Cho dù giặt đồ của con riêng, dùng xà phòng riêng, nước xả riêng, nhưng chung một máy giặt với cả gia đình thì khả năng trẻ sơ sinh bị nhiễm các mầm bệnh vẫn khá cao.
Máy giặt là một vật dụng rất quen thuộc, nó hiện diện hầu hết trong mọi gia đình. Không chỉ đảm trách nhiệm vụ giặt quần áo cho người lớn, các nhà sản xuất còn rất nhanh nhạy thiết kế cả chế độ giặt quần áo của trẻ sơ sinh, để giải phóng sức lao động cho người mẹ. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Viện Vệ sinh và Sức khỏe Cộng đồng (IHPH) của Bệnh viện Đại học Bonn (Đức) thì trong máy giặt chứa các vi khuẩn đa kháng kháng sinh, trong đó một loại vi khuẩn Klebsiella oxytoca đã được truyền lại cho trẻ sơ sinh.
Cụ thể, các bác sĩ ở một bệnh viện nhi khoa ở Đức đã thông báo rằng trẻ sơ sinh ở đây mắc phải một loại vi khuẩn kháng gần hết các loại thuốc kháng sinh, và họ không biết được là nguồn bệnh này ở đâu ra. Tiến sĩ Ricarda Schmithausen, Trưởng phòng Y tế của Viện Vệ sinh và Sức khỏe Cộng đồng (IHPH) đã lao vào nghiên cứu, và cuối cùng ông tìm thấy vi khuẩn Klebsiella oxytoca trong các lần kiểm tra vệ sinh máy giặt định kỳ tại khu vực sơ sinh của một bệnh viện t.rẻ e.m ở Đức.
Tiến sĩ Ricarda cho biết vi khuẩn Klebsiella oxytoca có thể gây ra các bệnh n.hiễm t.rùng đường tiêu hóa và đường hô hấp, thậm chí, trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng huyết gây t.ử v.ong. Khi trẻ bị vi khuẩn này xâm nhập vào người thì trong hầu hết các trường hợp, kháng sinh thông thường chỉ có tác dụng chống lại mầm bệnh này ở một mức độ hạn chế hoặc hoàn toàn bất lực.
Giáo sư Martin Exner, Viện trưởng Viện Vệ sinh và Sức khỏe Cộng đồng tại Bệnh viện Đại học Bonn, cũng cho biết thêm rằng các vi khuẩn Klebsiella oxytoca đã đi vào cơ thể của trẻ sơ sinh thông qua quần áo: “Vi khuẩn này đã được xác định có mặt trong ngăn đựng chất rửa tẩy và trên túi lưới dùng để giặt vớ và mũ của trẻ sơ sinh”.
Như vậy dùng máy giặt để giặt đồ cho con có thật sự sạch?
Tiến sĩ Chuck Gerba, nhà vi trùng học tại trường Đại học Arizona (Mỹ) cho biết máy giặt chỉ có thể làm sạch quần áo, nhưng không thể làm c.hết vi trùng. Thay vào đó, vi khuẩn sẽ bị pha loãng ra và bám vào những gì mà chúng ta giặt.
Tiến sĩ Chuck nói: “Đó là lý do tại sao bạn tuyệt đối đừng bao giờ giặt đồ trong chung với những thứ đồ khác, đặc biệt là khăn tay. Vì vi khuẩn từ đồ trong sẽ di chuyển qua khăn tay của bạn. Ngoại trừ khi bạn giặt chúng với nước nóng trên 180 độ thì mới diệt được các vi khuẩn trong quần áo, nhưng hầu như không có gia đình nào giặt bằng nước nóng cả”.
Vậy phải giặt đồ trẻ sơ sinh như thế nào cho an toàn?
Giặt bằng nước ấm, phơi dưới nắng là những cách để giúp diệt mầm vi khuẩn trên quần áo của trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).
Như vậy có thể thấy, cho dù giặt đồ của con riêng, dùng xà phòng riêng, nước xả riêng, nhưng chung một máy giặt với cả gia đình thì khả năng trẻ sơ sinh bị nhiễm các mầm bệnh vẫn khá cao. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, tiến sĩ Ricarda khuyên cha mẹ nên “sử dụng nước ấm và xà phòng khi giặt quần áo bẩn hoặc ga trải giường, đặc biệt là quần áo và đồ dùng của trẻ sơ sinh”.
Phó giáo sư Kelly Reynolds, làm việc tại trường đại học Arizona cũng hướng dẫn thêm cách giặt quần áo cho trẻ sơ sinh như sau:
– Cha mẹ nên sấy quần áo của con sau khi giặt ở nhiệt độ 28 độ trở lên để diệt các mầm bệnh.
– Phơi quần áo dưới nắng để khử trùng.
– Rửa tay với xà phòng sau khi kết thúc việc giặt giũ quần áo.
– Nếu có thể, hãy giặt quần áo của trẻ sơ sinh bằng tay thay vì bằng máy.
Theo Helino
Ngỡ ngàng các bệnh khó tin từ… trang điểm
Các nhà khoa học tìm thấy trong son phấn và dụng cụ trang điểm của các quý cô vô số mầm bệnh gây n.hiễm t.rùng ở da, đường tiêu hóa, tiết niệu…
Nghiên cứu mới từ Trường Khoa học đời sống và sức khỏe thuộc Đại học Aston (Brimingham, Anh) đã cho thấy chiếc bàn trang điểm xinh xắn của nhiều quý cô có thể là hang ổ kinh dị của hàng loạt mầm bệnh c.hết người.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi giáo sư – tiến sĩ Amreen Bashir đã thu thập 467 loại mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm mà nhiều quý cô đang sử dụng, bao gồm 96 thỏi son, 92 cây chì kẻ mắt, 93 cây mascara, 107 thỏi son bóng và 79 dụng cụ trang điểm, đa số là các miếng bọt biển hay mút dùng để tán kem, phấn.
Rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm có thể giấu mặt trong các loại mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm của bạn – ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK
Các phân tích cho thấy 70-90% các dụng cụ làm đẹp này đã bị nhiễm những vi khuẩn nguy hiểm, trong đó các miếng bọt biển, mút trang điểm là hang ổ lớn nhất của các dòng họ vi khuẩn. Nguyên nhân có thể do việc các miếng bọt biển này thường xuyên được thấm ướt với nước và các loại kem dạng lỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh trưởng nhiều hơn.
Các vi khuẩn phổ biến nhất có thể kể đến là S. aureus, E. coli, và Citrobacter freundii, vốn gây ra n.hiễm t.rùng da, n.hiễm t.rùng tiêu hóa và n.hiễm t.rùng đường tiết niệu.
Đáng sợ hơn, một số mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm bị để trong nhà vệ sinh cho tiện tay được phát hiện nhiễm cả… phân người.
35,6% các quý cô tình nguyện tham gia nghiên cứu thừa nhận họ trang điểm trong phòng vệ sinh và 64,4% các miếng bọt biển thậm chí bị đ.ánh rơi thường xuyên xuống nền nhà. Với các sản phẩm khác, có 28,7% từng bị đ.ánh rơi.
Theo giáo sư Bashir, nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm đáng sợ của những đồ vật tưởng chừng sạch sẽ nhất của quý cô là người ta không mấy khi vệ sinh chúng đúng cách, ngay cả sau khi đ.ánh rơi. Việc sử dụng mỹ phẩm quá hạn cũng gây nên mối nguy hiểm tương tự.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng những vi khuẩn nói trên có thể là nguồn cơn của những đợt bệnh tái đi tái lại không rõ nguyên nhân. Chúng đặc biệt nguy hiểm với người có hệ miễn dịch kém. Các phát hiện vừa được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Applied Microbiolog.
A. Thư
Theo Medical News Today/nguoilaodong