Sau t.uổi 25, những phụ nữ có 3 đặc điểm này dễ mắc ung thư cổ tử cung hơn hẳn những người khác

Theo trang Sohu, những phụ nữ có 3 đặc điểm dưới đây thì sau t.uổi 25 cần đặc biệt lưu ý đến bệnh ung thư cổ tử cung.

Cổ tử cung đóng vai trò rất lớn trong quá trình sinh sản và sinh lý bình thường của phụ nữ. Nó là một trong những bộ phận cơ thể dễ mắc ung thư nhất, chỉ xếp sau vú. Trung bình mỗi ngày có đến 14 phụ nữ ở Việt Nam mắc ung thư cổ tử cung và một nửa số đó đã t.ử v.ong.

Tuy là căn bệnh có thể điều trị hiệu quả nhưng nhiều chị em khá chủ quan, bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm nên phát hiện bệnh muộn, làm giảm hiệu quả điều trị. Theo trang Sohu, những phụ nữ có 3 đặc điểm dưới đây thì sau t.uổi 25 cần đặc biệt lưu ý đến bệnh ung thư cổ tử cung:

1. Có quan hệ t.ình d.ục sớm

Quan hệ t.ình d.ục là nguyên nhân chính khiến chị em dễ mắc HPV – một loại virus gây u nhú ở người và chỉ lây truyền qua đường t.ình d.ục.

Virus HPV chỉ lây lan qua đường t.ình d.ục, vậy nên chị em nên chủ động phòng tránh và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Nguy hiểm hơn cả, chúng là thủ phạm chính khiến các tế bào ung thư ác tính bắt đầu phát triển trong các mô của cổ tử cung. Theo nhiều nghiên cứu, HPV có hơn 100 loại nhưng khoảng 14 loại có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Chủng HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất, chúng có mặt ở 70% trên tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung.

Nếu bạn có quan hệ t.ình d.ục sớm (trước 18 t.uổi) thì nguy cơ nhiễm HPV càng cao hơn nữa, bạn nên đi kiểm tra phụ khoa định kỳ bởi HPV thường không có các dấu hiệu nào cụ thể, nhất là đôi khi nó còn giống với các bệnh phụ khoa thông thường.

2. Lạm dụng hormone, kháng sinh và nhiều loại thuốc khác

Rất nhiều chị em lạm dụng thuốc uống, thậm chí là kháng sinh khi bị cảm vặt. Không chỉ vậy, một vài trường hợp vì muốn có ngoại hình đẹp hơn nên đã tìm tới các loại thuốc bổ sung hormone estrogen. Thế nhưng việc tưởng chừng như vô hại này cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Lạm dụng thuốc hay các loại hormone sẽ khiến các biểu mô cổ tử cung phát triển, tạo t.iền đề cho các tế bào ung thư. Nếu sử dụng các loại thuốc này liên tục trong một khoảng thời gian dài, nguy cơ ung thư cổ tử cung cũng tăng lên chóng mặt.

Trước tình hình này, các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên sử dụng thuốc sau khi có chỉ định và tư vấn của bác sĩ. Đa phần các loại bệnh chỉ cần uống rất ít thuốc để cải thiện khả năng miễn dịch, sau đó cơ thể sẽ tự khỏi. Vậy nên không cần phải uống quá nhiều thuốc, vừa tốn t.iền lại vừa hại sức khỏe.

3. Béo phì

Tuy nghe có vẻ vô lý bởi béo phì và ung thư cổ tử cung dường như không hề có sự liên hệ nào cả, nhưng các chuyên gia lại khẳng định là có. Khi một người thừa cân hoặc béo phì có nghĩa là họ có quá nhiều mỡ trong các phần mô nạc, chẳng hạn như cơ bắp. Từ đó làm tăng mức độ insulin và yếu tố tăng trưởng insulin – khiến một số bệnh ung thư phát triển, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Dù có thèm đến mức nào thì cũng nên ăn uống điều độ, tránh béo phì để ngừa ung thư cổ tử cung.

Khi phụ nữ bị béo phì, các mô mỡ sẽ tạo ra lượng hormone estrogen cao hơn và tạo t.iền đề cho sự phát triển của một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Vậy nên các chị em không được chủ quan khi mắc bệnh béo phì, cần phải có ngay những hành động để ngăn chặn để không cho chúng phát triển thêm.

Để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, phụ nữ cần làm gì?

Cần phải nhắc lại rằng, đây là một căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, phụ nữ đừng bỏ qua bất kỳ một dấu hiệu nào cả cho dù là nhỏ nhất. Sau đây là một vài biện pháp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung rất hiệu quả, được các y bác sĩ nhắc nhở:

– Tiêm phòng vắc-xin HPV.

– Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý.

– Không “yêu” quá sớm và bừa bãi.

– Không lạm dụng thuốc tránh thai.

– Giữ vệ sinh â.m đ.ạo sạch sẽ.

– Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Theo Sohu/helino

Kiểm tra nhanh sức khỏe sau khi đi đại tiện: nếu có đủ các dấu hiệu sau thì sức khỏe đang rất tốt

Nhắc tới chuyện đi đại tiện, nhiều người thường e ngại và vội lảng tránh ngay sang những chuyện khác. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát một vài dấu hiệu trong khi đi đại tiện thì bạn có thể phần nào đoán biết được sức khỏe của mình đang tốt hay xấu.

Ngày nay, các bệnh về đường ruột đang ngày càng có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt là ung thư với tỷ lệ mắc đứng đầu trong những căn bệnh nguy hiểm nhất. Chính vì lẽ đó, việc dành thời gian đi khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn nhận biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại.

Điều đáng nói là bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra sức khỏe của mình ở ngay tại nhà thông qua việc quan sát các dấu hiệu lạ khi đi đại tiện. Trong đó, tình trạng phân có những biểu hiện sau đây là dấu hiệu đáng chúc mừng vì nó ngầm thông báo sức khỏe của bạn đang rất tốt.

Phân có màu vàng

Khi bạn duy trì được một chế độ ăn lành mạnh thì chắc chắn phân sẽ ra màu vàng. Tuy nhiên, cũng tùy theo một số loại thực phẩm bạn ăn có chứa sắc tố tự nhiên thì phân sẽ thay đổi nhiều màu khác nhau. Điều này cũng không có gì quá đáng lo.

Trái lại, nếu phân có một trong những màu như xám, đất hay một số màu khác lạ thì đây là dấu hiệu điển hình ngầm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh gan. Nghiêm trọng hơn, nếu phân có màu đen thì bạn nên cẩn thận với bệnh xuất huyết tiêu hóa. Dưới tác động của hệ thực vật đường ruột, m.áu sẽ phản ứng hóa học với các chất khác, gây ra những khối u ác tính như ung thư đường tiêu hóa.

Mùi phân bình thường

Mỗi người đều sẽ tự có cho mình một tiêu chuẩn “mùi phân bình thường” nhưng nếu một ngày mùi phân của bạn đột ngột thay đổi, chẳng hạn như mùi tanh, khó chịu, đi kèm theo phân đen thì ắt hắt là do bệnh dạ dày hoặc ung thư ruột đang gây ra.

Bên cạnh đó, nếu phân có mùi axit kèm theo tiêu chảy hoặc phân loãng thì đường tiêu hóa của bạn đang có vấn đề, nguy cơ cao là viêm dạ dày ruột cấp tính.

Phân có hình dạng cụ thể

Không phải ai cũng có hình dáng phân giống nhau, người thì bị uốn cong, người lại đi như con rắn. Với những người có sức khỏe tốt, phân thường có hình trụ dài và thấp dần theo chiều dọc.

Ngược lại, nếu phân của bạn đi theo các dải mỏng, phẳng thì bạn nên cẩn thận vì đó có thể là do bệnh Polyp hay các khối u đang dần xâm chiếm không gian ruột, làm không gian phân lưu trữ ít hơn, khiến phân thay đổi hình dáng. Ngoài ra, đi ngoài ra nhiều nước cũng có thể là do một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, ruột cấp tính, khó tiêu…

Tần suất đại tiện 1 – 2 lần/ngày

Nhiều người đã duy trì được thói quen đi đại tiện vào buổi sáng. Điều này không chỉ giúp họ đào thải được chất độc dư thừa mà còn tránh khỏi nguy cơ đầy bụng. Dần dần, khi duy trì được điều này thì bạn còn có thể đi đại tiện 1 – 2 lần mỗi ngày.

Thế nhưng, nếu số lần đi tiểu quá ít hay thậm chí còn không diễn ra thì tỷ lệ mắc chứng táo bón là rất cao. Một số bệnh khác mà bạn cũng cần lưu ý là viêm dạ dày ruột cấp tính, hội chứng ruột kích thích.

Source (Nguồn): QQ/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *