Một tin vui mới cho những người mê cà phê, khi các nhà khoa học mới đây vừa chứng minh thêm một lợi ích sức khỏe khác của loại thức uống này, đặc biệt nó có liên quan đến khoảng 19% người dân Việt Nam.
Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống giúp tinh thần tỉnh táo, cà phê còn có thể mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nếu sử dụng đúng cách. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng, cà phê nguyên chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, vốn là nguyên nhân gây lão hóa và các bệnh mãn tính trong đó có ung thư; hỗ trợ giảm cân; ngăn ngừa bệnh tim mạch; phòng ngừa đái tháo đường; lợi tiểu…Và mới đây các nhà khoa học đã chỉ ra thêm một lợi ích tuyệt vời khác của cà phê, đó chính là làm giảm nguy cơ mắc hội chứng Rối loạn chuyển hóa
Nói qua về Rối loạn chuyển hóa, đây là một hội chứng bao gồm một tập hợp các yếu tố rủi ro trên người bệnh: cao huyết áp, rối loạn lipid, béo phì, chỉ số đường huyết cao, xơ vữa thành động mạch…
Hội chứng Rối loạn chuyển hóa rất phổ biến, theo ước tính nó đang ảnh hưởng đến 1 tỷ người trên toàn thế giới, ở Việt Nam, khoảng 19% dân số đang mang trong mình hội chứng này. Việc sống chung với Rối loạn chuyển hóa là cửa ngõ cho nhiều căn bệnh nguy hiểm, nhất là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột quỵ.
Polyphenols là những hóa chất thực vật được tìm thấy nhiều trong các nguồn thực ph ẩm thực vật có sẵn trong tự nhiên và có đặc tính chống oxy hóa.
Trong một nghiên cứu về mối tương quan giữa lượng cà phê nạp vào cơ thể và hội chứng Rối loạn chuyển hóa ở những người Ba Lan và Ý, được thực hiện bởi Tiến sĩ Giuseppe Grosso, Đại học Catania(Ý), các polyphenols, đặc biệt là phenolic acids và flavonoids được xác định là nhân tố chủ chốt mang lại khả năng giảm nguy cơ mắc Rối loạn chuyển hóa.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, chuyên gia này cũng khuyến nghị rằng, Uống cà phê với liều lượng trung bình có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tim mạch, ung thư và tiểu đường type 2.
“Khi đi ra nước ngoài để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu, tôi nhận ra rằng, nguồn cung cấp polyphenols chính thông qua ăn uống ở một số nước châu Âu là trà và cà phê. Vì vậy, tôi đã nảy ra ý tưởng tìm hiểu về những lợi ích sức khỏe mà cà phê mang lại.” – TS. Grosso nhấn mạnh.
Kết quả phân tích số liệu từ nhiều nghiên cứu trước của TS. Grosso chỉ ra: Thói quen uống từ 1 đến 4 cốc cà phê mỗi ngày có mối liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc hội chứng Rối loạn chuyển hóa ở cả nam và nữ.
Thậm chí, trong một nghiên cứu về tác động của cà phê tới người hút t.huốc l.á, cùng tác giả, kết quả đã cho thấy rằng, cà phê có thể giảm nguy cơ t.ử v.ong ở nhóm đối tượng này.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng thừa nhận rằng, nghiên cứu của ông vẫn chưa tính đến các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những tình nguyện viên, nhất là thói quen tốt/xấu của họ, vốn đều có thể tác động đến kết quả của nghiên cứu.
Và dù cà phê có mang lại những lợi ích sức khỏe nhất định thì một mình nó vẫn khó có thể làm nên chuyện, khi mà bạn vẫn duy trì nhiều thói quen xấu khác như: chế độ ăn thiếu lành mạnh, hút t.huốc l.á, lười vận động.
Theo dantri
Các thuốc người bệnh đái tháo đường cần cảnh giác
Ngoài chế độ ăn uống kiêng khem, bệnh nhân đái tháo đường cũng cần phải lưu ý tránh những tương tác thuốc dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc điều trị chính hoặc tăng độc tính của thuốc. Một số thuốc dưới đây người bệnh đái tháo đường cần thận trọng.
Ảnh minh họa
Thuốc kháng viêm corticoid
Khi mới ra đời, loại thuốc này được coi như là một “thần dược” điều trị bách bệnh. Ngày nay, nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp viêm, dị ứng và miễn dịch.
Tuy nhiên, corticoid lại rất có hại cho bệnh nhân trong các có tính chất gây tăng đường huyết gián tiếp, làm giảm dung nạp glucid, có nguy cơ nhiễm ceton: nôn ói, đau bụng…
Nặng nề hơn người bệnh có thể bị co giật, xuất hiện triệu chứng thần kinh, làm giảm tác dụng của các thuốc chống đái tháo đường… Do vậy, đối với bệnh nhân đái tháo đường cần phải thật hạn chế chỉ định sử dụng nhóm thuốc này.
Nếu buộc phải dùng thì cần có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa, điều chỉnh liều dùng của các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường…
Các kháng viêm, giảm đau NSAID
Các loại thuốc điều trị đau nhức thông dụng như ibuprofen, diclofenac, naproxen… làm giảm đau do ức chế tổng hợp prostaglandin, chất tham gia cơ chế điều hòa đường huyết, do đó làm tăng nguy cơ hạ glucose trong m.áu.
Ngoài ra, các NSAID liên kết mạnh với các protein huyết tương nên có nguy cơ đẩy các thuốc điều trị đái tháo đường nhóm sulfamid như: glicazide, glibenclamide, chlopropamide ra khỏi liên kết với protein huyết tương dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết.
Thuốc trị gout allopurinol và các dẫn chất
Allopurinol là một thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị gout cấp và mạn tính, có tác dụng làm giảm việc sản xuất acid uric trong cơ thể.
Trong khi đó, acid uric tích tụ có thể dẫn đến bệnh gout hoặc sỏi thận, do vậy ngoài dùng điều trị gout, thuốc còn được dùng trong điều trị bệnh sỏi thận…
Tuy nhiên, allopurinol có thể ức chế cloropamide tiết qua ống thận dẫn đến nguy cơ hạ glucose m.áu nghiêm trọng. Vì thế bệnh nhân đái tháo đường không nên sử dụng thuốc này.
Kháng sinh rifampicin
Rifampicin là dẫn chất kháng sinh bán tổng hợp của rifamycin B, được chỉ định trong điều trị tất cả các thể lao bao gồm cả lao màng não. Thuốc cũng được chỉ định trong điều trị bệnh phong…
Một trong những tác dụng phụ của thuốc là ảnh hưởng nghiêm trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường, đó là làm giảm nồng độ của tolbutamid trong huyết tương do cảm ứng enzym trên cytochrom P450. Đây là kiểu tương tác dược động về chuyển hóa thuốc.
Thuốc lợi tiểu
Các thuốc lợi tiểu thiazide làm giảm tính nhạy cảm của mô với insulin làm giảm tiết insulin gây tăng glucose m.áu. Các loại thuốc lợi tiểu giữ kali như furosemide… làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic với biểu hiện buồn nôn, co cứng cơ, thở sâu và nhanh, cảm giác mệt nhọc, đau bụng.
Thuốc kháng nấm họ imidazole
Khi bệnh nhân đái tháo đường điều trị các bệnh nấm da, nấm tóc, nấm â.m đ.ạo… cần lưu ý các thuốc họ imidazole như: miconazole, ketoconazole, itraconazol… do các thuốc này ức chế cytochrom P450 làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người đái tháo đường.
Thuốc chẹn beta
Các thuốc chẹn beta kể cả thuốc nhỏ mắt (như timodol, betoptic), dùng trong điều trị glaucoma có thể che lấp các triệu chứng hạ glucose m.áu có thể dẫn đến hôn mê do hạ glucose m.áu. Biểu hiện trên lâm sàng như nhịp tim nhanh, toát mồ hôi, run, hồi hộp, lo âu…
Thuốc cường thần kinh giao cảm beta
Lưu ý các loại thuốc điều trị cảm cúm thông thường có chứa hoạt chất ephedrin. Đây là chất cường giao cảm làm giảm tác dụng của thuốc điều trị đái tháo đường do tính chất gây tăng glucose m.áu.
Thuốc kháng thụ thể H2 – cimetidin
ược chỉ định điều trị ngắn hạn trong các trường hợp: loét tá tràng tiến triển lành tính; điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp sau khi ổ loét đã lành; điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản gây loét.
Thuốc cũng được chỉ định trong điều trị các trạng thái bệnh lý tăng tiết dịch vị như hội chứng Zollinger – Ellison, bệnh đa u tuyến nội tiết hoặc điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng, dự phòng xuất huyết đường tiêu hóa trên ở người có bệnh nặng.
Tuy nhiên, cimetidin làm giảm độ thanh lọc của thuốc metformin (thuốc dùng trong điều trị bệnh đái tháo đường) ở thận do ức chế bài tiết qua thận… làm nồng độ huyết thanh của metformin có thể tăng, làm tăng tác dụng dược lý của metformin và có thể gây hạ đường huyết.
Hormon tuyến giáp
Levothyroxin được chỉ định điều trị thay thế hoặc bổ sung cho các hội chứng suy giáp, nhưng thuốc có thể làm cho thuốc điều trị đái tháo đường bị mất cân bằng do làm tăng nhu cầu về insulin.
Theo DS. Bùi Ngọc Lan Hương/Suckhoedoisong.vn