Nước mía bổ dưỡng nhưng uống hằng ngày lại gây hại

Người dân các nước châu Á trong đó có Việt Nam rất ưa chuộng nước mía do hương vị thơm ngon, có tác dụng làm mát.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên không nên uống loại nước này đều đặn mỗi ngày.

Giá trị dinh dưỡng của nước mía

Mía chứa các hóa chất thực vật như axit phenolic, sterol, flavonoid, terpenoid glycoside, policosanol. Trong nước mía còn có các khoáng chất như kali, phốt pho, magie, canxi, sắt và các vitamin A, B, E. 100ml nước mía chứa 39 calo và 9g carbohydrate.

Mía có đặc tính sát trùng, làm mát, giảm viêm, giảm đau, lợi tiểu, tăng cường sức khỏe gan, giảm mức cholesterol, nhuận tràng.

Nước mía có nhiều tác dụng nhưng không nên uống đều đặn mỗi ngày. Ảnh: Jagran

Tác dụng

Tiến sĩ Rajeev Singh (Ấn Độ) chia sẻ về những tác dụng tiềm năng của nước mía trên Pharmeasy:

Chống lại ung thư: Ung thư có thể là kết quả của tổn thương do các gốc tự do trong cơ thể gây ra. Nước mía chứa lượng lớn canxi, sắt, kali, magie, mangan và chất chống oxy hóa. Uống nước mía có thể cung cấp đủ chất chống oxy hóa và khoáng chất để loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể, chống lại ung thư, đặc biệt là ung thư da, vú và tuyến t.iền liệt.

Hỗ trợ điều trị táo bón: Nước mía có đặc tính nhuận tràng, hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và giảm bớt các vấn đề về dạ dày.

Tốt cho gan: Uống nước mía có thể làm mát dạ dày và giảm bệnh vàng da. Ngoài ra, nước mía còn điều chỉnh nồng độ bilirubin trong gan, giảm áp lực và tăng cường chức năng của gan.

Tăng cường chức năng thận: Nước mía có đặc tính lợi tiểu, làm sạch và thông đường tiết niệu. Uống nước mía có thể giảm cảm giác nóng rát liên quan đến n.hiễm t.rùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, mía chứa canxi, magie và sắt tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng do virus, vi khuẩn.

Tuy nhiên, các tác dụng trên cần được nghiên cứu nhiều hơn để có các bằng chứng rõ ràng.

Mía là loại cây được trồng ở nhiều nước trên thế giới, dùng sản xuất đường. Ảnh: Farm & family

Cảnh báo

Mía có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng bạn cũng không nên dùng quá nhiều. Theo Webmd, cũng như các loại đường bổ sung khác, tiêu thụ mía quá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Theo một nghiên cứu công bố trên JAMA, những người nhận trung bình 20% lượng calo mỗi ngày từ đường có nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh tim mạch cao hơn 38% so với những người nhận 8% calo từ đường.

Chế độ ăn nhiều đường cũng có liên quan đến nguy cơ bị huyết áp cao, bệnh tiểu đường, mức cholesterol cao, gan nhiễm mỡ và tăng cân.

Ngoài ra, không có thông tin về việc sử dụng mía an toàn với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Do đó, thai phụ nên tránh ăn mía hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các mối nguy hiểm.

Sai lầm khiến nước mía trở nên độc hại

Nước mía là thức uống phổ biến vào mùa hè. Tuy nhiên, một số nhóm người cần thận trọng khi sử dụng đồ uống này.

Uống nước mía có lợi ích gì?

Giảm cân

Cung cấp năng lượng

Giảm đầy bụng

Tất cả lợi ích trên

Theo Newsobserver, uống nước mía khi đói là cách hiệu quả để bổ sung đường tự nhiên vào chế độ ăn uống, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và cho cả ngày dài hoạt động. Tuy nhiên, nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi lỏng không nên sử dụng nước mía thường xuyên. Đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột, dễ gây tăng cân, béo phì.

Nước mía tối kỵ với trường hợp nào?

Người gầy

Người có huyết áp thấp

Người mắc bệnh tiểu đường

Bản chất nước mía rất ngọt, nhiều đường. Đường đi vào cơ thể, chuyển thành glucose, chuyển hóa vào m.áu, làm tăng lượng đường trong m.áu. Nước mía tối kỵ với những người thừa cân, béo phì, đặc biệt người bệnh tiểu đường.

Phụ nữ mang thai không được uống nước mía?

Đúng

Sai

Theo ThS.BS Trịnh Văn Du, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội, nước mía rất tốt cho bà bầu vì có thể bù nước, điện giải, chống nghén cho các mẹ nôn nhiều. Chúng còn tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế táo bón vì nhiều vitamin và chất xơ. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều nước mía, dưới 200 ml/ngày. Hạn chế uống vào buổi tối và buổi sáng sớm vì có thể làm lạnh bụng, gây khó chịu.

Không nên uống nước mía khi đang dùng loại thuốc nào?

Thuốc đau đầu

Thuốc chống đông m.áu

Thuốc dạ dày

Theo India Times, chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông m.áu, bạn không nên uống nước mía. Các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Để nước mía càng lâu trong tủ lạnh càng ngon?

Đúng

Sai

Nhiều người mua nước mía về nhưng chưa uống ngay mà cất đi hoặc để quên trong tủ lạnh cho mát. Nước mía để quá lâu trong tủ lạnh hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp, trở thành môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, dễ gây tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.

Nước mía bẩn tiểm ẩn nguy cơ nhiễm loại vi khuẩn nào?

Khuẩn E.Coli

Khuẩn Salmonella

Khuẩn Copepods

Các quán nước mía đều nằm ở lề đường, vận chuyển thân mía trên đường phố nhiều bụi bẩn, quy trình làm cũng khá đơn giản, khó có thể đảm bảo về độ “siêu sạch” như quảng cáo. Nguy cơ nhiễm khuẩn, vi sinh vật, khuẩn E.Coli gây tả trong nước mía rất cao.

Sai lầm khiến nước mía dễ bị nhiễm khuẩn:

Không uống hết lượng nước mía được ép

Cho thêm quất vào nước mía

Cả 2 đáp án trên

Bạn nên ước lượng, uống bao nhiêu ép nước bấy nhiêu, không nên để lại rồi bảo quản lượng nước dư trong tủ lạnh. Đây là loại nước có lượng đường cao, dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể gây rối loạn tiêu hóa, dù để trong tủ lạnh.

Sai lầm khi uống nước mía có thể gây bệnh:

Uống nước mía không đá

Uống ngay khi đi ngoài trời nắng về

Uống cùng quả quất

GS.TS Nguyễn Xuân Ninh, nguyên Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho hay đi ngoài trời nắng nóng không nên uống ngay nước mía quá lạnh vì dễ bị bệnh viêm họng, cảm cúm, sốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *