Kết quả chẩn đoán quan trọng nhất chứng minh bạn mắc ung thư

Nhiều người dân đến Bệnh viện K khám trong tâm trạng bàng hoàng, lo lắng khi xét nghiệm m.áu nhận chẩn đoán “mắc ung thư”.

Tuy nhiên, theo bác sĩ, kết quả giải phẫu mới xác định chính xác bệnh nhân có mắc ung thư hay không.

Sáng 12/3, Thạc sĩ Nguyễn Bá Tĩnh, Phó Giám đốc Quỹ Ngày mai tươi sáng, Trưởng phòng Công tác xã hội, cho biết mỗi năm, Việt Nam có khoảng 180.480 ca mắc ung thư mới, 120.180 ca t.ử v.ong. Tại Việt Nam, hiện nay, khoảng 350.000 người đang sống chung với ung thư.

Thực tế, bệnh nhân ung thư đa phần phát hiện muộn dẫn đến điều trị tốn kém, hiệu quả thấp và bệnh nhân t.ử v.ong. Vì vậy, bác sĩ Tĩnh khẳng định công tác khám và sàng lọc phát hiện sớm rất quan trọng, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị.

Hiện nay, các phương pháp sàng lọc ung thư đều được các hiệp hội y khoa, ung thư trên thế giới khuyến cáo rõ ràng như chụp nhũ ảnh với ung thư vú; nội soi ống mềm đối với dạ dày, đại trực tràng, X-quang, CT liều thấp với ung thư phổi. Mỗi bệnh ung thư đều có phương pháp sàng lọc khác nhau.


Thạc sĩ Nguyễn Bá Tĩnh chia sẻ về thực trạng bệnh ung thư tại Việt Nam. Ảnh: Trần Thành.

Khoảng 5 năm trở lại đây, xét nghiệm gene đã được thực hiện thử nghiệm tại các bệnh viện ở Việt Nam trong sàng lọc các bệnh ung thư gan, dạ dày, phổi, vú, đại trực tràng. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm chỉ là dữ liệu bổ trợ, không thay thế các phương pháp sàng lọc truyền thống. Chi phí xét nghiệm này đắt đỏ (khoảng 7 triệu đồng).

Trên thị trường, nhiều đơn vị quảng cáo chỉ cần xét nghiệm m.áu để tìm ung thư. Thạc sĩ Tĩnh cho biết tại Bệnh viện, các bác sĩ đều gặp bệnh nhân lo lắng đến khám khi bỗng dưng xét nghiệm m.áu và bị chẩn đoán ung thư. Tuy nhiên, đây là phương pháp xét nghiệm m.áu tìm marker ung thư, được khuyến cáo trong theo dõi tái phát bệnh, không có ý nghĩa trong sàng lọc.

Thạc sĩ Tĩnh cho biết thêm kết quả trả lời câu hỏi bạn có bị ung thư hay không chỉ có giải phẫu bệnh. Thậm chí, bác sĩ cho sinh thiết tức thì nhưng kết quả vẫn không phải là chẩn đoán cuối cùng. Các bác sĩ chờ giải phẫu bệnh (thời gian làm từ 7 đến 10 ngày) mới kết luận chính xác. Vì vậy, người dân nên thận trọng trong việc xét nghiệm m.áu sàng lọc ung thư.

Do việc điều trị ung thư rất tốn kém, từ năm 2012, bệnh viện đã thành lập Quỹ Ngày mai tươi sáng với mục đích hỗ trợ bệnh nhân. Ngoài ra, hàng chục nghìn người dân được sàng lọc ung thư miễn phí thực hiện hàng năm.

Năm 2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng tiếp tục phối hợp thực hiện các chương trình hỗ trợ bệnh nhân, tầm soát và phát hiện sớm ung thư, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và đào tạo.

Một điều tuyệt đối tránh nếu muốn ngừa viêm tụy

Uống nhiều rượu có thể gây viêm tụy và các vấn đề nghiêm trọng hơn bao gồm ung thư.

Viêm tụy có các triệu chứng như đau bụng, trầm trọng hơn khi bạn ho, nằm, di chuyển hoặc ăn uống cũng như chứng khó tiêu và chán ăn.

Tiến sĩ Toufic Kachaamy, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa người Mỹ, giải thích với Parade: “Điều đầu tiên cần biết là viêm tụy có hai loại cấp và mạn tính. Với viêm tụy cấp, bệnh nhân đột nhiên bị viêm, gây đau bụng từ trung bình đến nặng và thường hồi phục sau đó. Trong khi đó, viêm tụy mạn tính có thể gây đau kéo dài và lặp lại, mất chức năng tuyến tụy. Người bệnh không thể hồi phục được”.


Đau bụng là triệu chứng hay gặp ở người bị viêm tụy. Ảnh minh họa: TS

Các triệu chứng viêm tụy cấp bao gồm đau vùng bụng trên có thể lan ra sau lưng, đôi khi kèm theo buồn nôn, nôn, sốt, nhịp tim tăng và thở nhanh, nông hoặc suy hô hấp.

Với viêm tụy mạn tính, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, chán ăn, sụt cân ngoài ý muốn và chóng mặt. Đau bụng thường xảy ra sau khi ăn đối với hầu hết bệnh nhân viêm tụy.

Nguyên nhân gây bệnh

Nếu bạn không muốn đặt mình vào nguy cơ bị viêm tụy, hãy đặt ly rượu xuống. Các bác sĩ đồng ý rằng uống rượu quá mức có thể gây viêm tụy cũng như các vấn đề tồi tệ hơn đối với tuyến tụy.

Tiến sĩ Babak Firoozi, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa của Trung tâm Y tế MemorialCare Orange Coast (Mỹ) cảnh báo: “Sử dụng rượu nặng thường có thể dẫn đến cơn viêm tụy. Các đợt viêm tái phát cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy”.

Hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm tụy, cũng như ung thư phổi, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một loạt vấn đề khác. Hút thuốc có liên quan nhiều nhất đến viêm tụy mạn tính trong khi uống rượu quá mức có thể gây ra cả hai dạng cấp tính và mạn tính của tình trạng này.

Tiến sĩ Sunaha Sohi, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa người Mỹ, lưu ý rằng các nguyên nhân khác gây viêm tụy có thể bao gồm sỏi mật, tiểu đường, n.hiễm t.rùng, béo phì, một số loại thuốc và chấn thương do tai nạn hoặc chấn thương.

Các tình trạng tồn tại từ trước như xơ nang, t.iền sử gia đình cũng làm tăng nguy cơ viêm tụy.

Cách phòng chống

Bạn đã biết rằng không nên hút thuốc hoặc uống rượu quá mức. Ngoài ra còn một số lưu ý khác để giữ cho bạn không bị viêm tụy. Tiến sĩ Firoozi cho biết, mọi người cần đi khám và điều trị sỏi mật nếu mắc phải, bởi sỏi mật là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy.

Điều quan trọng khác là phải xem xét chế độ ăn của bạn. Tiến sĩ Sohi lưu ý: “Tỷ lệ mắc bệnh viêm tụy đang gia tăng trên toàn thế giới do số người béo phì và bị sỏi mật ngày càng tăng. Do đó, thực đơn ăn uống lành mạnh có thể ngăn ngừa viêm tụy theo nhiều cách. Bạn sẽ ít có khả năng bị sỏi mật hoặc có chất béo trung tính cao nếu chế độ ăn uống tốt cho tim”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *