Gừng là loại gia vị có tính chất sinh nhiệt nên việc ăn gừng vào những ngày thời tiết lạnh sẽ giúp giữ ấm cơ thể.
Gừng từ lâu đã được xem là loại củ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tiêu hóa tốt, nhất là trong trường hợp kém ăn, ăn uống khó tiêu, chữa ho mất tiếng, giảm đau họng, chữa trị cảm lạnh, ho, buồn nôn hay ốm nghén ở phụ nữ mang thai,…
Theo các chuyên gia, gừng chỉ tốt nhất khi được ăn vào buổi sáng và buổi trưa. Người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín. Trong các sách y học cổ cũng từng “cảnh báo”: “Trong vòng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong vòng một ngày, đêm không ăn gừng”.
Ảnh minh họa
Sở dĩ vậy vì theo chuyên gia, vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lí. Do vậy, ngay kể cả người bình thường, nếu uống nước gừng vào buổi tối cũng sẽ mất ngủ, chưa nói đến người mắc bệnh mất ngủ thường xuyên.
Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn gừng, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.
Vào mùa đông lạnh là thời điểm lý tưởng để sử dụng gừng, tuy nhiên tình trạng lạm dụng gừng, sử dụng gừng sai cách gặp phải rất nhiều. Việc quá lạm dụng gừng có thể gây hại cho sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm c.hết người.
Những người không nên dùng quá nhiều gừng
Người bị bệnh về gan, sỏi mật
Gừng có vị cay nóng, kích thích sự bài tiết của các tế bào gan. Khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn hoặc uống nước từ gừng sẽ khiến cho các tế bào gan b.ị h.oại t.ử. Cùng với đó, tính cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Những người đang trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng. Đôi khi gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc.
Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở t.rẻ e.m.
Người bị tăng huyết áp, thân nhiệt cao
Người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.
Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến… Với những người có thân nhiệt cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.
Người bị viêm loét dạ dày
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, nếu ăn vào sẽ tăng nồng độ acid. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
Khi bị say nắng, sốt cao
Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa… Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng. Đặc biệt, với những người có dấu hiệu sốt cao thì tuyệt đối không ăn gừng, vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch m.áu, thậm chí xuất huyết.
Cách lựa chọn và phân biệt gừng ta với gừng Trung Quốc
Ảnh minh họa
– Kích thước, màu vỏ: Gừng Trung Quốc có kích cỡ to, thân tròn, trông mọng hơn gừng ta rất nhiều. Vỏ sạch và láng mịn, đặc biệt gừng Trung Quốc rất dễ cạo vỏ. Trong khi đó, gừng ta thân nhỏ, nhiều nhánh, vỏ sần và nhạt hơn, màu sạm, nhiều đất bám xung quanh, rất khó cạo vỏ.
Lõi gừng: Với gừng Trung Quốc rất dễ bẻ đôi, vết bẻ mịn, không có vân tròn, dễ thấy lõi gừng có màu vàng nhạt, rất ít gân, xơ. Ngược lại với gừng Trung Quốc, gừng ta khó bẻ hơn, trong lõi có nhiều vân tròn, màu sắc vàng tươi.
Mùi, vị: Gừng ta rất thơm (kể cả khi chưa cạo vỏ), có hương vị cay đậm, đặc trưng. Với các món ăn, nếu dùng gừng ta, chỉ cần một lượng nhỏ món ăn đó đã dậy mùi thơm, và vị cay của gừng. Tuy nhiên, khi dùng gừng Trung Quốc, người nấu phải cho lượng gừng rất nhiều mới thấy có mùi.
Theo giadinh.net
Thứ hạt nhỏ xíu nhà nào cũng có sẵn trong bếp này có thể tận dụng làm thuốc chữa bệnh vào mùa đông cực tốt: Đây là lý do và công thức làm theo!
Hạt tiêu đen được sử dụng để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh nguy hiểm, có nguy cơ phát triển mạnh vào mùa lạnh như hen suyễn, đau họng, sốt định kỳ, bệnh phong thấp… cực tốt để dùng vào mùa đông.
Bếp nhà ai cũng sẵn có thứ gia vị “nhỏ nhưng có võ” vì là thuốc quý được Đông y trọng dụng
Nhà bếp của mỗi gia đình luôn chứa đầy những loại gia vị nấu nướng đi kèm giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn. Nhưng mỗi món gia vị không đơn giản để tang them hương vị cho món ăn. Nhiều loại gia vị còn có đặc tính chữa bệnh. Riêng hạt tiêu đen được ví là thuốc quý của Đông y, cực được trọng dụng mỗi khi mùa lạnh về.
Hạt tiêu đen được ví là thuốc quý của Đông y, cực được trọng dụng mỗi khi mùa lạnh về.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, hồ tiêu vị cay, tính rất nóng, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và đại tràng, có tác dụng hạ khí tiêu đờm, chữa đau bụng đột ngột, lạnh tay chân, nôn mửa, thổ tả, suyễn, sát trùng, tiêu độc… Hạt tiêu được dùng chữa cảm hàn, vừa làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài, vừa làm ấm bụng tăng sức ấm nóng bên trong. Về phương diện giảm cân, hạt tiêu đen có vị cay mạnh, đặc trưng, giúp tăng cường tốc độ trao đổi chất nên cực hữu ích với những người muốn giảm cân.
“Hạt tiêu đen được sử dụng để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh nguy hiểm, có nguy cơ phát triển mạnh vào mùa lạnh như hen suyễn, đau họng, sốt định kỳ, bệnh phong thấp, khó tiêu, bên cạnh đó cũng trị được chứng chướng bụng, các bệnh về lá lách, bạch biến, đau lưng, ợ hơi, liệt…”, lương y Bùi Hồng Minh nói.
Hạt tiêu đen có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn, điều trị bệnh cúm và đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả. Khi cơ thể chúng ta hấp thụ hạt tiêu, nó sẽ tạo ra nhiệt, giúp giữ ấm cơ thể trong mùa đông. Bạn chỉ cần rắc một lượng hạt tiêu vừa đủ lên món ăn nóng và thưởng thức, vậy là chúng ta đã có một siêu thực phẩm giữ nhiệt khi trời rét đậm.
Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam) cho biết thêm, dùng hạt tiêu đen để chữa cảm hàn, vừa làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài, vừa làm ấm bụng tăng sức ấm nóng bên trong. Đây là thực phẩm giữ nhiệt mùa lạnh mà bạn cần thêm vào đầu danh sách.
Bạn có thể thêm hạt tiêu vào những món ăn nóng, món canh, hoặc cho vào món thịt hầm, canh xương rau củ hầm để sưởi ấm cơ thể từ bên trong. Hạt tiêu cũng giúp tăng cường trao đổi chất nên việc bổ sung những món ăn có hạt tiêu sẽ giúp bạn vừa ngon miệng hơn, ấm áp hơn đồng thời giúp giảm cân vào ngày lạnh hiệu quả.
Bạn có thể thêm hạt tiêu vào những món ăn nóng, món canh, hoặc cho vào món thịt hầm, canh xương rau củ hầm để sưởi ấm cơ thể từ bên trong.
Những món ăn, bài thuốc chữa bệnh thường gặp của hạt tiêu đen vào mùa đông, nhất là những ngày rét đậm
Theo các chuyên gia, hãy trang bị ngay hạt tiêu đen – gia vị nhỏ bé nhưng có võ này vào các món ăn để tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng vào những ngày rét đậm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hạt tiêu đen để chế biến thành những bài thuốc chữa bệnh thường gặp vào mùa đông sau:
– Trị bệnh cảm lạnh: Cho một chút bột hạt tiêu đen vào cốc sữa nóng, cho thêm một chút bột nghệ, sau đó khuấy đều. Uống loại nước này mỗi ngày vào những ngày rét đậm như bây giờ sẽ giúp giữ ấm cơ thể, trị được bệnh cảm lạnh và chống lại các bệnh truyền nhiễm vô cùng hiệu quả.
Cho một chút bột hạt tiêu đen vào cốc sữa nóng, cho thêm một chút bột nghệ, sau đó khuấy đều và thưởng thức để trị cảm lạnh.
– Long đờm: Đờm tích tụ trong cuống họng, gây cảm giác khó chịu là điều khó tránh vào những ngày rét đậm rét hại. Bạn hoàn toàn có thể làm long đờm cực nhanh chóng bằng cách: Trộn chút bột tiêu đen vào nước nóng và nhâm nhi như uống trà cho đến hết.
– Trị cước do lạnh: 10% hạt tiêu đem ngâm vào 90% nước. Sau 1 tuần, bạn gạn lấy nước vào bôi vào khu vực bị cước do lạnh.
– Đau nhức xương khớp: Sử dụng rượu ngâm hạt tiêu đen, hồi, phèn chua, sau đó lấy hỗn hợp xoa bóp tại những vị trí xương bị đau nhức sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
– Bị lạnh bụng gây nôn mửa: Sử dụng 30g hạt tiêu đen ngâm trong 1 lít rượu. Sau đó lấy ra sử dụng, mỗi lần sử dụng 1-2 ly con, tương đương 5-6 thìa cà phê.
– Trị thương hàn, ho ngược lên, khí lạnh nhiễm vào dạ dày: Hạt tiêu 30 hạt đ.ập dập, xạ hương 2g, rượu 200ml Đem sắc trong nồi đất còn 100ml và đem uống nóng.
– Sốt: Bỏ một vài hạt tiêu đen và một thìa đường vào bát, cho thêm nước, trộn đều và uống sẽ giúp loại bỏ sốt.
– Giảm cân: Nếu nói tới gia vị giúp sưởi ấm cơ thể, đồng thời giúp giảm cân, tăng cường trao đổi chất vào mùa lạnh, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua hạt tiêu đen. Bạn có thể thêm bột tiêu đen vào các món ăn nóng hàng ngày như ăn canh nóng, ăn súp nóng hoặc sử dụng vào những món thịt, cá kho, rang cũng như nhiều đồ uống nóng để vừa giảm cân vừa tăng cường miễn dịch.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh