Tiêu đề lời kêu gọi của Hội đồng Điều dưỡng quốc tế gửi đến các quốc gia nhân Ngày Quốc tế Điều Dưỡng năm nay là đầu tư vào điều dưỡng, giảm chi phí y tế.
Đây là đột phá trong tư duy.
Tiêu đề lời kêu gọi của Hội đồng Điều dưỡng quốc tế gửi đến các quốc gia trong Lễ kỷ niệm Quốc tế Điều Dưỡng, 12 – 5 năm nay là đầu tư vào điều dưỡng, giảm chi phí y tế.
Theo ThS Huỳnh Bảo Tuân, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng đây là một sự đột phá về tư duy để mang đến nhiều lợi ích hơn cho con người trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ và những tư duy quản trị mới.
Tận tụy chăm sóc từng bệnh nhân
Nữ điều dưỡng trẻ Lê Huỳnh Trâm (26 t.uổi) làm việc tại khoa Nhiễm Việt – Anh (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã ba năm.
“Chỉ mới vào nghề, tôi chưa có nhiều trải nghiệm, không được nhanh nhẹn như các anh chị nên phải vừa làm vừa học hỏi. Nhiều khi về nhà tôi luôn lo lắng không biết hôm nay mình đã thật sự làm tốt nhiệm vụ chưa. May mắn tôi được các anh chị nhiệt tình hỗ trợ” – chị Trâm tâm sự.
Chị Trâm cho hay công việc của một điều dưỡng hồi sức thông thường là chăm sóc từ ba đến bốn bệnh nhân nặng. Hôm nào có ca trở nặng thì công việc sẽ nhiều hơn. Ngoài ra người điều dưỡng còn tranh thủ thời gian trò chuyện, an ủi bệnh nhân sớm vượt qua bệnh tật.
Nữ điều dưỡng trẻ Lê Huỳnh Trâm tranh thủ thời gian trò chuyện, an ủi bệnh nhân sớm vượt qua bệnh tật. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Chị Trâm xoay ca sáng – chiều – đêm. Mỗi ca như thế chị chỉ tranh thủ thời gian ăn rồi quay lại với công việc. Có những ngày bận quá, chị Trâm không có thời gian ăn trưa, “nhưng vì công việc cứ cuốn mình đi nên không thấy đói”.
Chia sẻ về động lực theo nghề, nữ điều dưỡng nói: “Dù có nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng vì yêu nghề nên tôi vẫn chọn làm việc hết sức mình. Công việc nào cũng có những nỗi niềm riêng, đôi lúc tôi cũng gặp nhiều mệt mỏi và áp lực nhưng nhờ sự động viên của các anh chị đồng nghiệp nên tôi cũng may mắn vượt qua”.
Anh Phạm Quốc Vũ (37 t.uổi) là nam điều dưỡng hiếm hoi của khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 2. Anh đã có 13 năm trong nghề và phần lớn thời gian ấy anh gắn bó với công việc chăm sóc các bé sơ sinh.
“Tôi là nam, không có đôi tay mềm mại, khéo léo như nữ, sợ không đủ tỉ mỉ để chăm sóc các bé sơ sinh. Nhưng khi được phân công qua khoa này thì tôi cứ ráng làm, học hỏi, trau dồi từ từ. Đôi tay của tôi cũng theo đó mà mềm mại, khéo léo lên từng ngày. Bây giờ, đồng nghiệp nữ chăm sóc các bé nhẹ nhàng, cẩn thận ra sao, tôi cũng có thể làm tốt như vậy” – anh Vũ chia sẻ.
Nam điều dưỡng Phạm Quốc Vũ hơn 10 năm chăm sóc các bé sơ sinh. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Theo anh Vũ, các bé ở đây đều bị tách mẹ từ khi mới sinh nên điều dưỡng mỗi đêm sẽ mở nhạc hát ru để bé ngủ ngon hơn, tránh sự ồn ào của tiếng monitor. Dù không được nhìn mẹ nhưng não bé đã phát triển, sẽ cảm nhận được lời ru và quên đi cơn đau, sẽ bình phục tốt hơn. Đây là phương pháp được bệnh viện áp dụng từ lâu.
“Nhìn các bé được cứu chữa, chăm sóc để hồi phục, sớm về với vòng tay yêu thương của gia đình là động lực lớn để tôi yêu nghề của mình hơn. Dù có nhiều khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng theo nghề để góp phần chăm sóc những đ.ứa t.rẻ bé nhỏ, ngây thơ đang nằm trong lồng kính kia, cả những bệnh nhi mà bệnh viện đang điều trị” – anh Vũ bày tỏ.
Đầu tư vào điều dưỡng, giảm chi phí y tế
Theo ThS Huỳnh Bảo Tuân, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, việc đầu tư vào điều dưỡng, giảm chi phí y tế là một sự đột phá về tư duy, mang đến nhiều lợi ích hơn cho con người trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe.
Theo đó, mỗi người bệnh là một phương án chăm sóc cá thể, phù hợp theo từng mô thức điều trị riêng lẻ. Nói nghe rất dễ nhưng đòi hỏi sự đột phá trong công tác điều dưỡng, từ kỹ thuật điều dưỡng đến quản lý điều dưỡng.
“Để làm được điều này, trước tiên đòi hỏi phải số hóa, dữ liệu hóa công tác điều dưỡng. Kế đến là huấn luyện người điều dưỡng thực hành theo các chứng cứ được kết nối toàn cầu. Cuối cùng là giám sát, cải tiến và huấn luyện một cách liên tục theo những chứng cứ phát sinh phát mới” – ông Tuân chia sẻ.
Theo ông Tuân, mỗi người bệnh được tiếp cận một phương thức chăm sóc khác nhau, phù hợp với vấn đề sức khỏe khác nhau, không nên dựa với bất kỳ người bệnh nào trước đó để mà tham khảo. Nếu áp dụng những kỹ thuật chăm sóc thường quy tương tự nhau, có thể làm cho người bệnh kéo dài thời gian nằm viện do vết thương và cơ thể không hồi phục được như dự kiến.
Ông Tuân dẫn chứng nếu người bệnh phẫu thuật chân, trung bình tốn khoảng 5 triệu chi phí chẩn đoán, 15 triệu chi phí phẫu thuật và 30 triệu cho 10 ngày hồi phục thì việc kéo dài thêm 5 ngày chăm sóc không được cá thể hóa có thể gây tốn kém tương đương chi phí phẫu thuật. Nhưng đây chỉ là chi phí trực tiếp, còn những chi phí gián tiếp khác rất lớn mà người bệnh, bệnh viện và xã hội phải gánh.
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Ảnh: BVCC
“Mỗi người bệnh nằm viện phải nghỉ việc, mất thu nhập. Người nhà đi theo nuôi bệnh cũng phải nghỉ việc và cũng mất thu nhập, hoặc phải tốn chi phí nhờ dịch vụ nuôi bệnh. Người bệnh hồi phục sớm hơn một ngày, có ít nhất hai người giảm được tổn thất thu nhập cho mình” – ông Tuân nhận định.
Với bệnh viện, việc kéo dài thời gian nằm viện sẽ lấy mất cơ hội chữa trị cho người khác vì số giường bệnh luôn hữu hạn. Bệnh viện tăng gánh nặng chi phí, thường là phải bù lỗ cho những ca bệnh nằm viện kéo dài, đồng thời mất đi nguồn thu vì không tiếp nhận được bệnh nhân mới. Ngoài ra, thời gian nằm viện bị kéo dài còn gây ra hệ lụy cho xã hội là số giường bệnh luôn thiếu và phải tăng đầu tư.
Vì thế ông Tuân cho rằng, muốn thời gian nằm viện được rút ngắn, người bệnh hồi phục nhanh hơn, ít đau đớn từ thể xác đến tinh thần hơn, khả năng tái phát bệnh ít hơn thì công tác điều dưỡng là then chốt.
Hay nói cách khác, khi năng lực chuyên môn kỹ thuật của điều dưỡng được nâng cao, hiệu quả công tác quản lý điều dưỡng được cải thiện thì người bệnh, bệnh viện và xã hội sẽ được nhiều lợi ích hơn từ sức khỏe đến tài chính.
Ông Tuân chia sẻ thêm, công tác quản lý điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ nhiều năm nay đã có những nỗ lực đột phá. Đột phá nổi bật nhất là thực hành điều dưỡng theo chứng cứ và số hóa hoàn toàn các chỉ tiêu chăm sóc, quy trình kỹ thuật chăm sóc để có thể quản lý, giám sát một cách hiệu quả.
“Để làm được trọn vẹn sứ mệnh chăm sóc tận tâm người bệnh, tri thức, trí tuệ và khả năng nắm bắt công nghệ của điều dưỡng cần phải được nâng lên một tầm cao mới. Điều dưỡng cần được xã hội công nhận, ghi nhận và đầu tư như là một trong những trụ cột quan trọng của ngành y” – ông Tuân nhấn mạnh.
Đề xuất 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, cơ quan này đề xuất 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Bộ Y tế đang xây dựng thông tư quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, thay thế Thông tư 15/2016/TT-BYT; Thông tư 02/2023/TT-BYT.
Nhìn chung số lượng bệnh nghề nghiệp vẫn giữ nguyên, tuy nhiên có sự thay đổi một số bệnh mới được bổ sung và lược bỏ các bệnh cũ so với quy định hiện hành.
Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp là 1 trong 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH theo đề xuất (Ảnh minh họa)
Tại dự thảo Thông tư này, Bộ Y tế đề xuất 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, bao gồm:
(1) Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
(2) Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp
(3) Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp
(4) Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp
(5) Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
(6) Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
(7) Bệnh hen nghề nghiệp
(8) Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
(9) Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng
(10) Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
(11) Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
(12) Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp
(13) Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp
(14) Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp
(15) Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
(16) Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp
(17) Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
(18) Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
(19) Bệnh giảm áp nghề nghiệp
(20) Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
(21) Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
(22) Bệnh phóng xạ nghề nghiệp
(23) Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
(24) Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
(25) Bệnh sạm da nghề nghiệp
(26) Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm
(27) Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài
(28) Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su
(29) Bệnh Leptospira nghề nghiệp
(30) Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp
(31) Bệnh lao nghề nghiệp
(32) Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
(33) Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
(34) Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
(35) Bệnh COVID – 19 nghề nghiệp
Hiện hành, tại Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi tại Thông tư 02/2023/TT-BYT), các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội gồm:
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
7. Bệnh hen nghề nghiệp
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp
30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp
31. Bệnh lao nghề nghiệp
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
35. Bệnh COVID – 19 nghề nghiệp.
Theo dự thảo thông tư quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được: hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó; điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời. Họ cũng cần được điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định…