Viêm da tã lót ở trẻ: Vội dùng phấn rôm rất nguy hiểm

Viêm da tã lót là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ thường xuyên đeo bỉm. Trên thực tế, đây là bệnh dễ phòng ngừa và chữa trị.

Tuy nhiên, nhiều bố mẹ không trang bị đủ kiến thức, lại tự ý rắc phấn rôm, dùng thuốc bôi không đúng dẫn đến tình trạng của con ngày càng nặng hơn.

Tìm hiểu về bệnh Viêm da tã lót ở trẻ

Theo bác sĩ Hoàng Văn Tâm, giảng viên bộ môn Da Liễu, Đại học Y Hà Nội, Viêm da tã lót (VDTL) hay còn gọi là hăm kẽ vùng tã lót là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, với sự xuất hiện dát đỏ cấp tính ở da vùng tã lót. Tỉ lệ mắc VDTL ở b.é t.rai và b.é g.ái là ngang nhau, đặc biệt bệnh xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ dưới 2 t.uổi. Ngoài ra, trẻ đẻ non dễ mắc hơn trẻ sinh đủ tháng; trẻ uống sữa công thức dễ mắc trẻ hơn bú mẹ hoàn toàn.

Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, giảng viên bộ môn Da Liễu, Đại học Y Hà Nội.

Cũng theo phân tích của bác sĩ Tâm, có nhiều loại VDTL, mỗi loại lại có một nguyên nhân phát sinh và biểu hiện bệnh riêng, cụ thể:

-Viêm da do tiếp xúc kích ứng: Là thể VDTL phổ biến nhất. Đối với thể bệnh này, trẻ thường bị đỏ da ở những vị trí như: nếp lằn mông, mông, vùng quanh h.ậu m.ôn, vùng mu, đôi khi là cả vùng bụng dưới và vùng trên đùi.

– Viêm da do chà xát: Trẻ bị đỏ da nhẹ ở những vùng thường xuyên bị chà xát bởi tã lót, điển hình như: mặt trong đùi, mông, bụng, da vùng s.inh d.ục.

– Viêm da do nấm Candida: Xuất hiện dát, đám đỏ da với các tổn thương vệ tinh có kích thước nhỏ như đầu đinh ghim. “Khi trẻ bị VDTL mà không đáp ứng với điều trị thì cần nghĩ ngay đến thể VDTL do nấm Canida gây ra” – Bác sĩ Hoàng Văn Tâm nhấn mạnh.

Cách dự phòng và điều trị Viêm da tã lót không dùng thuốc

Theo bác sĩ Hoàng Văn Tâm, bố mẹ có thể phòng tránh cũng như điều trị không dùng thuốc bệnh VDTL cho trẻ một cách hiệu quả với những lưu ý sau:

-Tạo điều kiện cho vùng tã lót tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt.

-Thay tã lót thường xuyên cho trẻ mỗi 1-3 giờ hoặc ngay khi bị bẩn và ít nhất một lần mỗi đêm.

-Hạn chế tối đa việc cọ xát da bé trong khi thay tã lót và cần rửa nhẹ nhàng vùng da tã lót. “Đối với trẻ sinh non thì điều này cần đặc biệt lưu ý” – Chuyên gia nhấn mạnh.

-Kẽm oxide và petrolatum (vaseline) là 2 hoạt chất dự phòng và điều trị viêm da tã lót hiệu quả nhất. Chúng tạo nên một lớp màng lipid bảo vệ, ngăn cản da bé tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng. Theo bác sĩ Tâm, nên bôi kem mỗi khi thay tã lót với trẻ có nguy cơ cao và bôi bất kì lúc nào với trẻ đã mắc bệnh. Nên bôi một lớp dày lên các vùng da tiếp xúc trực tiếp với chất kích ứng. Khi thay tã lót nên lau đi hoàn toàn lớp kem cũ, trước khi bôi lớp tiếp theo.

Kem vaseline tạo nên một lớp màng lipid bảo vệ, ngăn cản da bé tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng

– Sử dụng các loại tã lót tiên tiến, được tích hợp các công nghệ giúp ngăn ngừa bệnh VDTL như: lõi siêu thấm, lớp ngoài thông thoáng, thêm chất làm mềm vào các lớp tiếp xúc với bề mặt da.

– Khi thay tã, cần rửa bé với nước ấm và vải mềm. Nên lau nhẹ nhàng vùng s.inh d.ục từ trước ra sau và tránh cọ rửa quá mức; như đã đề cập ở trên, nếu sử dụng kem bảo vệ, cần loại bỏ nhẹ nhàng phân bám vào lớp kem (nếu có), rồi cố gắng loại bỏ hoàn toàn lớp kem cũ khỏi da bé; vỗ khô hoặc cho da bé tiếp xúc với không khí càng lâu càng tốt.

Bác sĩ Hoàng Văn Tâm cũng khuyến cáo về một số sai lầm khi phòng, chữa bệnh VDTL mà bố mẹ thường mắc phải: “Khi phát hiện trẻ bị VDTL, nhiều gia đình đã vội vã dùng bột chống hăm đễ chữa. Tuy nhiên, loại bột này lại không được khuyến cáo sử dụng bởi có thể thúc đẩy vi khuẩn khuẩn và nấm phát triển, làm cho tình trạng VDTL nặng hơn. Bên cạnh đó, những hạt nhỏ li ti của bột cũng làm khiến trẻ đối mặt với nguy cơ mắc phải các vấn đề về hô hấp. Một số loại khăn ướt dùng liền có thêm chất tạo mùi thơm, alcohol,… có thể gây kích ứng da, nên bố mẹ cần tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi mua.

“Đối với trẻ đã có dấu hiệu mắc VDTL, nếu đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị không dùng thuốc nêu trên nhiều ngày mà tình trạng da không tốt hơn, bố mẹ cần ngay lấp tức đem trẻ đến gặp bác sĩ, không tiếp tục tự ý điều trị tại nhà” – Bác sĩ Hoàng Văn Tâm nhấn mạnh

Minh Nhật

Theo Dân trí

Bệnh nhân bị hắc lào, nấm, tổ đỉa khỏi ngay nhờ loại cây dễ tìm này

Hắc lào, nấm, tổ đỉa, ngứa gãi đến c.hảy m.áu… sẽ khỏi ngay nếu người bệnh dùng hai loại cây dễ tìm là cây ké đầu ngựa và cây lá hen.

Gần đây, trên mạng xã hội chia sẻ nhiều bài viết về hai loại cây mọc ở trên rừng, ven đường quốc lộ (cây ké đầu ngựa, cây lá hen) có công dụng trị bệnh da liễu rất hiệu quả. Tuy nhiên, không ít người e ngại vì theo truyền miệng, việc dùng các loại lá cây này sẽ khiến người dùng bị ngứa, nổi ban đỏ nhiều hơn, thậm chí gây viêm da.

“Tôi thấy nhiều người chia sẻ những bài thuốc trị bệnh da liễu từ cây cỏ nhưng thú thật tôi không dám dùng thử. Tôi chỉ sợ các loại cây đó sẽ gây ngứa hơn và rước thêm bệnh vào người”, chị Nguyễn Thị Hải (Hà Đông, Hà Nội) lo lắng.

Cây lá hen. Ảnh: T.K

Trước những bài thuốc được lan truyền trên mạng, PV đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia Đông y. Lương y Đa khoa Dương Văn Phong (hội Đông y Thanh Trì, Hà Nội) cho hay: “Trong Đông y, có rất nhiều loại thảo dược được sử dụng bào chế thành thuốc trị bệnh da liễu. Tuy nhiên, việc sử dụng liều lượng ra sao, điều trị loại bệnh nào thì cần có tư vấn của thầy thuốc”.

Cũng theo lương y Phong, trong Đông y, cây ké đầu ngựa và cây lá hen là một trong những vị thuốc dùng để chữa bệnh da liễu.

Để tư vấn cho bạn đọc, lang y Dương Trung Kiên (xã Làng Lai, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) đã chia sẻ một bài thuốc dễ sử dụng, mang lại hiệu quả cao cho những người bị hắc lào, nấm, tổ đỉa, chàm…

Cây ké đầu ngựa. Ảnh: T.K

Theo đó, chỉ cần hai vị thuốc kết hợp sẽ trị bệnh da liễu rất linh nghiệm.

“Cây ké đầu ngựa lấy quả sao vàng rồi nghiền bột, ăn 3 thìa/ngày (tương đương 9g/thìa). Cây lá hen nấu thành cao lỏng dùng để bôi vào nơi bị viêm ngứa. Sau 3 ngày vết tổn thương khô, thu miệng lại, xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti vòng quanh rồi nặn hết những mụn đó. Tiếp tục kết hợp uống và bôi như vậy, sau 10 ngày người bệnh hoàn toàn khỏi không để lại chút sẹo nào trên da”, lang y Kiên tư vấn.

Vị này cũng cho biết thêm, có trường hợp bệnh nhân bị nấm từ nhiều năm, cứ hàng tháng lại bị tái phát, ngứa đến mức gãi c.hảy m.áu, đặc biệt, khi ăn đồ tanh thì bị nổi ban đỏ ở nách, bẹn, đùi và ngực. Những bệnh nhân này sử dụng bài thuốc đơn giản trên cũng sẽ hiệu quả.

Theo vị này, những người bị viêm da khi sử dụng bài thuốc trên cần kiêng ăn thịt lợn và rau muống.

Nguồn Nguoiduatin.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *