – TS. Cường nhấn mạnh.

TS. Kidong Park – Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam

TS. Kidong Park – Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết: “Văn phòng Sức khỏe Toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong y tế công cộng tại Việt Nam. Việt Nam đã có sự cam kết mạnh mẽ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế để cùng giải quyết các vấn đề sức khỏe toàn cầu. Việc khởi động Văn phòng Sức khỏe Toàn cầu hôm nay sẽ là nền tảng để Việt Nam nỗ lực hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.”

Theo viettimes

Cảnh báo bệnh do vi rút

Sở Y tế TP.HCM vừa có báo cáo công tác y tế tháng 11.2019 gửi UBND TP.

Theo đó, từ đầu năm đến nay, toàn TP có trên 59.000 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2018 và có 9 ca t.ử v.ong; 25 ca mắc tay chân miệng, giảm 28%; 6.456 ca sởi, tăng 5.858 ca.

11 tháng qua có trên 295.000 lượt đi tư vấn, xét nghiệm HIV, tăng 9.000 lượt so với cùng kỳ năm 2018. 91% số ca dương tính được chuyển đến các cơ sở để điều trị (ngoại trú) HIV/AIDS. Ước tính hiện TP có khoảng 37.335 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị thuốc ARV.

Về tiêm ngừa 8 loại bệnh (lao, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não do HIB) cho trẻ dưới 1 t.uổi của toàn TP từ đầu năm đến nay là 77.000 ca, đạt 68,1% (tiến độ đề ra là 79,2%). Nguyên nhân chưa đạt tiến độ là do thiếu hụt vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng – TCMR (vắc xin ComBe Five). Từ tháng 10, chương trình TCMR đã bổ sung thêm loại vắc xin mới SII. Ngành y tế TP đang truyền thông, vận động phụ huynh đưa trẻ dưới 1 t.uổi đi tiêm ngừa đầy đủ, nhằm đạt mục tiêu đề ra vào cuối năm là 95%.

Ngày 1.12, thông tin từ Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư (Hà Nội) cho biết 2 – 3 tuần gần đây, BV thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhi nhiễm vi rút cúm. Hiện có gần 50 bệnh nhi viêm đường hô hấp (phế quản, viêm phổi) có nhiễm vi rút cúm đang điều trị tại BV này. Vi rút cúm thường tăng mạnh vào mùa đông – xuân, có thể gây bội nhiễm viêm phế quản, phổi, thậm chí từng ghi nhận các trường hợp viêm não sau nhiễm vi rút cúm.

Tuần qua, BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận gần 200 bệnh nhi điều trị nội trú, trong đó có khoảng 25% trẻ được chẩn đoán nhiễm vi rút cúm, vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và vi rút rota (đường tiêu hóa). Để phòng bệnh do RSV (hiện chưa có vắc xin), tránh để trẻ tiếp xúc với những người đang bệnh đường hô hấp, tay chân miệng, hạn chế đến nơi đông người, giữ vệ sinh cá nhân…

Theo thanhnien

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *