Ít ăn rau, thiếu vận động thể lực, t.rẻ e.m Việt Nam đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm khi trưởng thành như: Tim mạch, đái tháo đường, ung thư…
Tăng cường vận động thể lực sẽ giúp kiểm soát cân nặng ở trẻ. Ảnh minh hoạ
Chỉ 18% học sinh thường xuyên ăn rau trong ngày
T.rẻ e.m và học sinh trong các trường học hiện nay chiếm gần 1/4 dân số Việt Nam (khoảng gần 23 triệu người). Đây là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển thể chất, tinh thần và hình thành các hành vi lối sống. Tình trạng sức khỏe ở lứa t.uổi này sẽ quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Một vấn đề đặc biệt quan trọng với t.rẻ e.m lứa t.uổi đi học, đó là ở nước ta, tỷ lệ nhẹ cân còn phổ biến, đồng thời thừa cân, béo phì ở học sinh đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt khu vực thành thị. Đây chính là gánh nặng kép về dinh dưỡng t.rẻ e.m Việt Nam.
TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, hiện tỷ lệ t.rẻ e.m suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta vẫn còn ở mức cao (24,6% năm 2015), ảnh hưởng lớn đến phát triển chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam. Bên cạnh đó, tình trạng trẻ béo phì, thừa cân lại gia tăng nhanh nhất là tại khu vực thành thị.
Năm 2015, điều tra của Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì ở t.rẻ e.m là 5,3%. Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho tỷ lệ thừa cân và béo phì của học sinh lớp 5, 9 và 12 năm 2017 ở Hà Nội là 18,6%. Con số này cao hơn so với tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010 trên toàn quốc.
Còn theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ t.rẻ e.m thừa cân, béo phì hai thành phố lớn nhất cả nước tăng vọt. Với TP HCM, tỷ lệ đã chạm mức hơn 50% còn tại Thủ đô Hà Nội vào khoảng 41% (ở khu vực nội thành). Trong khi năm 1996, con số chỉ khoảng 12%. Xét nghiệm của 500 trẻ béo phì cho thấy, tỷ lệ rối loạn mỡ m.áu dao động 35-50%.
Cũng theo điều tra này, về hoạt động thể lực của trẻ trong 3 ngày (có cả ngày đi học, ngày ở nhà) bằng việc đeo máy đo bước chân cho thấy, hoạt động thể lực của trẻ chỉ đạt ở mức trung bình và là chuyển động đơn thuần, còn hoạt động thể dục, thể thao gần như không có.
Theo TS Trương Đình Bắc, điều tra của Bộ Y tế cho thấy chỉ có khoảng 18% học sinh thường xuyên ăn rau trong ngày; chỉ có 20% học sinh bảo đảm vận động thể lực 60 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Một người ít vận động sẽ tăng 20-30% nguy cơ t.ử v.ong do mọi nguyên nhân.
“Đây là các yếu tố nguy cơ chính gây nên các bệnh học đường và bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư… những bệnh không lây nhiễm – khi trưởng thành” – TS Trương Đình Bắc khẳng định.
Chế độ dinh dưỡng không bảo đảm baogồm thiếu dinh dưỡng và dinh dưỡng không hợp lý (ăn thiếu rau và trái cây, ăn nhiều chất béo no, chất béo chuyển hóa và ăn nhiều muối,…).
TS Trương Đình Bắc cũng cảnh báo thêm tình trạng, người Việt, t.rẻ e.m Việt Nam rất thích đồ chiên, rán và nước ngọt. Song song với đó, tỷ lệ thừa cân béo phì cũng tăng nhanh. Tại nhiều bệnh viện đã ghi nhận tình trạng trẻ hoá các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp…
Phấn đấu tăng tỷ lệ bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng
Trong Chương trình Sức khoẻ Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1092/QĐ-TTg, chăm sóc sức khoẻ t.rẻ e.m và học sinh là một trong 11 nội dung ưu tiên giai đoạn 2018-2030.
Theo đó, nội dung của hoạt động này sẽ tập trung vào tiêm chủng phòng bệnh, chăm sóc mắt nhằm giảm tỷ lệ cận thị và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, kiểm soát sự gia tăng của thừa cân béo phì.
Cụ thể, Chương trình đặt mục tiêu tới năm 2025, tỷ lệ trường học bán trú, nội trú có tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng cho học sinh sẽ đạt 70%, tăng lên 90% năm 2030 (đối với trường mầm non). Đối với trường tiểu học, tỷ lệ tương ứng là 75% và 100%.
TS Trương Đình Bắc cho hay, Bộ Y tế đã có khuyến nghị dinh dưỡng cho người Việt Nam sửa đổi năm 2016, trong đó xây dựng những hướng dẫn khẩu phần ăn đảm bảo đủ năng lượng, cân bằng dinh dưỡng theo các nhóm t.uổi, giới và tình trạng sinh lý, nghề nghiệp.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các tài liệu chi tiết để truyền tải kiến thức này đến người dân, tập trung nhiều vào giáo dục dinh dưỡng, tổ chức bữa ăn cho học sinh đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong các trường học, hướng dẫn dinh dưỡng bệnh lý cho các người mắc bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng.
BS.Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho rằng để truyền thông hiệu quả cho người dân kiến thức về dinh dưỡng, cần đưa giáo dục kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như thực phẩm ít muối, ít chất béo bão hòa, ít chất béo chuyển hóa, ít đường… vào trường học để giúp t.rẻ e.m có kiến thức và hình thành thói quen đúng về dinh dưỡng hợp lý khi trưởng hành.
Không chỉ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, t.rẻ e.m Việt Nam còn thiếu vận động. TS Bắc cũng chỉ rõ thực trạng, 30% người dân Việt Nam thiếu vận động thể lực nhưng nước ta lại thiếu rất nhiều đường dành riêng cho xe đạp, đi bộ, quy hoạch khu dân cư thiếu nơi sinh hoạt cộng đồng, thiếu các dụng cụ thể dục thể thao nơi công cộng và gần như bị lệ thuộc quá nhiều vào phương tiện di chuyển ( xe máy, ô tô), càng làm cho việc thiếu vận động trầm trọng hơn.
Trong khi đó, tăng cường vận động thể lực sẽ giúp kiểm soát cân nặng, giảm tình trạng thừa cân béo phì và các rối loạn chuyển hóa, phòng chống các bệnh mãn tính nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, ung thư, rối loạn sức khoẻ tâm thần… Đối với t.rẻ e.m và học sinh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động thể lực sẽ giúp tăng trưởng chiều cao, cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh.
Bộ Y tế đã và đang phối hợp với Bộ GD&ĐT xây dựng và tổ chức triển khai chương trình giáo dục dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực cho học sinh trong các nhà trường. Một số mô hình triển khai thí điểm đã có thành công bước đầu, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình mẫu trên phạm vi toàn quốc.
Theo giaoducthoidai
Béo phì ở t.rẻ e.m Việt Nam: Khi phụ huynh ‘phớt lờ’ cảnh báo
Nhiều gia đình tiêu thụ thực phẩm chế biến cao được làm từ nhiều hương liệu nhân tạo, đường và các loại hóa chất khác thay cho rau củ quả và lối sống cũng trở nên ít vận động khiến t.rẻ e.m Việt Nam dần phải đối diện với tình trạng béo phì ngày càng tăng.
(Nguồn: The World News)
Theo đài RFA, trong một báo cáo mới đây của Quỹ Liên hợp quốc về t.rẻ e.m (UNICEF) có nhấn mạnh đến vấn đề thực phẩm và dinh dưỡng dành cho t.rẻ e.m toàn cầu, tình trạng mất cân bằng giữa suy dinh dưỡng và béo phì đang được xem là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, đe dọa đến sự sống còn, tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ cũng như nền kinh tế của quốc gia.
Bỏ qua những cảnh báo
Báo cáo ghi rõ, tại Việt Nam, tình trạng béo phì không phải là một vấn đề lớn trước những năm 1995. Theo kho lưu trữ dữ liệu quan sát sức khỏe toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có tỷ lệ t.rẻ e.m béo phì thấp nhất, ước tính khoảng độ 2,6% so với các nước ASEAN.
Tuy nhiên, kể từ khi nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến, phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hội nhập nền kinh tế thế giới, sự tăng trưởng kinh tế khiến nhu cầu cuộc sống cũng đã đổi thay và thói quen ăn uống của người dân cũng khác. Nhiều gia đình tiêu thụ thực phẩm chế biến cao được làm từ nhiều hương liệu nhân tạo, đường và các loại hóa chất khác thay cho rau củ quả và lối sống cũng trở nên ít vận động. Điều đó đã khiến t.rẻ e.m Việt Nam dần phải đối diện với tình trạng béo phì ngày càng tăng, nhất là tại các khu vực thành thị.
Một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2017 cho thấy, có đến 29% học sinh tiểu học bị chứng thừa cân và béo phì, trong khi đó, tỷ lệ này tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông lần lượt là 19% và 9,5%. Ngoài ra, tỷ lệ thừa cân và béo phì tại thành thị là 42%, cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn (35%). Cũng theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người Việt Nam đang tiêu thụ thịt nhiều hơn rau quả, t.rẻ e.m Việt Nam thành thị chuộng thức ăn nhanh khiến sự mất cân bằng trong dinh dưỡng đang ngày càng cao.
Một vấn đề khác khiến trẻ béo phì là do ba mẹ thường cho con ngồi ăn trong lúc xem tivi hoặc ipad và các chuyên gia cảnh báo rằng xu hướng này sẽ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của đ.ứa t.rẻ, bao gồm cả những thiệt hại về phát triển năng lực trí tuệ của giới trẻ Việt Nam.
Trong bài báo “Suy dinh dưỡng & béo phì ở t.rẻ e.m Việt Nam” đăng trên Asean Post, Bác sĩ Phạm Minh Triết, nguyên Trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng I cho rằng, xem tivi trong lúc ăn không những khiến t.rẻ e.m bị béo phì mà còn có khả năng bị một số vấn đề về sức khỏe khác như tiểu đường loại 2, huyết áp cao và bệnh tim mạch.
Bác sĩ Phạm Nhật An, nguyên Phó Giám đốc kiêm Trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện là giảng viên cấp cao Đại học Y Hà Nội chia sẻ, trước đây, suy dinh dưỡng bởi nhiều nguyên do như thiếu chất, thiếu đạm và các loại thực phẩm. Ngoài ra, cũng có liên quan đến một số bệnh như sởi, tiêu hóa và những căn bệnh mà hiện nay đã phòng được nên tình trạng suy dinh dưỡng tại Việt Nam hầu như không còn, nếu còn chắc chắn là do các bệnh như tiêu chảy kéo dài, rối loạn tiêu hóa, nội tiết…
“Ở thành thị, tỷ lệ t.rẻ e.m tăng cân và béo phì cao hơn nông thôn nhiều, bởi cuộc sống vật chất tốt hơn, hoạt động thể lực ít, chơi game nhiều, uống nhiều nước ngọt… “, bác sĩ Phạm Nhật An nhận định.
Cần quan tâm đến thể chất của trẻ
Trong một báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 12/9 có nhắc đến tình trạng suy dinh dưỡng t.rẻ e.m tại Việt Nam là một thách thức lớn đối với Chính phủ và đặc biệt là ở các nhóm khu vực dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa. Báo cáo nêu rõ, có tới 21% trẻ dân tộc thiểu số tại Việt Nam bị thiếu cân và cao hơn 2,5 lần so với t.rẻ e.m thành thị, có gần 120.000 tức khoảng 60% t.rẻ e.m trong số gần 200.000 t.rẻ e.m bị còi ở 10 tỉnh thành của Việt Nam đều đến từ các nhóm dân tộc thiểu số.
UNICEF dẫn một khảo sát của Đại học Stanford (Mỹ) năm 2017 cho thấy, t.rẻ e.m Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia ít hoạt động thể chất nhất trên thế giới, 46% học sinh trung học và 39% bậc tiểu học không hoạt động thể chất đầy đủ. Có đến 90% t.rẻ e.m Việt Nam dành thời gian giải trí để xem tivi, 81% đến các tiệm trà sữa, đồ ăn nhanh. Do đó, tỷ lệ béo phì ngày càng tăng nhanh và đó sẽ là mối đe dọa đối với nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra, tình trạng kinh tế xã hội và trình độ học vấn của các bậc cha mẹ cũng là một trong những yếu tố khiến con trẻ béo phì.
Bác sĩ Phạm Nhật An cho rằng kết quả khảo sát nêu trên hoàn toàn đúng do các gia đình ở thành thị bố mẹ mải lo làm ăn, không dành nhiều thời gian cho con cái. Ngoài ra, các bậc phụ huynh hiện nay không hướng dẫn, chỉ bảo cho con những loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe, loại nào không, thay vào đó, ba mẹ “thả cửa” cho các con tự lựa chọn. Ông kết luận, đó là sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh thời nay.
Theo RFA/baoquocte