Theo ông Hoàng Văn Công (Cầu Giấy, Hà Nội), một chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, không cần thạch cao cũng có thể làm được đậu phụ. Phương pháp truyền thống thường sử dụng giấm hoặc nước chua từ lần làm đậu phụ trước để làm. Tuy nhiên, với lợi nhuận là mục tiêu, nhiều người đã chọn sử dụng thạch cao.
Thạch cao có giá thành rẻ, chỉ khoảng 60.000 đồng cho 40gr nên nhiều nhà sản xuất đậu phụ thích sử dụng. Khi thêm thạch cao vào, đậu phụ sẽ nổi và kết tủa nhanh hơn, tạo ra lượng váng đậu gấp đôi.
Tuy nhiên, việc ăn đậu phụ chứa thạch cao trong thời gian dài có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe như suy gan, suy thận, rối loạn tiêu hóa, thậm chí ung thư do những kim loại như thủy ngân, chì… trong thạch cao thẩm thấu vào cơ thể.
Dưới đây là những phương pháp phân biệt đậu phụ để bạn chọn được miếng đậu an toàn cho gia đình:
1. Dựa vào màu sắc:
Người ta thường nghĩ rằng đậu phụ càng trắng càng tốt, nhưng thực tế, đậu phụ càng trắng càng không ngon. Đậu phụ thật sự không trắng màu như vậy vì được làm từ đậu nành và nước mà không có các chất phụ gia. Nếu đậu phụ có màu trắng bóng, đó có thể là do các chất hóa học như formaldehyde được thêm vào, không tốt cho sức khỏe.
2. Dựa vào độ cứng và trọng lượng:
Đậu phụ chứa thạch cao thường cứng và nặng hơn so với loại không có. Càng nhiều thạch cao thì càng cứng và nặng. Nếu cầm miếng đậu và thấy nó cứng và nặng, có thể nó chứa thạch cao.
3. Dựa vào độ dính, đàn hồi và nhớt:
Đậu phụ tươi thường có độ dàn hồi nhất định, không dính tay khi sờ và trông mọng nước. Nếu thấy miếng đậu dính tay, thậm chí kéo ra nhớt, hãy tránh mua vì có thể đã bị hư hỏng và không an toàn cho sức khỏe.
4. Dựa vào mùi vị:
Đậu phụ thật sự chỉ có mùi beo béo của đậu nành. Nếu có mùi lạ, chua hoặc không có mùi đặc trưng của đậu nành, đó có thể là dấu hiệu của sự biến chất hoặc chứa thạch cao.
Khi mua đậu phụ, hãy chú ý vào những dấu hiệu trên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Chúc bạn trở thành người tiêu dùng thông thái!
Mai Hương (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm