Thịt có thật sự là ‘quỷ dữ’ như nhiều người nói?

Các nhà khoa học đến từ Anh cho rằng hành tinh này và con người, đặc biệt là t.rẻ e.m, không thể thiếu thịt và nếu tất cả mọi người đều ăn chay thì sẽ… tàn phá môi trường.

Nhóm nghiên cứu cho rằng chúng ta đang quá chú ý vào chi phí mà quên đi lợi ích khổng lồ của thịt và ngành chăn nuôi – Shutterstock

Các chuyên gia đến từ Đại học Edinburgh và Cao đẳng Nông thôn Scotland (Vương quốc Anh) cho biết nông dân đang ngày càng cảm thấy bị “ám” bởi thông điệp “thịt là quỷ dữ” đang được thúc đẩy bởi các nhà môi trường vận động hành lang, theo Telegraph.

Phát biểu tại một hội thảo ở London, họ khẳng định, thịt rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của t.rẻ e.m, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, và tránh chăn nuôi sẽ không cải thiện việc sử dụng đất, theo Telegraph.

Giáo sư Geoff Simm, Giám đốc Học viện Nông nghiệp và An ninh lương thực Toàn cầu tại Đại học Edinburgh, phát biểu: “Thông thường, người ta lập luận rằng việc ăn chay sẽ giảm thiểu việc sử dụng đất, nhưng các nghiên cứu đã được thực hiện chứng minh rằng điều đó không đúng.

Chúng tôi cảm thấy, trong khi sản xuất chăn nuôi có cả chi phí và lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, thì phần chi phí được quan tâm nhiều hơn so với lợi ích. Thịt có lợi ích to lớn. Nó có nguồn protein quan trọng, năng lượng, vi chất dinh dưỡng sinh học cao, thậm chí, thực phẩm nguồn gốc động vật có tác dụng thực sự quan trọng đối với sự phát triển của t.rẻ e.m, cả về nhận thức và thể chất”.

Giáo sư Mike Coffey (Cao đẳng Nông thôn Scotland) nói thêm với Telegraph: “Hoàn toàn không cần thiết ăn chay. Nếu tất cả mọi người ăn chay, sẽ tàn phá môi trường Vương quốc Anh. Động vật được nhân giống để làm thức ăn giúp tăng cường đa dạng sinh học”.

Các nhà nghiên cứu hiện đang cố gắng nhân giống gia súc thân thiện với môi trường hơn – phát triển nhanh hơn và ăn ít hơn – làm giảm lượng carbon của ngành bằng cách giảm lượng khí metan do bò thải ra. Giáo sư Coffey nói rằng sự khác biệt về khí thải metan giữa gia súc tốt nhất và xấu nhất là khoảng 30%. Nếu tất cả nông dân Anh chăn nuôi động vật hiệu quả nhất thì có thể giảm gần 1/3 lượng khí thải carbon.

Điều này có thể dẫn đến, trong vài năm tới, người mua hàng có thể kiểm tra nhãn thực phẩm để truy vết tác động môi trường mà thực phẩm đó gây ra.

Bên cạnh đó, giáo sư Andrea Wilson, cũng thuộc Đại học Edinburgh, cho biết cần nghiên cứu nhiều hơn về tác động của chủ nghĩa thuần chay. Bà lý giải trên Telegraph rằng chúng ta biết rất nhiều về ngành chăn nuôi vì mọi người nhìn chằm chằm vào nó nhưng thật sự biết rất ít về thuần chay. Trong khi đó, tư tưởng cho rằng cái gì đó xấu xa (như thịt hiện nay) truyền rất nhanh từ người này sang người khác.

Theo thanhnien

Bộ Y tế chốt bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường

Sau thời gian dài nghiên cứu, Bộ Y tế chốt phương án bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng vào sữa tươi học đường để cải thiện tầm vóc người Việt.

Ngày 5/12, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 31, quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường.

Theo đó, sản phẩm sữa sử dụng trong chương trình Sữa học đường phải là sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng và phải đảm bảo bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng nhất định.

Cụ thể, 21 vi chất dinh dưỡng bao gồm: Vitamin D3, canxi, sắt, vitamin A, E, C, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B12, axit folic, vitamin K1, kẽm, đồng, i ốt, selen, phospho, magie.

Học sinh tại TP.HCM uống sữa học đường

Nguyên liệu đầu vào của sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu ban hành. Sữa này phải được cơ sở sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.

Chương trình sữa học đường được Thủ tướng phê duyệt tháng 7/2016. Hơn 2 tháng sau, Bộ Y tế ban hành Quyết định 5450, quy định tạm thời đối với sản phẫm sữa tươi trong chương trình sữa học đường.

Tuy nhiên trong Quyết định 5450 chưa quy định rõ cần bổ sung bao nhiêu vi chất và hàm lượng từng vi chất là bao nhiêu mà chỉ giao Viện Dinh dưỡng quốc gia chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan nghiên cứu rồi đề xuất để bổ sung phù hợp với từng nhóm đối tượng mẫu giáo, tiểu học.

Sau đó, có rất nhiều ý kiến khác nhau trong việc bổ sung vi chất vào sữa học đường, như 3, 18 hay 21 vi chất.

Hiện tại đã có 15 tỉnh triển khai chương trình sữa học đường như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Bắc Ninh, Sơn La… Tại Hà Nội, sản phẩm sữa học đường được sử dụng từng bổ sung 10 vitamin và 4 khoáng chất.

Chương trình sữa học đường ở một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan sau 5 năm triển khai được cho là đã giúp giảm tình trạng suy dinh dưỡng, tăng chiều cao của t.rẻ e.m (Trung Quốc tăng 2 cm, Thái Lan tăng 5 cm).

Thông tư quy định hàm lượng 21 vi chất dinh dưỡng trong sữa tươi học đường chính thức có hiệu lực ngày 20/1/2020.

Thúy Hạnh

Theo vietnamnet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *