BV Đà Nẵng truyền hình trực tiếp 4 ca phẫu thuật tim mạch từ phòng mổ Hybrid

Ngày 7.12, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết có 4 ca phẫu thuật tim mạch được truyền hình trực tiếp đến các chuyên gia phẫu thuật tim mạch hàng đầu, từ hệ thống phòng mổ Hybrid hiện đại bậc nhất Việt Nam.

Hình ảnh từ phòng mổ Hybrid (Bệnh viện Đà Nẵng) được truyền trực tiếp đến các chuyên gia tim mạch hàng đầu Việt Nam – Bệnh viện Đà Nẵng

Trong khuôn khổ Hội nghị can thiệp tim mạch toàn quốc tổ chức tại Đà Nẵng (6-7.12), Bệnh viện (BV) Đà Nẵng phối hợp với Phân hội Tim mạch học can thiệp Việt Nam thực hiện truyền hình trực tiếp hình ảnh các ca phẫu thuật can thiệp mạch vành phức tạp từ Phòng can thiệp tim mạch, BV Đà Nẵng đến các chuyên gia tim mạch.

Vừa phẫu thuật can thiệp, các bác sĩ, chuyên gia tim mạch vừa tư vấn, chia sẻ về “Ứng dụng IVUS siêu âm trong lòng mạch vành phục vụ các ca can thiệp tổn thương mạch vành khó, phức tạp”.

Thạc sĩ – bác sĩ CKII Hồ Văn Phước, Trưởng Khoa Tim mạch Can thiệp (BV Đà Nẵng), cũng cho biết dịp này, BV chính thức đưa vào hoạt động phòng phẫu thuật can thiệp tim mạch hiện đại bậc nhất với hệ Hybrid, là hệ thống kết hợp giữa mổ hở và mổ nội soi, dựa trên sự hỗ trợ của máy DSA.

Theo bác sĩ Phước, đây là hệ thống nhóm phòng mổ hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và cả trên thế giới hiện nay. Hybrid tích hợp phòng mổ và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy chụp mạch, máy chụp cắt lớp, máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp mạch m.áu số hóa xóa nền… Việc kết hợp các thiết bị chẩn đoán hình ảnh ngay trong phòng mổ sẽ giúp tránh được việc phải vận chuyển bệnh nhân tới các khu vực chiếu chụp khác nhau ở bệnh viện. Bệnh nhân được chẩn đoán và phẫu thuật ngay trong phòng mổ, chất lượng của các ca phẫu thuật sẽ được đảm bảo tốt nhất, giúp tiết kiệm thời gian, tăng cường an toàn cho người bệnh, đặc biệt là ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.

Trong phòng mổ Hybrid là sự kết hợp giữa môi trường phẫu thuật vô trùng với hệ thống chẩn đoán hình ảnh, tích hợp thông tin hiện đại giúp kết nối phòng mổ với hệ thống thông tin bệnh viện, cho phép các bác sĩ truy xuất bệnh án của bệnh nhân, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả chụp chiếu để hội chẩn trước, trong và sau ca phẫu thuật ngay tại phòng mổ. Hệ thống camera tích hợp hiện đại có thể giúp các chuyên gia ở bên ngoài theo dõi từng thao tác chi tiết nhất của các kỹ thuật viên và hỗ trợ chuyên môn.

Cùng với hệ thống phòng mổ Hybrid, hình ảnh về 4 ca mổ phức tạp đang được bệnh viện thực hiện cũng được truyền hình trực tiếp đến các chuyên gia phẫu thuật can thiệp tim mạch hàng đầu tại Việt Nam đến từ BV Tim Hà Nội, BV Trung ương Huế, các BV có chuyên khoa tim mạch trên cả nước.

“Các chuyên gia hàng đầu trên cả nước cũng bất ngờ khi một BV công tại Đà Nẵng lại trang bị được hệ thống phòng phẫu thuật Hybrid hiện đại bậc nhất. Không chỉ góp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả, giảm chi phí và thời gian đi xa của bệnh nhân khu vực miền Trung mà tương lai sẽ góp phần hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành khoa học sức khỏe”, bác sĩ Phước cho biết thêm.

Theo thanhnien

Đà Nẵng chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng

Mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới- Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tiếp nhận điều trị từ 70 đến 80 ca bệnh tay chân miệng.

Hiện nay dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp. Ngành y tế thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh này bùng phát.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng điều trị tại bệnh viện.

Mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới- Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tiếp nhận điều trị từ 70 đến 80 ca bệnh tay chân miệng.

Chị Nguyễn Thị Thu Mơ, ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có con mắc bệnh tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện này cho biết: “Con em nhập viện hôm thứ 6 đến nay, sốt và nổi hột cho ở nhà điều trị 2 ngày không đỡ phải nhập viện. Bây giờ thì nốt ban đỡ rồi mà sốt chưa hẳn.”

Mỗi ngày, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tiếp nhận, điều trị 70- 80 ca bệnh tay chân miệng.

Hiện nay, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tăng cường các y bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Theo bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh, Phó khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng thì đối với những trẻ mắc bệnh này thường thấy sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da… Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu này phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

“Mỗi năm ở Đà Nẵng có 2 đỉnh điểm bệnh tay chân miệng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10, số lượng bệnh tăng cao hơn bình thường. Công tác thu dung và điều trị thì có xu hướng vẫn tăng. Tuy nhiên chưa có trường hợp nào nặng biến chứng t.ử v.ong. Hiện tại, số giường bệnh trong khoa vẫn đảm bảo mỗi cháu 1 giường”, bác sĩ Thịnh nói.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ghi nhận gần 1.300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 200 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh. Ngành y tế đã thành lập các đội cấp cứu, chống dịch lưu động để kịp thời ứng phó tình huống dịch bệnh bùng phát và lan rộng.

Ông Nguyễn Tam Lãm, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật – Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết: “Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã thành lập các đội phòng chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt hóa chất để xử lý môi trường. Cấp chủ động cho các đơn vị và các bệnh viện có thu dung điều trị bệnh này để tiến hành xử lý sát khuẩn môi trường. Hiện nay, Trung tâm cũng đã có văn bản gửi cho các trung tâm các quận, huyện phối hợp với Phòng Giáo dục Đào tạo, các bậc phụ huynh, các hộ gia đình, các trường lưu ý vấn đề ăn uống đảm bảo vệ sinh”./.

Theo VOV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *