Tác dụng của cây cà gai leo là gì? 9 bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gai leo

Theo kinh nghiệm lưu truyền dân gian, sử dụng cây cà leo có thể giúp điều trị các bệnh lý về gan, chữa phong thấp, chảy máu chân răng, bệnh lậu,… Vậy thực hư tác dụng của cây cà gai leo trong điều trị bệnh lý và tăng cường sức khỏe là như thế nào, cây cà gai leo chữ bệnh gì và có thật sự hiệu quả như lời truyền trong dân gian hay không? Nếu các bạn cũng đang cần tìm lời đáp cho những câu hỏi này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cây cà gai leo là gì?

Cây cà gai leo (hay còn gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà quýnh, cà bò, cà quạnh, cà Hải Nam, quánh, gai cườm) là cây thuộc loài thân leo nhỡ, chia nhiều cành, có chiều dài từ 60-100 cm. Cây có nhiều gai, cành xòe rộng, lá cây cà gai leo hình bầu dục hoặc thuôn dài màu xanh lục, mọc so le, dưới gốc lá hình rìu hay hoặc hơi tròn, bề mặt lá có nhiều lông mềm màu trắng. Hoa của cây cà gai leo màu trắng, nhụy vàng nhạt, thường nở vào tháng 4-9 và kết quả trong khoảng tháng 9-12. Quả cà gai leo ra thành từng chùm, hình cầu có đường kính khoảng 7-9mm và khi chín có màu đỏ.

Hình ảnh cây cà gai leo

Cây cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens, thuộc họ Solanaceae. Cây cà gai leo phân bố chủ yếu các tỉnh miền Bắc cho đến Huế tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc (Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây). Cà gai leo được đánh giá là một trong những cây thuốc có tác dụng điều trị bệnh lý của cơ thể, trong đó tác dụng điều trị các bệnh lý về gan là nổi bật hơn cả.

2. Thành phần hóa học của cà gai leo

Theo nghiên cứu của các nhà y học, một số thành phần hóa học chính của cây cà gai leo Flavonoid, glycoancaloit, saponin, sterol, acid amin, alkaloid,…Phần lá và rễ cây cà gai leo cũng có nhiều dược tính hỗ trợ tốt cho sức khỏe con người như: Solamnia A, Solamnia B, glycoalkaloid, cholesterol, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, dihydro lanosterol… 

3. Tác dụng của cây cà gai leo

Cây cà gai leo có công dụng là chữa phong thấp, hen xuyễn, chữa sơ viêm gan, sơ gan, giải độc gan, sâu răng, giảm đau nhức xương khớp, chữa cảm cúm, ho, ho gà và dị ứng. Ngoài ra, cây cà gai leo còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe và phòng chống tế bào ung thư.

Đặc biệt, trong rễ cây cà gai leo chứa tinh bột cùng nhiều chất hóa học khác nhau như glycoancaloit, ancaloit,… có tác dụng bảo vệ tế bào gan, ức chế và hỗ trợ tiêu diệt virut gây viêm gan B, ngăn chặn quá trình hình thành xơ gan, có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan. 

Trong đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Ts. Nguyễn Thị Minh Khai đã chứng minh được tác dụng của cây cà gai keo trong bảo vệ gan, chống viêm gan và ngăn ngừa sự phát triển xơ gan. Thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trên 60 bệnh nhân viêm gan B mãn hoạt động, kết quả cho thấy việc điều trị viêm gan ở nhóm dùng cà gai leo đạt mức rất tốt và tốt 66,7%; trong khi đó, nhóm chứng (flacebo) chỉ dừng lại ở mức trung bình và kém 93,3% đồng thời ghi nhận thuốc không gây tác dụng phụ cho sức khỏe người bệnh.

Ngoài ra, rễ cây cà gai leo còn được sử dụng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa bệnh lậu, giải rượu. 

4. Top 9 bài thuốc cây cà gai leo trong chữa bệnh

4.1. Hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan (viêm gan, xơ gan, ung thư gan,…)

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 30g cà gai leo
  • 10g dừa cạn
  • 10g diệp hạ châu

Cách làm: Sao vàng các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi sắc lên uống.

Liều dùng: mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi các biểu hiện, triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.

4.1. Cây cà gai leo có tác dụng phòng ngừa bệnh lý về gan

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 30g cà gai leo
  • 1 lít nước

Cách làm: cho cà gai leo vào nồi, đổ 1l nước vào nấu cho đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp.

Liều dùng: uống 3 lần/ngày, 100ml/lần.

4.3. Sử dụng cà gai leo chữa rắn cắn

+ Rửa sạch 30-50g rễ cây cà gai leo tươi, giã nhỏ rồi hòa với khoảng 200ml nước rồi cho người bị rắn cắn uống ngày, uống 2 lần trong ngày.

+ Sang đến ngày thứ 2, bạn sao vàng 30g rễ cà gai leo khô rồi đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 2 lần, uống đều đặn trong khoảng 3-5 ngày là được.

4.4. Cây cà gai leo có tác dụng chữa phong thấp

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 20g cà gai leo
  • 20g rễ đau xương
  • 20g rễ cỏ xước
  • 20g rễ tầm xuân
  • 20g vỏ chân chim
  • 20g dây mấu

Cách làm: cho tất cả các nguyên liệu vào nồi sắc lấy nước uống.

Liều dùng: lượng nước sắc được dùng hết trong ngày, uống đều đặn cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm

4.5. Cây cà gai leo chữa ho, ho gà

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 10g rễ cà gai leo
  • 30g lá chanh

Cách làm: cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc lấy nước uống.

Liều dùng: lượng nước sắc được chia ra uống hết trong ngày, uống 2 lần/ngày, dùng đều đặn cho đến khi triệu chứng ho thuyên giảm.

4.6. Cây cà gai leo có tác dụng chữa sưng chân răng

  • Cho 4g hạt cà gai leo vào tán nhỏ vào chén đồng cùng với một ít sáp ong. Sau đó, đốt lên và xông khói vào phần chăn răng bị sưng.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi chứng sưng chân răng khỏi hẳn.

4.7. Bài thuốc cây cà gai leo chữa phong tê thấp, nhức mỏi, đau lưng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 10g cà gai leo
  • 10g kê huyết đằng
  • 10g dây gắm
  • 10g thổ phục linh
  • 10g lá lốt

Cách làm: cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi sắc lấy nước uống trong ngày.

Liều dùng: uống đều đặn liên tục trong 1 tháng bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt.

4.8. Cây cà giai leo có tác dụng giải rượu

Hàm 50g cà gai leo với nước tương tự như hàm chè xanh làm nước uống giải rượu, cách làm này vừa giúp tỉnh rượu nhanh chóng vừa không gây hại cho gan.

4.9. Chữa cảm cúm

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 16-20g cà gai leo
  • 1000ml (1 lít) nước

Cách làm: Rửa sạch cà gai leo cho vào nồi với 1 lít nước và đun cho đến khi cạn còn 500ml thì tắt bếp, để nguội và uống cả ngày.

Liều dùng: Uống liên tục hằng ngày trong vòng 1 tuần sẽ thấy các triệu trứng cảm cúm giảm rõ rệt.

Một số lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo chữa bệnh

Ngoài nắm rõ cách sử dụng cây cà gai leo chữa bệnh, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau để phát huy tối đa tác dụng của cây cà gai leo đồng thời ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra:

  • Chỉ sử dụng cây cà gai leo với một lượng vừa đủ, phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Không sử dụng cây cà gai leo chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi bởi lúc này cơ thể trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, gan chưa phát triển đầy đủ để hoàn thành hết các chức năng của mình.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Hiện nay, nhiều người vẫn đang dùng nhầm cà gai leo kém chất lượng, chứa hóa chất độc hại cho gan mà không biết.
  • Cà gai leo rất dễ nhầm với cà độc dược, cà tàu, cà dại thân cây cũng có gai dẫn đến “tiền mất tật mang” nếu người bệnh sử dụng nhầm.

Tác dụng phụ của cà gai leo

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bác sĩ thì cà gai leo ở dạng chiết xuất toàn phần sẽ không mang gây hại hay tác dụng phụ không mong muốn nào cho sức khỏe của người sử dụng. Tuy nhiên, các trường hợp sử dụng cà gai leo khô để hỗ trợ điều trị bệnh cần tuân thủ theo liều lượng cũng như thời gian khuyên dùng phù hợp với tình trạng bệnh của mình để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

5. Một số câu hỏi liên quan tới cây cà gai leo

5.1. Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy cà gai leo không có tác dụng phụ liên quan đến sức khỏe. Vì vậy, uống nhiều cây cà gai leo sẽ không có vấn đề gì và không gây ảnh hưởng đến cơ thể.

5.2. Có nên uống cà gai leo hàng ngày?

Mặc dù cây cà gai leo được đánh giá là tốt cho sức khỏe, an toàn và không có tác dụng phụ đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc lạm dụng uống cây cà gai leo với liều lượng cao và uống hằng ngày trong thời gian dài sẽ có thể gây ra tình trạng ngộ độc gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng cây cà gai leo với liều lượng nhất định và sử dụng theo từng đợt điều trị. Khi bệnh đã thuyên giảm hoặc đỡ nhiều thì nên dừng uống để tránh gây ra hậu quả không mong muốn.

5.3. Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không?

Câu hỏi này tương tự câu hỏi “có nên uống cây cà gai leo hằng ngày”? ở trên. Bạn không nên uống cây cà gai leo với liều lượng cao và trong thời gian dài để tránh gây ra hậu quả không mong muốn.

5.4. Những ai không nên uống cà gai leo?

  • Dị ứng: Những người có tiền sử dị ứng với hoa cà gai leo hoặc các thành phần khác có trong cây cà gai leo tốt nhất không nên uống để tránh gây ra tình trạng cơ thể bị dị ứng.
  • Những người bị mắc bệnh thận: Cà gai leo có thể chứa hoạt chất giúp thải độc gan tốt. Tuy nhiên, hoạt chất này lại không tốt cho thận. Nếu người bệnh đang bị các bệnh lý liên quan thận mà sử dụng cà gai liệu thì có thể sẽ dẫn tới tình trạng ảnh hưởng tới quá trình lọc máu. Sử dụng nhiều theo thời gian lâu dài có thể sẽ góp phần tạo thành sỏi thận làm cản trở quá trình bài tiét và gây đau cho người bệnh. Do đó, nếu bạn có sỏi thận hoặc tiền sử về vấn đề này, nên hạn chế sử dụng cà gai leo.
  • Người đang dùng thuốc khác điều trị bệnh: Những người bệnh đang được bác sĩ điều trị theo phác đồ đặc biệt, hoặc những người có sức khỏe yếu, người đang bị bệnh nặng, người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc kháng viêm hoặc thuốc ức chế miễn dịch thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu uống cà gai leo. Bởi vì, cà gai leo có thể tương tác với một số loại thuốc và ảnh hưởng đến hiệu quả của chúng.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Cây cà gai leo có chứa một số hoạt chất có thể gây kìm hảm tới sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Vì vậy, những người đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng cây cà gai leo để đảm bảo an toàn cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
  • Những người mắc bệnh mạn tính:  Những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp,… mạn tính cũng không nên sử dụng cây cà gái leo. Nếu người bệnh muốn dùng thì nên tham khảo hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để tránh gây ra hậu quả không mong muốn. Những người bị mắc phải các căn bệnh mạn tính phổ biến như cao huyết áp hay tim mạch,… cũng được khuyến cáo rằng không nên sử dụng cà gai leo. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ để tránh gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

Chắc hẳn với những thông tin cung cấp trong bài viết hôm nay đã giải đáp giúp các bạn câu hỏi tác dụng của cà gai leo là gì? đối với sức khỏe của con người rồi phải không nào? Tuy nhiên có một điều các bạn cần lưu ý, cà gai leo là thuốc nam nên hiệu quả nhanh hay chậm còn tùy theo cơ địa, khả năng hấp thụ và tình trạng bệnh của mỗi người. Nếu có ý định sử dụng cây cà gai leo chữa bệnh, tốt nhất bạn nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để có liệu trình sử dụng hiệu quả, phù hợp nhất với tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bản thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *