Hoảng hốt sau một đêm ngủ dậy thấy méo mồm

Nhiều người sau ngủ dậy bỗng thấy bị liệt một bên mặt, thậm chí không uống nước được, nói méo… Đây là nguyên nhân vì sao và cách chữa như thế nào?

Liệt dây thần kinh số 7 chỉ sau 1 đêm ngủ dậy

Theo y học cổ truyền, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên hay còn gọi là: khẩu nhãn oa tà (khẩu là miệng, nhãn là mắt, oa tà là lệch).

Lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch hội đông y Cầu Giấy, Hà Nội cho biết hiện tượng liệt dây thần kinh ngoại biên do trúng phong hàn hoặc phong nhiệt. Phong hàn là khi bệnh nhân đột ngột gặp thời tiết trở lạnh cũng có thể mắc bệnh. Đối với trúng phong nhiệt có thể từ viêm tai giữa, không may bị sang chấn do ngã, ngoài ra u não cũng có thể dẫn đến liệt dây thần kinh ngoại biên.

Thực tế, các cơ sở y tế ở địa phương hay tại các thành phố lớn trên cả nước đều có thể chữa được bằng phương pháp chữa điện châm, thủy châm và hiện đại hơn là phương pháp cấy chỉ. Tuy nhiên về tiến triển bệnh tật hay hiệu quả ra sao phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và cơ địa mỗi người.

Lương y Phó Hữu Đức ghi lại bệnh án của bé Đặng Thị Ngọc Hướng 4 t.uổi bị liệt dây thần kinh số 7. Ảnh Ngô Huệ

Cần chú ý, bệnh liệt dây thần kinh số 7 sẽ nặng thêm trong 3-4 ngày sau đó nếu không khịp thời đi khám và điều trị. Khi để lâu dễ biến thành tật. Anh Đặng Phúc Đức (27 t.uổi, trú tại xã Quyết Tiến, Quản Bạ, TP. Hà Giang) đến khám tại phòng khám Đức An Đường cho biết con gái Đặng Thị Ngọc Hướng 4 t.uổi liệt dây thần kinh số 7 mắc bệnh cách đây 1 tháng.

Sau 1 đêm ngủ dậy thì phát hiện con bị méo miệng. Con gái anh đã được điều trị 15 ngày tại BV ĐK Hà Giang được châm cứu và tiêm thuốc thủy châm không đỡ. Trong quá trình thăm khám bác sĩ kết luận con bị liệt dây thần kinh số 7 do nhiễm lạnh

Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm chữa bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7, lương y Phó Hữu Đức cho biết mức độ nặng nhẹ của bệnh được chia ra 4 thể: nhẹ, vừa, nặng, rất nặng. Thường bệnh nhân bị bệnh càng lâu thì mất nhiều thời gian hơn để chữa trị. Với trường hợp của bé Hướng, cháu ở thể nặng và có thể chữa khỏi sau 1 tháng.

Vị lương y cũng chia sẻ, phương pháp điều trị để chữa liệt dây thần kinh số 7 là xoa huyệt, day huyệt, ấn huyệt, bấm huyệt vào các huyệt như: Tứ thần thông, hợp cốc, khúc trì, ế phong, thái dương, quyền liêu, thừa tương, giáp sa, địa thương, dương bạch, ngư yêu… và cứu thuốc bằng cách dùng lá ngải. Thời gian áp dụng phương pháp vật lý trị liệu là 60 phút mỗi ngày.

Với phương pháp trên, chị Trần Thị Minh Thùy (36 t.uổi, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết sau 1 tháng điều trị liệt dây thần kinh số 7 con gái 2 t.uổi được bác sĩ tận tâm chữa trị đã khỏe mạnh hoàn toàn.

Trẻ nhỏ vài tháng t.uổi cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7. Ảnh minh họa

Lý giải về hiệu quả của lá ngải, lương y Đức cho biết dược tính ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, tác dụng đến can, tỳ, thần kinh, nên dùng nguyên liệu từ cây ngải cứu chế biến thành mồi ngải để cứu.

Theo kinh nghiệm truyền lại của người Sán Dìu và ông cha để lại, lương y Phó Hữu Đức cho biết hằng năm phải thu hái cây ngải cứu vào 12 giờ trưa của ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết đoan ngọ) sơ chế rồi đem phơi khô sau đó sẽ chế thành mồi ngải cứu (viên ngải nhung) tùy theo kích cỡ cần cứu, cuộn thành điếu ngải và phải cuốn bằng giấy bản (giấy gió) sẽ có tác dụng.

Có 3 cách cứu tùy thuộc vào từng bệnh lý: Cứu trực tiếp vào huyệt bằng viên ngải nhung, dùng điếu ngải hơ trực tiếp trên da bệnh nhân; cứu gián tiếp vào các huyệt trên da, dùng mồi ngải cứu gián tiếp qua lát gừng, tỏi, muối; ôn châm, sau khi đã châm kim, cắm vào đốc kim một điếu ngải 2-3 cm hoặc hơ điếu ngải ở đốc kim, sức nóng của ngải truyền qua thân kim vào huyệt đã định châm. Cứu là phương pháp hữu nghiệm, tuy nhiên cách cứu này dễ làm da bị bỏng, thầy thuốc phải thận trọng.

Đối với trường hợp liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm lạnh, bệnh nhân có thể bài thuốc Nam uống kết hợp và dưới sự chỉ dẫn của thầy thuốc: Ké đầu ngựa 12g, tang ký sinh 12g, kê huyết đằng 6g, bạch chỉ 12g, đinh lăng 12g, ngũ gia bì 12g, quế chi 8g, hương phụ 8g, ngưu tất 8g, nghệ đen 8g, cỏ ngọt 1g, gừng tươi 3 lát. Đổ ba bát nước sắc còn một bát uống nóng. Hai lần trong ngày.

Lương y cho biết điều khác biệt ở chỗ khi chữa bằng phương pháp vật lý trị liệu bệnh nhân không bị đau đớn, từ đó quá trình trị liệu được thực hiện liên tục cho đến khi khỏi bệnh. Đối với bà bầu không may bị liệt dân thần kinh số 7 vẫn có thể chữa thành công mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Cách phòng hữu hiệu

Căn bệnh liệt dây thần kinh số 7 không trừ một ai từ trẻ nhỏ 3-4 tháng cho đến người già 80 t.uổi hay thanh niên khỏe mạnh, ít ốm đau… đều có thể mắc phải khi gặp lạnh đột ngột. Bệnh nhân cần phải giữ gìn, đặc biệt là người già trẻ nhỏ không chủ quan khi thay đổi thời tiết.

Cần giữ ấm, không ăn uống lạnh, không sống trong môi trường nhiễm lạnh. Bởi đối với từng người liệt dây thần kinh số 7 khi bị mắc lại, thể của căn bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, thời gian điều trị lâu hơn.

Những người bị bệnh liệt dây thần kinh số 7 cần ăn ngủ đúng giờ giấc, hạn chế sử dụng máy tính vì điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.

Để phòng liệt dây thần kinh số 7, khi đã uống rượu, bia trời nhiều gió, lạnh không nên ra ngoài, nếu phải đi cần che kín mặt. Khi dính nước mưa, lạnh nên ngậm vài lát gừng sống, xoa, bôi dầu gió để giữ ấm cơ thể.

Ngô Huệ

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Đừng phạm phải dù chỉ là 1 trong 6 sai lầm này khi dùng điều hòa để bảo vệ con trẻ

Điều hòa là có thể được coi là “ân nhân” trong những ngày hè thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách thì nó chính là “sát thủ không dao” khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu.

Nhiều trẻ nhập viện vì bố mẹ dùng điều hòa sai cách

Mới đây, bệnh viện đa khoa Hùng Vương tiếp nhận trường hợp b.é t.rai 8 t.uổi đến khám với biểu hiện bị lệch mặt, mắt phải nhắm không kín, khi ăn vướng đồ ăn trong khoang má phải.

Qua thăm khám và các biểu hiện lâm sàng các bác sĩ chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải. Bệnh nhi đã được nhập viện và điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền như: Xoa bóp, cứu ngải, chiếu tia hồng ngoại, điện châm…

Sau quá trình điều trị tích cực cùng hướng dẫn tận tình của bác sĩ, hiện tình trạng bệnh của b.é t.rai 8 t.uổi này đã tiến triển tốt.

B.é t.rai bị liệt một bên mặt, méo miệng sau khi ngủ điều hoà.

Chia sẻ với báo chí, BSCKII Y học cổ truyền Nguyễn Kim Hùng cho biết, đối với t.rẻ e.m bị liệt mặt, méo miệng, nguyên nhân thường là do bị lạnh. Vào mùa hè, các trường hợp trẻ bị liệt mặt thường do các gia đình sử dụng điều hoà khi ngủ quá lạnh.

Một trường hợp khác cũng bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên vì nhiễm lạnh điều hòa là cháu Nguyễn Hoàng My (đã đổi tên, 12 tháng t.uổi, ở Tuyên Quang). Gia đình phát hiện bé có dấu hiệu sưng ở vùng mắt và mắt nhíu sang một bên, nhìn mặt bé hơi méo nên quyết định đưa đến khoa Điều trị Liệt vận động, Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội) để thăm khám.

Bé 12 tháng bị liệt mặt do nằm điều hòa.

Theo bác sĩ Dương Văn Tâm, trưởng khoa Điều trị Liệt vận động, vào thời điểm nắng nóng khoa thường xuyên tiếp nhận trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 do bị nhiễm phong hàn. Căn bệnh này thường gặp khi thời tiết chuyển mùa hoặc vào mùa hè nắng nóng khi mọi người đều dùng điều hòa máy lạnh, quạt gió, quạt phun xương nhiều.

Trường hợp của cháu Quách Thị Thu H. (4 t.uổi, ở Quốc Oai, Hà Nội) cũng tương tự. Sau khi ngủ trưa trong phòng điều hòa, cháu H. có hiện tượng cười bị méo mồm. Sau đó 1 tiếng thấy con có nhiều biểu hiện lạ khác như rơi vãi nhiều khi ăn, mắt không nhắm được kín, nói ngọng kiểu ú ớ, gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương để cấp cứu.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé H bị liệt dây thần kinh số 7 do nằm điều hòa quá lạnh.

Sai lầm nào khiến trẻ nhập viện do nằm điều hòa ngày nóng?

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), sử dụng điều hòa đúng cách mới có thể phát huy chức năng làm mát cho con, đồng thời không gây bệnh tật cho trẻ.

Đáng tiếc là rất nhiều cha mẹ hiện nay đang mắc sai lầm khi sử dụng điều hòa, khiến con mắc bệnh đường hô hấp, viêm phổi… Bản thân vị chuyên gia này đã gặp không biết bao nhiêu ca trẻ nhập viện do nằm phòng có dùng điều hòa sai cách.

Những sai lầm phổ biến khi sử dụng điều hòa cho trẻ bao gồm:

Kết lại, đâu mới là cách dùng điều hòa đúng nhất trong những ngày nắng nóng?

Nằm điều hòa ngày nóng là điều cần thiết, tuy nhiên để đảm bảo cho sức khỏe của t.rẻ e.m, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý:

– Bố mẹ nên tạo độ ẩm nhất định trong phòng có điều hòa bằng cách dùng quạt hơi nước hoặc đặt một chậu nước trong phòng, như vậy sẽ giúp cho da và cổ họng của bé không bị khô.

– Không nên cho trẻ bước vào ngay phòng điều hòa khi đi nắng hoặc vận động mạnh về. Trước khi ra khỏi phòng cần cho trẻ đứng ở cửa mở rộng vài phút để kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.

– Nhiệt độ điều hòa cho bé vào mùa hè ở khoảng 25 độ là tốt nhất.

– Hạn chế đóng mở cửa phòng để hơi lạnh không thất thoát nhưng đừng để không khí trong phòng trở nên quá bí.

– Hãy vệ sinh máy điều hòa theo định kỳ, phòng ở có điều hòa cũng cần phải dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên.

– Lưu ý không để điều hòa chiếu thằng nơi bé nằm hoặc nằm quá gần luồng gió thổi từ điều hòa ra.

– Gia đình nên đặt điều hòa ở nơi càng cao càng tốt, hãy điều khiển chế độ quạt đảo chiều để không làm hướng gió thổi thẳng một chỗ.

Theo helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *