Tỏi vô cùng tốt nhưng cũng độc nếu ăn sai cách, ăn thế nào cho đúng?

Tỏi có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên nhiều người không được ăn tỏi. Do đó mọi người cần phải biết để tránh mang họa vào thân.

Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Thực tế, tỏi có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, có thể nói đây là loại thực phẩm chống ung thư rẻ nhất và phổ biến nhất, ngoài ra tỏi còn có rất nhiều dinh dưỡng và là một loại dược liệu giá trị.

Những lợi ích của tỏi đối với sức khỏe?

– Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn mạnh, tỏi cũng có thể làm giảm lượng đường trong m.áu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

– Tỏi có thể ngăn ngừa sự lắng đọng chất béo trong mạch m.áu, điều hòa huyết áp, tăng tính thấm của mạch m.áu, từ đó ức chế hình thành huyết khối, phòng ngừa xơ cứng động mạch.

– Tỏi còn có thể phòng ngừa cảm lạnh, chống mệt mỏi. tỏi cũng đóng vai trò rất tốt trong việc ngăn ngừa viêm â.m đ.ạo do nấm ở phụ nữ.

Mặc dù tỏi có rất nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn tỏi, ví dụ như những người sau đây, ăn tỏi sẽ khiến tăng tình trạng của bệnh.

1. Bệnh nhân mắc các bệnh về mắt

Y học Trung Quốc cho rằng, tiêu thụ tỏi trong thời gian dài sẽ “làm tổn thương gan và mắt”. Nghiên cứu y học hiện đại cũng phát hiện, những người mắc các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, khô mắt… dùng lượng lớn tỏi trong thời gian dài, sẽ xuất hiện các triệu chứng như thị lực suy giảm, ù tai, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.

2. Bệnh nhân đang dùng thuốc

Theo y học Trung Quốc, tỏi có tính cay. Nó có thể ức chế các thành phần hoạt động của một số loại thuốc, và thậm chí phản ứng hóa học với các thành phần trong một số loại thuốc để tạo ra độc tố. Do đó, những người đang dùng thuốc không nên ăn tỏi.

3. Bệnh nhân tiêu chảy không do vi khuẩn

Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, ăn tỏi sống có thể được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy do vi khuẩn. Tuy nhiên, khi mọi người bị tiêu chảy không do vi khuẩn, tuyệt đối không nên ăn tỏi, nguyên nhân là vì những bệnh nhân này ăn tỏi sẽ kích thích đường ruột, khiến niêm mạc ruột bị sung huyết và phù nề, từ đó làm nặng thêm tình trạng của bệnh.

4. Bệnh nhân viêm gan

Nhiều người nghĩ rằng ăn tỏi có thể phòng ngừa viêm gan, thậm chí còn có người vẫn ăn tỏi với số lượng lớn sau khi bị viêm gan, việc làm này hoàn toàn sai. Trước hết, tỏi không t.iêu d.iệt được virus viêm gan. Thứ hai, một số thành phần trong tỏi có thể kích thích đường tiêu hóa của con người, ức chế sự tiết dịch tiêu hóa và khiến cho các triệu chứng như buồn nôn và đầy hơi ở bệnh nhân viêm gan ngày càng nặng hơn.

Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi trong tỏi có thể làm giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong m.áu, không có lợi cho việc phục hồi chức năng của bệnh nhân bị viêm gan.

Ngoài ra, những điều cấm kỵ này của tỏi cũng cần thiết cho tất cả những ai thích ăn tỏi

– Tránh ăn tỏi khi bụng đói để ngăn ngừa viêm dạ dày cấp tính.

– Tránh tiêu thụ quá nhiều tỏi. Người lớn có thể ăn hai hoặc ba tép tỏi sống và bốn hoặc năm tép tỏi nấu chín. T.rẻ e.m có thể ăn giảm một nửa so với người lớn, ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng.

– Tránh tiêu thụ tỏi trong thời gian dài, bởi có tác dụng làm cứng ruột, thường là nguyên nhân gây táo bón, và có thể t.iêu d.iệt một số lượng lớn vi khuẩn đường ruột, cũng có thể gây ra một số bệnh về da.

– Một số người có phản ứng đặc biệt với tỏi, vì vậy nếu bạn có bất kỳ khó chịu nào sau khi ăn, cần đến cơ sở y tế gần nhà để được chẩn đoán.

Hà Vũ (Dịch theo Kknews)

Theo vietnamnet

Những sai lầm khi ăn tỏi gây hại khôn lường mà nhiều người đang mắc phải

Nhiều người không biết mình đang rước bệnh vào thân chỉ vì thiếu hiểu biết khi ăn tỏi, món gia vị thường thấy trong nhiều món ăn.

Tỏi vừa là gia vị, vừa là vị thuốc quý giúp chữa nhiều bệnh. Thế nhưng nó cũng có thể biến thành thuốc độc nếu bạn không biết cách sử dụng đúng cách.

Ăn tỏi lúc đang đói hoặc ăn không kèm các loại thực phẩm khác

Ăn tỏi khi đói sẽ kích thích dạ dày, gây viêm cấp tính. Ảnh minh họa

Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Nếu thường xuyên ăn lúc đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày, gây viêm dạ dày cấp tính.

Ăn tỏi khi đang uống thuốc

Tỏi có phản ứng phụ với một số loại thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa

Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc. Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông m.áu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

Ăn quá nhiều tỏi

Tỏi được xếp vào nhóm gia vị cay, ăn nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 15g tỏi là đủ và nên chia làm mấy lần. Ăn quá nhiều tỏi một lần, vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra bệnh viêm kết mạc mắt.

Người bị bệnh đường tiêu hóa, nội tạng yếu, sức đề kháng kém

Người bị suy nhược cơ thể, ốm yếu không nên ăn tỏi. Ảnh minh họa

Mặc dù được cho là tốt cho đường tiêu hóa nhưng một khi đã bị tiêu chảy mà ăn nhiều tỏi thì sẽ làm cho đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.

Những người bị bệnh gan, thận suy yếu, sức đề kháng kém cũng không nên ăn tỏi. Ngoài việc có thể có phản ứng phụ với thuốc chữa bệnh thì tỏi còn có thể gây giảm tế bào hemoglobin và tế bào m.áu đỏ của m.áu và gây thiếu m.áu. Nó còn kích thích ruột, tăng axit uric trong niêm mạc ruột.

Những thực phẩm kỵ ăn chung với tỏi

Theo Đông y, tỏi có vị có vị cay, tính nóng (đại nhiệt), hơi độc do vậy khi kết hợp cùng những cũng có tính ôn (ấm) như thịt gà, thịt chó, thịt dê, trứng… sẽ khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến chướng bụng khó tiêu, sinh ra kiết lị.

Tỏi cũng không thể ăn kèm cùng một số loại thủy hải sản như cá diếc, cá trắm, tôm, cua… bởi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa, dễ sinh ra giun sán gây trước bụng.

Ngoài ra, tỏi không nên kết hợp hoặc dùng chung với các thực phẩm như:

– Tỏi kết hợp với hành gây hại thận và dạ dày

– Tỏi ăn với xoài (gỏi xoài) có thể làm vàng da

– Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy

– Tỏi không nên kết hợp với các loại thuốc bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng…

Minh Khôi

Theo ĐSPL

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *