Nhìn đôi chân bất thường của b.é g.ái 2 tuần t.uổi, bác sĩ quay sang hỏi: Có ai bị lở miệng hôn con không?

Các bác sĩ cho biết họ phát hiện ra một vết phồng rộp, vì vậy có thể là b.é g.ái đã bị mụn rộp ở trẻ sơ sinh, mà nguyên nhân gây ra nó là do một người khác mắc bệnh hôn bé.

Khi nhận thấy chân có một khối u, trong khi bàn chân thì trông như bị trật, bà mẹ Karen Diamond (28 t.uổi) đến từ Gateshead (Anh) đã đưa con gái Willow đến bệnh viện để khám. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ cho biết họ phát hiện ra một vết phồng rộp, vì vậy có thể là b.é g.ái đã bị nhiễm virus herpes ( mụn rộp ở trẻ sơ sinh) – một tình trạng nghiêm trọng, đôi khi có thể gây t.ử v.ong, mà nguyên nhân gây ra nó là do một người khác mắc bệnh hôn bé.

Chị Karen đã vội đưa con đến bệnh viện sau khi nhận thấy con có một khối u ở chân và bàn chân trông như bị trật.

Được biết, bà mẹ 2 con này đã chào đón bé Willow vào tuần thứ 37 của thai kỳ. Cô bé chào đời khỏe mạnh với cân nặng 3,2kg.

Chị Karen kể: “Hai tuần sau khi sinh, chúng tôi nhận thấy Willow có một khối u ở chân và chân con bé trông như bị trẹo. Thật khủng khiếp khi chồng tôi đã nghĩ ngay đến điều tồi tệ nhất là em họ và bạn thân của anh ấy mất vì căn bệnh ung thư. Vợ chồng tôi phát hoảng lên, vội đưa Willow đến bệnh viện địa phương. Ở đây, các bác sĩ nghi ngờ con tôi đã bị một người có biểu hiện là vết loét miệng hôn, vì vậy, họ cần xét nghiệm m.áu của con bé. Tôi đã khóc ngất khi nghe tin đấy”.

Các bác sĩ nghi ngờ b.é g.ái đã bị một người có bệnh lở miệng hôn, vì vậy, họ cần xét nghiệm m.áu của con bé và cho bé nằm viện vài ngày.

Vài ngày sau, bé Willow được xuất viện. Nhưng khi được 3 tuần t.uổi, b.é g.ái đã phải quay lại bệnh viện khi đi phân ra m.áu. Các bác sĩ nhận thấy đ.ứa t.rẻ còn có thêm dịch bạch huyết ở chân nên nghi ngờ bé bị mắc hội chứng Klippel-Trenaunay Webber (KTWS) – một căn bệnh ảnh hưởng đến các mạch m.áu và có thể khiến chân tay to bất thường vì tích tụ chất lỏng. Sau khi xét nghiệm, Willow được chẩn đoán là bị phù bạch huyết ở cả hai chân và trong ruột và xung quanh trực tràng.

Chị Karen cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa biết bệnh này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của Willow như thế nào. Con tôi rất kiên cường nhưng không có gì đảm bảo tương lai của con bé cả. Hiện tại, Willow vẫn đang trải qua các xét nghiệm và có một hành trình dài phía trước”.

Hiện tại chân của Willow luôn được băng lại. Vì có nguy cơ n.hiễm t.rùng cao nên cô bé còn phải thường xuyên theo dõi viêm mô tế bào và n.hiễm t.rùng huyết.

Anh trai Bentley vào viện thăm em gái.

Hàng ngày, chị Karen phải mát xa chân cho con gái và hút sạch chất lỏng đang tích tụ dưới da. Bà mẹ đau khổ cho biết vì mắc căn bệnh phù bạch huyết mà trông con chị thật khác, chân tay của Willow luôn trong tình trạng sưng to. Chị nói: “Tôi hy vọng là tình hình của con tôi sẽ được cải thiện theo thời gian. Các bác sĩ sẽ làm cách nào đó để hút dịch bằng cách gắn bạch huyết vào tĩnh mạch. Bây giờ, hàng ngày, chân của con tôi luôn phải quấn băng. Vì có nguy cơ n.hiễm t.rùng cao nên con bé còn phải thường xuyên theo dõi viêm mô tế bào và n.hiễm t.rùng huyết”.

Phù bạch huyết là gì?

Theo thông tin từ Dịch vụ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ thì căn bệnh phù bạch huyết được gây ra bởi khiếm khuyết di truyền trước khi sinh, gây ra tình trạng sưng các mô bên trong cơ thể, đặc biệt là chân tay. Đó là khi hệ thống bạch huyết – một mạng lưới có trách nhiệm loại bỏ các chất lỏng dư thừa và giúp cơ thể chống lại n.hiễm t.rùng – hoạt động không đúng nhiệm vụ.

Đây là một căn bệnh cực kỳ hiếm gặp khi chỉ mới tìm thấy có 10 triệu người ở Mỹ và 200.000 người ở Anh mắc phải căn bệnh này. Hiện tại, bệnh phù bạch huyết vẫn chưa có thuốc điều trị. Bệnh nhân chỉ có thể làm giảm thiểu chất lỏng tích tụ thông qua tất nén và sống một lối sống lành mạnh.

Nguồn: D.M/toquoc

“Không hôn trẻ sơ sinh” – tưởng là lý thuyết suông nhưng ai cũng phải giật mình khi nhìn điều tồi tệ xảy ra với em bé này

Đến ngày thứ 3, mụn rộp đã mọc ở trong và trên miệng khiến c.ô b.é đau đớn không ăn uống được gì.

Katie, mẹ của bé, đến từ Sunderland, Anh đã chia sẻ những bức ảnh g.ây s.ốc về vết loét trên khuôn mặt của con gái mình do virus herpes gây ra từ “nụ hôn của thần chết”.

Virus Herpes là tác nhân gây ra những mụn rộp ở trong và trên miệng khiến Lily phải chịu đau đớn.

Katie không chắc chắn làm thế nào bé Lily (10 tháng t.uổi) bị nhiễm virus, nhưng cô cho rằng có thể một người nào đó trong gia đình đã hôn cô bé và lây truyền qua.

Ban đầu, cô nhận thấy một đốm đỏ duy nhất trên cằm của con gái mình và được bác sĩ khuyên là “hãy để mắt đến nó”, nhưng hai ngày sau, những đốm đỏ xuất hiện nhiều thêm khiến Lily đau đớn.

Katie nói: “Ban đầu, tôi cứ nghĩ có thể là Lily mọc răng nên bị đau, nhưng qua ngày hôm sau thì cằm và môi con bé nổi nhiều đốm đỏ hơn và gây đau hơn. Bác sĩ đã khuyên dùng một loại gel làm dịu cho nướu của con bé và họ nói rằng đó là một bệnh n.hiễm t.rùng do virus gây ra. Tôi lại cho rằng đó có thể là bệnh tay chân miệng. Nhưng đến ngày thứ ba, Lily thức dậy với rất nhiều đốm đỏ ở bên trong và xung quanh miệng. Trông con bé rất tội nghiệp. Vì vậy, tôi đã nhanh chóng đưa con bé đến thẳng bệnh viện”.

Ngày đầu tiên bị lây nhiễm, Lily chỉ có một hai mụn rộp

Nhưng đến ngày thứ 3, mụn rộp đã mọc ở trong và trên miệng khiến c.ô b.é đau không ăn uống được gì.

Tại bệnh viện, các bác sĩ nhận ra đó là mụn rộp ở môi nhưng đã ba ngày trôi qua và thuốc kháng sinh không còn hiệu nghiệm đối với nó. Cuối cùng, phải mất bốn tuần, miệng của Lily mới khỏi hẳn vào đúng dịp sinh nhật 1 t.uổi của mình.

Katie cho biết: “Tôi thật không thể tin được điều bác sĩ nói. Bởi tôi luôn quấn Lily bằng chăn bông. Vì đã từng mất một đứa con trước đó, nên tôi không muốn con bé phải chịu bất kỳ tổn thương nào. Vào cuối tuần trước, gia đình chúng tôi đã có một chuyến đi xa. Sau chuyến đi, một vài thành viên trong nhà có một vài vết loét. Vi trùng đã ở đó. Và đó là nguyên nhân mà con gái tôi bị lây nhiễm”.

“Phải mất một tháng, miệng của Lily trông mới đỡ hơn. Mặc dù vậy, tôi vẫn cảm thấy xấu hổ khi đi cùng con ở nơi công cộng khi mọi người xung quanh nhìn tôi như thể tôi đã bỏ bê con bé. Thời điểm mắc bệnh, Lily hầu như không ăn được gì vì quá đau và tôi phải dùng ống tiêm để cho bé uống. Thật đau lòng khi nhìn thấy con bé đau đớn. Nhưng điều làm tôi thấy khiếp sợ hơn nữa là Lily sẽ dễ bị loét lại trong suốt quãng đời còn lại”.

Lily đáng yêu bên mẹ.

Ngoài ra, Katie còn gửi lời cảnh báo cho những người đang bị mụn rộp ở môi hãy tránh hôn t.rẻ e.m để ngăn chặn điều này xảy ra trong tương lai. Trong gia đình cô, khi Lily bị nhiễm virus thì ngay lập tức anh chị của cô bé: Bethany (14 t.uổi) và Riley (8 t.uổi) đã cố gắng không để mình bị lây nhiễm.

“Tôi cảm thấy mình là một bà mẹ tồi mặc dù điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi. Mọi người nên suy nghĩ kỹ về việc hôn trẻ sơ sinh. Thật khó để xác định ai đã làm điều đó, nhưng bây giờ tôi cực kỳ thận trọng với người sẽ hôn Lily vì tôi không muốn điều này xảy ra một lần nữa. Giả sử con bé nhỏ tháng hơn thì điều này có thể sẽ cướp đi tính mạng vì Lily sẽ bị bệnh nặng và thật đau lòng tôi không thể làm gì được cho con”, cô chia sẻ.

Virus Herpes miệng là gì?

Virus Herpes miệng, hay còn gọi là vết loét lạnh, thường xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua vết thương trên vùng da xung quanh và bên trong miệng.

Virus này lây lan thông qua việc người lành tiếp xúc với vết phồng hoặc chất dịch từ người bệnh, chẳng hạn như ăn uống chung, dùng chung dụng cụ vệ sinh, hôn người bị bệnh hoặc tiếp xúc với nước bọt của người ấy.

Những biện pháp giúp ngăn ngừa sự lây lan của Herpes miệng ở t.rẻ e.m:

– Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên.

– Không để trẻ đưa đồ chơi vào miệng.

– Thường xuyên rửa sạch đồ chơi của trẻ với chất khử trùng.

– Nếu t.rẻ e.m có biểu hiện mụn vỡ hay rỉ dịch, nên giữ ở nhà cho đến khi thấy mụn nước bắt đầu đóng vảy.

– Không để t.rẻ e.m tiếp xúc gần nhau trong khi có mụn rộp và chảy nước dãi không kiểm soát.

– Sử dụng loại găng tay dùng một lần hoặc miếng gạc bông để lấy thuốc mỡ bôi lên vết mụn loét của trẻ.

Theo afamily

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *