Theo quan điểm khoa học, hiện tượng nháy mắt liên tục nguyên nhân chủ yếu là do co thắt các cơ của mắt. Sự nháy liên tục cũng có thể được giải quyết bằng cách điều trị thích hợp.
Hiện tượng mắt bị co giật cũng có thể cảnh báo mắt bạn đang bị khô do lão hóa
Co thắt cơ mí mắt
Mắt chúng ta có mi trên và mi dưới, có một số cơ phụ trách nhắm mắt và một số cơ phụ trách mở mắt. Hai nhóm cơ này hoạt động đối nghịch chiều với nhau, khi nhóm cơ này co thì nhóm cơ kia giãn ra và ngược lại. Cảm giác nhận từ mắt đi vào não bộ Trung ương và tín hiệu xuất phát theo dây thần kinh, não ra lệnh cho các cơ nhắm mắt co vào.
Lúc cơ chế này hoạt động không nhịp nhàng làm mất cân bằng và rối loạn các lực giữa các cơ quanh mắt, bạn sẽ cảm thấy một vùng nào đó hay nhiều vùng trong một hoặc hai mi mắt co, giật hoặc co quắp lại không đúng lúc và gọi là chứng co thắt mi mắt. Đa số không có nguyên nhân rõ rệt, thường gặp ở 50-70 t.uổi, phụ nữ nhiều gần gấp đôi nam giới.
Căng thẳng mắt
Mắt bị co giật có thể do bạn đã căng mắt, khiến mắt bị mỏi trong các trường hợp như bạn không đeo kính râm bảo vệ mắt khi đi ngoài trời nắng, mang kính mắt không đúng số, nhìn chằm chằm vào máy tính hay sử dụng điện thoại, máy tính quá lâu mà quên cho mắt nghỉ ngơi hay thư giãn.
Sử dụng chất kích thích
Chất kích thích như caffeine hay rượu có thể khiến mắt bị giật, đặc biệt nếu bạn uống nhiều và thường xuyên. Cố gắng không uống quá một tách cà phê mỗi ngày. Dùng các thức uống thay thế lành mạnh sẽ giúp bạn không phải chịu đựng điều phiền toái này nữa.
Thiếu chất
Sự thiếu hụt magiê ảnh hưởng đến quá trình cân bằng dinh dưỡng và có thể gây ra hiện tượng mắt bị co giật. Một xét nghiệm m.áu sẽ chỉ ra mức độ magiê trong cơ thể bạn và nếu thiếu, bạn nên thay đổi bằng chế độ ăn uống bổ sung thực phẩm giàu magiê như rau bina, quả hạnh nhân, bột yến mạch hay thuốc bổ cung cấp magiê.
Mắt bị khô
Hiện tượng mắt bị co giật cũng có thể cảnh báo mắt bạn đang bị khô do lão hóa, dùng kính áp tròng không thích hợp hoặc do tác dụng phụ của thuốc đặc trị… Bất kỳ nguyên nhân nào bạn cũng cần đến bác sỹ để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Thói quen nghiến răng hoặc mài răng
Nhiều người có hành động cắn chặt hàm răng, nghiến hoặc mài răng trong khi ngủ mà không hay biết, đây là một trong số các nguyên nhân khiến mắt bạn bị nháy hay co giật. Bạn có thể đến nha sỹ để có các dụng cụ bảo vệ răng trong khi ngủ cùng biện pháp điều trị thích hợp của nha sỹ.
Chứng bệnh nguy hiểm khác
Đôi khi mắt co giật là dấu hiệu cảnh báo của chứng bệnh như hạ đường huyết, bệnh parkinson, hội chứng Tourette và rối loạn các chức năng thần kinh. Nếu còn đi kèm một số triệu chứng đáng lo ngại khác, bạn nên đi khám và xin tư vấn bác sỹ ngay lập tức.
Xử trí nháy mắt như thế nào?
Chườm ấm mắt: Chườm ấm làm cho cơ mắt phục hồi và hoạt động tốt trở lại, giúp loại trừ nháy mắt. Lấy khăn hoặc khăn tay nhúng vào nước ấm. Sau khi vắt, chườm vào mắt cho đến khi khăn hết ấm. Lặp lại 5-6 lần/ngày.
Ăn chuối: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây co giật mắt là sự thiếu hụt kali. Tiêu thụ chuối thường xuyên vì chúng chứa một lượng kali lớn giúp loại bỏ nháy mắt.
Bổ sung canxi, magiê: Canxi là một thành phần quan trọng để giữ cho dây thần kinh và hệ thần kinh khỏe mạnh. Để ngăn chặn mắt co giật, ăn thức ăn giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai và nước cam. Magiê cũng hỗ trợ duy trì chức năng thần kinh cơ, do đó, một phương pháp hiệu quả để điều trị chứng nháy mắt là tiêu thụ thức ăn giàu magiê như bơ, hạt, đậu, quả hạch, lá xanh.
Xông hơi nước nóng: Hơi nước nóng là cách tốt nhất để điều trị nháy mắt. Hơi nước nóng làm dịu hoạt động thần kinh và loại bỏ tất cả các chất bẩn khỏi mắt. Có thể thêm một vài giọt dầu bạch đàn trong nước sôi và xông hơi nước trong 10 phút.
Đắp dưa chuột lên mắt: Một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất để làm dịu cơ mắt và giảm bớt hoạt động dây thần kinh là dưa chuột do dưa chuột có tính chống viêm và thư giãn cơ mắt. Áp 1 lát dưa chuột ướp lạnh trên mắt bị ảnh hưởng sẽ giúp loại bỏ nháy mắt.
Massage mắt: Massage vùng xung quanh mắt bằng sự trợ giúp của ngón trỏ. Động tác massage làm tăng lưu thông m.áu và tăng cường hoạt động cơ mắt. Lặp lại 5 – 6 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 30 giây.
Đảm bảo đủ giấc ngủ: Ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Nếu làm việc trên máy tính cả ngày, nên ngủ trưa một chút.
Bù đủ nước: Uống đủ nước đảm bảo nhiệt độ tối ưu trong mắt và giữ cho cơ mắt đủ nước, do đó hạn chế nháy mắt. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
Theo anninhthudo
Độ t.uổi 40, đi chậm lại là dấu hiệu lão hóa nhanh hơn
Tốc độ bước đi ở độ t.uổi 40 theo các nhà khoa học còn là dấu hiệu cho thấy mức độ lão hóa của bộ não.
Ảnh (minh họa): BBC
Theo đài BBC (Anh), đây là kết quả nghiên cứu mà nhóm khoa học quốc tế thuộc các trường ĐH của Anh và Mỹ tìm ra mô tả như một “bất ngờ thú vị”.
Theo đó, chỉ cần xem xét tốc độ bước đi của một người trong độ t.uổi 40, các nhà khoa học có thể biết được tiến trình lão hóa đang diễn ra như thế nào trong cơ thể họ.
Với những người bước đi chậm hơn, không những cơ thể họ đang lão hóa nhanh hơn mà gương mặt họ trông cũng già hơn và bộ não của họ cũng nhỏ đi.
Thông thường các bác sĩ vẫn lấy chỉ số đo tốc độ bước đi của một người để đ.ánh giá tình hình sức khỏe tổng quát, đặc biệt với những người trên 65 t.uổi. Vì đó là chỉ dấu rõ ràng về độ mạnh của cơ, chức năng phổi, sự thăng bằng, độ mạnh của xương cột sống và thị lực.
Những người bước đi chậm hơn khi lớn t.uổi cũng có nguy cơ bị mất trí hoặc suy giảm trí nhớ cao hơn.
Đây là nghiên cứu tiến hành với 1.000 người ở New Zealand, những người này sinh vào những năm 1970 và được theo dõi tình trạng sức khỏe cho tới t.uổi 45.
Những người tham gia nghiên cứu cũng trải qua các bài kiểm tra thể chất, kiểm tra chức năng não và chụp scan não.
Giáo sư Terrie E Moffitt, tác giả chủ trì nghiên cứu của ĐH King’s College London và ĐH Duke (Mỹ) nhận xét: “Nghiên cứu đã nhận ra việc đi chậm hơn là một dấu hiệu bất ổn từ vài chục năm trước giai đoạn t.uổi già”.
Ngay cả ở t.uổi 45 cũng có các tốc độ di chuyển rất khác nhau, tốc độ nhanh nhất là 2 mét/giây (bước đi, không chạy).
Nhìn chung, những người bước đi chậm có xu hướng là dấu hiệu của tình trạng “lão hóa nhanh hơn” ở phổi, răng và hệ miễn dịch nếu so với những người bước đi nhanh hơn.
Theo tuoitre