Giá trị dinh dưỡng của mực
Mực ống là một trong những loại hải sản khá được ưa chuộng và có thể chế biến nhiều món ăn ngon. Đây là loài thân mềm cùng họ với bạch tuộc, thịt có màu trắng, lớp da bên ngoài màu đỏ hồng và nhiều đốm nhỏ li ti.
Lợi ích sức khỏe của mực đầu tiên chính là nguồn dinh dưỡng đa dạng của nó. Theo ước tính, 100g mực chưa qua nấu chín có chứa khoảng 92 calo. Bên cạnh đó, tiêu thụ mực trong chế độ ăn cũng giúp bạn hấp thu nhiều dưỡng chất khác như sau:
– Carbohydrate: 3,08 g
– Tổng chất béo: 1,38 g (trong đó có 0,36g omega-3 và 0,11g omega-6)
– Protein: 15,58 g
– Riboflavin (B2): 0,41 mg
– Cobalamin (B12): 1,3 mcg
– Cholin: 65 mg
– Niacin (B3): 2,18 mg
– Vitamin C: 4,7 mg
– Vitamin E: 1,2 mg
– Axit Pantothenic (B5): 0,5 mg
– Pyridoxin (B6): 0,06 mg
– Thiamin (B1): 0,02 mg
– Folate: 5 mcg
– Đồng: 1,89 mg
– Selen: 44,8 µg
– Phốt pho: 221 mg
– Kẽm: 1,53 mg
– Magie: 33 mg
– Kali: 246 mg
– Sắt: 0,68 mg
– Canxi: 32 mg
– Sodium: 44 mg
Ăn mực đúng cách đem lại lợi ích như thế nào cho sức khỏe của bạn?
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Mực có chứa thành phần axit béo omega-3 có đặc tính chống viêm, bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương bởi các gốc tự do có hại, giảm cholesterol, nâng cao khả năng phòng ngừa bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch…
Góp phần xây dựng cơ bắp
Mực có chứa gấn 15,6g thành phần protein, đặc biệt đây là loại protein có đầy đủ các axit amin cần thiết, hỗ trợ cho quá trình xây dựng cơ bắp, giúp bạn duy trì một cơ thể săn chắc và cân đối, khỏe mạnh.
Giảm nguy cơ ngộ độc kim loại nặng
Một ưu thế khác của mực chính là nó ít bị nhiễm thủy ngân hơn so với nhiều loài hải sản khác. Điều này cũng giúp cho người tiêu thụ giảm được nguy cơ hấp thu nhiều kim loại nặng, lâu ngày gây bệnh tật và nguy hiểm.
Tăng cường sức khỏe trí não
Hàm lượng choline bên trong mực khá dồi dào, chỉ xếp sau trứng. Lợi ích sức khỏe của mực là cung cấp dưỡng chất này cho não. Ăn mực không những đem lại nhiều món ngon cho bạn mà còn tốt cho trí não là vì vậy.
Năng cao khả năng miễn dịch
Selen và nhiều chất chống oxy hóa khác trong mực ống có tác dụng giảm viêm nhiễm, chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể. Vì vậy, thêm mực vào khẩu phần ăn hợp lý sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư và nhiều bệnh mãn tính khác.
Những rủi ro tiềm ẩn khi ăn mực
Nếu bạn dị ứng với động vật có vỏ như trai, hàu, tôm, cua… thì nên thận trọng trước khi ăn mực. Triệu chứng dị ứng điển hình là ngứa, nổi mề đay, sưng phù, khó thở, buồn nôn hoặc nôn. Nếu xảy ra dấu hiệu bất thường, bạn nên ngừng ăn và thông báo với bác sĩ.
Chất béo trong mực ống cũng tương đối cao và chủ yếu là nguồn axit béo có lợi. Tuy nhiên, trải qua quá trình chế biến có thể làm tăng nguy cơ cho món mực. Ví dụ như mực chiên với nhiều dầu ăn sẽ không thích hợp cho người béo phì, bệnh tim mạch…
Bạn nên chọn mua mực ở cửa hàng uy tín để giảm thiểu nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại. Sơ chế sạch sẽ và tốt nhất là ăn mực đã nấu chín kỹ. Bạn có thể kết hợp mực với rau củ khi chế biến để giúp cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin về lợi ích sức khỏe của mực, đem lại nhiều món ngon và bổ dưỡng cho cả gia đình.
Thiên Khuê (Theo Style)