Theo khoa học, đây là hiện tượng hết sức bình thường vào mùa đông và thực sự không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe nên mọi người không nhất thiết phải lo lắng.
Vào mùa đông, nhiều người có hiện tượng “điện giật” tanh tách khi chạm vào đồ vật kim loại là do hiện tượng tĩnh điện
Trong những ngày lạnh lẽo, thời tiết hanh khô cực điểm, nhiều người thường thấy xuất hiện hiện tượng “điện giật” tanh tách. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đơn giản như việc vô tình chạm tay vào nắm cửa, co kéo chăn, bật công tắc đèn, hoặc vô tình chạm tay vào đồ vật kim loại…
Theo Health, đây gọi là hiện tượng tĩnh điện. Và có một điều xin được nhấn mạnh: Hiện tượng này không hề gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe nên mọi người không cần thiết phải quá lo lắng.
Theo Wikipedia, tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Khái niệm “tĩnh” trong tĩnh điện ý nói đến sự tương phản với dòng điện, hình thức mà điện được truyền qua vật dẫn và mang theo năng lượng.
Một điện tích tĩnh điện được tạo ra khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau rồi tách ra, và ít nhất một trong các bề mặt này có điện trở suất cao (có xu hướng cách điện hoặc cản trở dòng điện). Những ảnh hưởng của tĩnh điện rất quen thuộc với cuộc sống thường ngày vì hầu hết mọi người đều có thể cảm thấy, nghe thấy và nhìn thấy các tia lửa điện khi một điện tích thừa bị trung hòa khi ở gần một vật dẫn lớn (ví dụ như dây nối đất).
Con người có thể cảm nhận thấy sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa, hoặc một số hành động cọ xát khác. Cơ thể người còn là một bộ máy điện hóa rất đặc biệt, nên có thể tạo ra một lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây cảm giác hơi tê tê khi vô tình ma sát với một vật nào đó. Đó cũng là lý do vì sao khi ban vô tình chạm vào tay nắm cửa bằng kim loại, điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa, cảm giác hơi tê tay.
Tóc dễ sinh ra tĩnh điện, dựng ngược lên khi thời tiết hanh khô, thiếu độ ẩm vào mùa đông.
Tương tự như vậy, tóc cũng dễ sinh ra tĩnh điện, dựng ngược lên khi thời tiết hanh khô, thiếu độ ẩm vào mùa đông. Bạn có thể thấy vào mùa đông, mỗi lần bỏ mũ hoặc cởi áo len, áo khoác ra, lông tóc bỗng dưng lại dựng đứng lên. Nguyên nhân là do tóc có cấu tạo giống như móng tay, nên khi bị hư tổn, tóc không có khả năng duy trì độ ẩm và tự phục hồi. Vì vậy, khi độ ẩm của tóc mất đi do điều kiện khô hanh, sẽ khiến cho tóc dễ sinh ra tĩnh điện, hoặc ma sát với lược chải, quần áo len…
Vì sao con người thường gặp hiện tượng tĩnh điện rõ nét vào mùa đông?
Theo GS Michael Richmond (Viện Công nghệ Rochester), hiện tượng tĩnh điện đa số xảy ra trong thời tiết giá lạnh vì không khí lúc này thường thiếu độ ẩm cần thiết cho điện tĩnh duy trì sự cân bằng. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc không khí nóng giữ được độ ẩm cao hơn. Đây cũng là lý do khiến những cú sốc tĩnh điện thường ít gặp hơn trong mùa hè.
Hiện tượng tĩnh điện đa số xảy ra trong thời tiết giá lạnh vì không khí lúc này thường thiếu độ ẩm cần thiết cho điện tĩnh duy trì sự cân bằng.
Hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông: Làm sao để phòng tránh?
Mặc dù thông thường không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nào nhưng tĩnh điện có thể gây phiền toái, thậm chí nguy hiểm. Năng lượng làm tóc bạn dựng đứng cũng có thể làm hỏng đồ điện tử, gây cháy nổ. Tất nhiên điều này cực kỳ hiếm gặp trong cuộc sống nhưng không loại trừ hết được nguy cơ nên mọi người cần hết sức cẩn trọng.
Để chủ động phòng tránh hiện tượng tĩnh điện trong những ngày giá rét này, chúng ta cần:
Tạo máy phun sương tạo ẩm hoặc bất cứ loại máy nào tạo độ ẩm có thể làm giảm sự tích tụ tĩnh điện trên cơ thể.
– Tăng cường độ ẩm không khí trong nhà: Tạo máy phun sương tạo ẩm hoặc bất cứ loại máy nào tạo độ ẩm có thể làm giảm sự tích tụ tĩnh điện trên cơ thể.
– Chọn chất liệu quần áo: Nên sử dụng những chất liệu vải tự nhiên như cotton, tránh chất liệu sợi tổng hợp như polyester, ni lông…
– Không đi giày dép bằng chất liệu cao su: Vì đây là chất cách điện mạnh, làm tăng khả năng gây tĩnh điện khi vô tình đi qua tấm thảm bằng len, ni lông… Thay vào đó nên chọn giày da…
– Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên lên da: Điều này giúp duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da một cách tuyệt vời để tránh tĩnh điện vào mùa đông.
Theo Helino
Những cách giữ ấm tay, chân vào mùa đông
Vào mùa đông, tay, chân của chúng ta thường rơi vào trạng thái bị ê buốt, tê cóng dù đã đi tất dày và găng tay hoặc được ủ cả tiếng trong chăn ấm.
Cảm giác đó thực sự rất khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng chân, tay tê buốt khi nhiệt độ thấp là gì và làm thế nào để khắc phục?
Theo các chuyên gia, khí huyết không lưu thông như thế nào sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến việc tay, chân bị lạnh
Cụ thể, khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay
Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông m.áu trong cơ thể không được duy trì ổn định, lượng m.áu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ
Tuy nhiên, chân tay lạnh cóng còn có thể do các nguyên nhân khác, trong đó những người mắc bệnh thiếu m.áu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong m.áu hạ thấp
Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh
Nếu tứ chi thường xuyên trong tình trạng lạnh run, tóc rụng nhiều đi cùng với chứng hay quên, bạn hãy nghĩ đến khả năng bị suy giảm hoạt động tuyến giáp
Nếu chân tay lạnh và các đầu ngón tay có màu trắng nhợt nhạt, có thể bạn đã bị viêm tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn mạch m.áu
Những người có t.iền sử mắc các bệnh như: viêm tĩnh mạch, tắc mạch m.áu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng
Theo các chuyên gia, để giảm tình trạng bị lạnh ta, chân thì mọi người nên giữ ấm cơ thể, đeo các loại tất và găng tay thấm hút mồ hôi để giúp khí huyết lưu thông được dễ dàng
Đặc biệt, tuyệt đối không được để chân không tiếp xúc với nền nhà hoặc nước lạnh
Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay trong chậu nước muối hoặc nước gừng ấm từ 15 – 30 phút, có thể hòa thêm chút tinh dầu giúp lưu thông m.áu dễ dàng hơn
Cần lưu ý là nên lau khô chân tay ngay sau khi ngâm xong và có thể xoa thêm chút kem dưỡng da và đeo luôn tất để đảm bảo giữ ấm cho đôi bàn tay, bàn chân khi ngủ
Bên cạnh việc giữ ấm cơ thể thì việc có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học với nhiều chất béo và calo sẽ giúp sinh nhiệt lượng giữ ấm cho cơ thể
Việc bổ sung nhiều loại thức ăn có chứa các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin, vitamin và khoáng chất như ớt, cà chua, súp-lơ… sẽ giúp tăng cường lượng hồng cầu trong m.áu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bạn
Mặt khác, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể có đủ nước, khiến quá trình lưu thông m.áu thuận lợi
Bên cạnh đó, thường xuyên chà sát lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể cải thiện tuần hoàn của mạch m.áu
Bạn nên xoa lòng bàn chân bằng lòng bàn tay thật nhanh, chà đến khi ấm nóng thì thôi. Việc này sẽ có tác dụng lưu thông m.áu huyết, làm ấm nóng bàn tay, bàn chân
Chăm chỉ tập luyện thể dục và vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ. Tránh tình trạng để cơ thể ngủ đông quá lâu khiến các khớp, cơ và xương không được thư giãn
Sông Hương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo