Tháng 11,12 là lúc thời tiết chuyển se lạnh và ngày càng lạnh hơn khi thực sự sang đông, đặc biệt là buổi sáng. Vì vậy, thói quen thể dục của bạn cũng cần thay đổi theo.
1. Thể dục buổi sáng muộn hơn
Trong thời tiết cuối thu chuyển sang đông, buổi sáng thường lạnh hơn, sáng sớm có thể có sương mù. Hơn nữa, vào buổi sáng sớm, cây cối chưa quang hợp nên lượng khí carbon do cây thải ra vẫn còn nhiều trong không khí. Vào mùa thu, đông, trời sáng muộn nên cây cối cũng quang hợp muộn.
Vì vậy, nếu bạn đi thể dục buổi sáng quá sớm sẽ càng có hại sức khỏe. Hãy chờ cho trời sáng hẳn, lượng ôxy trong không khí nhiều hơn carbon thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn, nhất là đối với người mắc các chứng bệnh về đường hô hấp.
Mặc đủ ấm, tập nơi thoáng khí và uống đủ nước… là những điều cần lưu ý khi tập thể dục trong mùa đông.
2. Khởi động lâu hơn
Cho dù bạn thể dục ở bất kỳ thời tiết nào thì cũng cần khởi động cơ thể trước tiên. Nhưng khi trời se lạnh, bạn nên làm việc này lâu hơn một chút vì cơ thể trong mùa đông sẽ ì hơn so với thời tiết nắng nóng.
Việc khởi động trước khi thể dục sẽ giúp tiết ra chất nhầy ở các khớp nên có tác dụng giảm chấn thương. Nếu tập thể dục trong thời tiết lạnh, hãy kéo dài thời gian tập hơn một chút và tăng cường độ tập một cách từ từ, chậm hơn so với tập mùa hè.
Đặc biệt, trong thời tiết lạnh, bạn không nên đi chân đất để thể dục vì nếu chân bị lạnh sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, dễ bị mắc bệnh lạnh tay chân, viêm khớp và dẫn đến nhiều bệnh khác.
3. Chú ý các bài tập thở
Không khí lạnh là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị viêm họng và mắc các bệnh về hô hấp. Vì vậy, trong lúc tập luyện, nếu không chú ý, bạn sẽ dễ dàng mắc các bệnh này.
Bạn hãy học cách thở bằng bụng (hít thật sâu để không khí vào đầy bụng qua đường mũi rồi sau đó thở ra từ từ). Trong khi tập, bạn nên tránh há miệng để không khí không lọt vào bụng qua khí quản, nhờ đó có thể tránh được nguy cơ viêm họng và các bệnh đường hô hấp khác.
4. Chú ý về trang phục
Thời tiết thay đổi cũng là lúc bạn cần thay đổi trang phục mặc khi thể dục. Không nên mặc áo dày vì trong quá trình thể dục, cơ thể bạn sẽ ấm dần lên, nếu mặc áo quá dày sẽ nóng và ra nhiều mồ hôi. Thay vào đó, bạn nên mặc vài lớp áo được may từ sợi tổng hợp, thiết kế ôm sát cơ thể, thấm mồ hôi, để khi nóng quá, bạn có thể cởi bớt ra. Nên chọn những bộ quần áo thể thao mùa đông được thiết kế vừa để giữ ấm, vừa bảo đảm độ thoáng khí, thoát mồ hôi và không gây tổn hại cho da. Tất len hoặc tất bằng sợi polypropylene là sự lựa chọn tốt để thoát ẩm. Giày tập nên chọn loại có đế chống trượt và chắc chân. Không nên đi giày quá chật, quá kín vì sẽ cản trở quá trình lưu thông m.áu ở chân.
Bạn sẽ mất khá nhiều nhiệt lượng nếu để đầu trần ra đường trong những ngày lạnh giá. Để tránh điều đó, nên dùng mũ hoặc những chiếc khăn có thể trùm qua đầu, tai để giữ ấm.
5. Nên tập ở nơi thoáng khí, ít người
Bình thường mỗi người thải ra 20 lít carbon dioxide mỗi giờ, vì vậy, nếu tập thể dục trong phòng tập đóng kín, có nhiều người tập thể dục cùng lúc thì lượng carbon dioxide trong không khí sẽ tăng lên nhanh chóng khiến không khí trong phòng tập bị ô nhiễm, dễ dàng dẫn đến tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn. Kết quả là hoạt động thể dục của bạn không đạt hiệu quả tốt như mong muốn.
Vì thế, bạn nên tránh tập thể dục trong phòng quá nhiều người. Tốt nhất, hãy chọn nơi tập ở ngoài trời, nơi có nắng và có mái che là thích hợp nhất để tập thể dục trong mùa đông.
6. Uống nhiều nước
Có thể bạn sẽ cảm thấy ngại vì phải uống nhiều nước khi trời lạnh do phải đi tiểu nhanh, nhiều hơn bình thường. Nhưng đó lại càng là lý do để bắt buộc bạn phải uống nước, uống càng nhiều nước càng tốt vì chúng sẽ giúp cơ thể bạn không mất nước, da dẻ không khô nẻ. Cần đặc biệt tránh uống những loại nước có cồn khi tập thể thao, bởi chúng sẽ làm nhão cơ bắp một cách nhanh chóng.
Hoàng Lam Giang
Theo suckhoedoisong
Điều trị hiệu quả bệnh liệt mặt, méo miệng bằng phương pháp y học cổ truyền
Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An đang áp dụng phương pháp điều trị bệnh liệt mặt, méo miệng bằng y học cổ truyền kết hợp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Chị Lê Thị Nghĩa (28 t.uổi) ở xã Tân Sơn, Quỳnh Lưu đang mang bầu ở tháng cuối thai kỳ. Sau khi ngủ dậy, chị nhận thấy các biểu hiện bất thường trên mặt nhưng đến ngày thứ hai chị mới cảm nhận được triệu chứng rõ rệt khi bị méo miệng sang 1 bên, không huýt sáo, thổi lửa được, khó nhai, ăn bị đọng thức ăn ở 1 bên hàm, uống nước chảy ra 1 bên khóe miệng, líu lưỡi, không thể nhắm kín mắt, hay chảy nước mắt…
Các bác sĩ Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An chỉ định điều trị bằng các phương pháp “không dùng thuốc” cho chị Lê Thị Nghĩa. Ảnh: Đức Anh
Chị Nghĩa vào thăm khám ở bệnh viện huyện, sau đó được chuyển viện đến Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An. Tại đây, các bác sĩ khám và chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Vì đang trong thai kỳ, nên chị được chỉ định điều trị bằng các phương pháp “không dùng thuốc” gồm: châm cứu, cứu bằng điếu ngải, chiếu đèn hồng ngoại, xoa bóp bấm huyệt…
Đây là phác đồ điều trị cho phụ nữ đang mang thai, nên được lưu ý không châm và bấm vào các huyệt có ảnh hưởng đến thai nhi, (ví dụ huyệt Hợp cốc); không sử dụng các thuốc chuyển hóa qua nhau thai.
Nhờ đó, sau hơn 10 ngày điều trị tích cực, tình trạng bệnh của chị Nghĩa đã tiến triển tốt. Chị Nghĩa chia sẻ: “Ban đầu tôi rất lo lắng việc điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng sau gần hai tuần được các bác sĩ điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc, tôi đã đỡ hơn rất nhiều; miệng đỡ méo, nhai nuốt dễ dàng hơn, mắt nhắm kín… Sức khỏe tôi tiến triển tốt, mà thai cũng được an toàn nên tôi rất yên tâm”.
Phác đồ điều trị cho phụ nữ đang mang thai được các bác sĩ lưu ý đặc biệt, không ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi. Ảnh: Đức Anh
Còn b.é g.ái Hồ Hà An (27 tháng t.uổi) ở xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu, trong lúc đang chơi cùng bà nội, bé có biểu hiện méo miệng, sau đó mắt không nhắm được, nước mắt chảy liên tục, cơm ăn bị trào ra… Nhận thấy sự bất thường của bé, gia đình liền đưa bé đến bệnh viện huyện để khám và được chẩn đoán bị bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Ngay sau đó, bé được chuyển viện đến Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An để điều trị.
Bé Hà An được điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Thùy Linh
Theo bác sĩ điều trị, trường hợp của bé Hà An được điều trị chỉ sau 2-3 ngày phát bệnh, đây là “thời điểm vàng” để chữa khỏi bệnh 100%. Bởi vậy, chỉ sau 8 ngày điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền (điện châm, cứu bằng điếu ngải, thủy châm, xoa bóp, bấm huyệt) và sử dụng thuốc y học cổ truyền, kết hợp điều trị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng (điện xung, chiếu đèn hồng ngoại), bé Hà An đã có những tiến triển tốt như: mồm đã đỡ méo hơn, ăn được cơm, nước mắt không còn chảy, mắt nhắm kín hơn.
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa t.uổi, bệnh không lây truyền. Tuy nhiên, trong thời điểm thời tiết chuyển mùa, bệnh nhân mắc bệnh này có xu hướng tăng lên.
Ghi nhận tại Khoa Châm cứu – Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An, mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 10% là bệnh nhân mắc bệnh lý liệt dây thần kinh số 7; tăng gấp đôi so với mùa hè. Trong số bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7, có đến trên 70% bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
Theo Bác sĩ CKI Dương Thị Thương – Khoa Châm Cứu, Bệnh viện YHCT Nghệ An, có nhiều nguyên nhân gây bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên như: nhiễm lạnh, viêm tai giữa, zona thần kinh và sang chấn… Trong đó 80% bệnh nhân mắc bệnh do nhiễm lạnh.
Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh, Bệnh viện YHCT Nghệ An đã, đang áp dụng, và ngày càng hoàn thiện các phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bằng y học cổ truyền kết hợp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng. Theo đó, bệnh nhân sau khi được chẩn đoán, sẽ được tiến hành châm cứu, cứu điếu ngải, thủy châm, chiếu đèn hồng ngoại, điện xung, điện từ trường, đắp nến Parafin, xoa bóp, bấm huyệt và sử dụng thuốc y học cổ truyền do bệnh viện sản xuất….
Thời gian qua, bệnh viện đã áp dụng phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền, an toàn và mang lại hiệu quả cao cho rất nhiều người mắc căn bệnh này. Với những bệnh nhân được phát hiện sớm (trong vòng 2-3 ngày đầu), thời gian điều trị từ 3- 4 tuần; tiên lượng khỏi bệnh hoàn toàn là trên 90%.
Bác sỹ Thương khuyến cáo, biện pháp phòng bệnh hữu hiệu là mỗi người xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Khi có các dấu hiệu của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
Nếu bệnh để lâu (sau 2-3 tháng), không được chữa trị kịp thời thì sẽ kéo dài thời gian điều trị, bệnh chậm phục hồi và có thể để lại một số di chứng như: méo miệng, mắt nhắm không kín, chảy nước mắt…; để lâu có thể gây biến chứng bệnh lý về mắt do không được bảo vệ, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.
Bệnh viện đã áp dụng phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền, an toàn và mang lại hiệu quả cao cho rất nhiều người mắc căn bệnh này. Ảnh: Đức Anh
Ứng dụng hiệu quả phương pháp y học cổ truyền kết hợp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7 là một trong những định hướng phát triển chuyên môn mũi nhọn, theo hướng phát huy thế mạnh y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại, góp phần làm nên thương hiệu của Bệnh viện YHCT Nghệ An; nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người bệnh ngày càng tốt hơn.
Đinh Nguyệt
Theo baonghean