Mỗi năm khoảng 20.000 người ở nước ta phải điều trị do nhiễm giun sán lây từ ‘thú cưng’

Mỗi năm có khoảng 20.000 người ở nước ta nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo được phát hiện và điều trị ở tất cả các tỉnh, thành.

Bệnh gây ra các tổn thương ở gan, não, lách, thận và gây ra hiện tượng miễn dịch dị ứng, ngứa nổi mẩn kéo dài…

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì buổi làm việc.

Chiều 10/5, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế đã làm việc với Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương về công tác phòng chống sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng toàn quốc trong những năm tới.

Cùng dự buổi làm việc có đại diện Lãnh đạo nhiều Vụ, Cục, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế.

Các bệnh ký sinh trùng có tỷ lệ nhiễm, lưu hành cao ở một số vùng, gây tác hại lớn đến sức khỏe

TS Hoàng Đình Cảnh – Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết, các bệnh ký sinh trùng có tỷ lệ nhiễm, lưu hành cao ở một số vùng, gây tác hại lớn đến sức khỏe, tuy nhiên các bệnh ký sinh trùn thường có triệu chứng lâm sàng nhẹ, một số có biểu hiện cấp tính nên chưa được người dân và xã hội quan tâm.

Thống kê tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương) cho thấy, chỉ riêng trong năm 2023, bệnh viện đã tiếp nhận thăm khám, điều trị cho 15.527 người nhiễm giun đũa chó mèo. Tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ ấu trùng giun sán.

“Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo là bệnh ký sinh trùng mới nổi trong những năm gần đây do thói quen nuôi thú cưng tăng lên ở giới trẻ. Bệnh gây ra các tổn thương ở gan, ở não, ở lách, thận và gây ra hiện tượng miễn dịch dị ứng, ngứa, nổi mẩn kéo dài.

Mỗi năm có khoảng 20.000 người nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo được phát hiện và điều trị ở tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc”- TS Hoàng Đình Cảnh nói.

Cùng đó, bệnh sán dây ấu trùng sán lợn gặp rải rác ở 60/63 tỉnh, thành phố, mỗi năm có khoảng 10.000-11.000 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị trên toàn quốc. Bệnh gây ra các tổn thương và triệu chứng tại hệ thần kinh trung ương, tại mắt, cơ vân, cơ tim, gan thận.

Viện trưởng Hoàng Đình Cảnh cũng cho hay, số lượng bệnh nhân nhiễm sán lá phổi đã giảm nhiều, mỗi năm có 20 trường hợp, bệnh gặp ở các tỉnh miền Bắc là chủ yếu. ” Tuy nhiên bệnh thường hay bị bỏ sót và hay chẩn đoán nhầm với ung thư phổi“- TS Cảnh cảnh báo.

Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng -Côn trùng Trung ương cảnh báo, nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ ấu trùng giun sán…

Ngoài ra, các bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun lươn, giun xoắn, giun rồng, bệnh do nấm, đơn bào … ngày càng gặp nhiều gây ra các tổn thương tại gan, não, phổi, thận, đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng cấp tính và lâu dài đến sức khỏe của người dân, tác động xấu và gây ra những gánh nặng bệnh tật rất lớn tại cộng đồng.

Khuyến cáo người nuôi thú cưng những việc cần làm để tránh bị nhiễm giun sán

Theo Viện trưởng Hoàng Đình Cảnh, tập quán vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn rất kém làm tăng các nguy cơ lây nhiễm bệnh và làm hạn chế của các biện pháp phòng chống bệnh giun sán;

Một số côn trùng truyền bệnh mới xuất hiện tác động không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của người dân (kiến ba khoang, bọ xít hút m.áu, bọ đậu đen,…), tuy nhiên công tác giám sát, phát hiện và phòng chống còn gặp nhiều khó khăn.

Cùng đó, chính quyền ở một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo, đầu tư đúng mức và kịp thời cho công tác phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng. Sau khi sáp nhập CDC các tỉnh, thành phố, cán bộ thực hiện nhiệm vụ phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng tuyến tỉnh không ổn định do luân chuyển, thay đổi.

Theo thống kê từ Cục Thú y, cả nước hiện có 7,6 triệu con chó, mèo, nhiều nhất tại Hà Nội (trên 425.000 con), Nghệ An (trên 355.000 con), Thanh Hóa (trên 322.000 con).

Chu kỳ phát triển của ấu trùng giun đũa chó/mèo (Ảnh: NIMPE)

Việc kiểm soát đàn chó, mèo ở nhiều địa phương vẫn chưa được thực hiện tốt, dẫn đến nguy cơ về dịch bệnh lây từ động vật sang người.

Từ thực trạng này, TS Cảnh đưa ra khuyến cáo của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, để phòng nhiễm giun sán, người dân cần ăn chín, không ăn đồ tái sống.

Với người nuôi thú cưng, cần tẩy sạch giun cho vật nuôi chó mèo định kỳ 3-6 tháng/lần; bên cạnh đó, không để phân chó mèo phát tán ra môi trường, bởi đây là nguồn chứa trứng giun đũa. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, người nuôi rất dễ nhiễm trứng giun.

Bên cạnh đó, cần tiêm phòng vaccine dại cho chó, mèo theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, không thả rông chó mèo, rọ mõm chó mèo khi ra nơi công cộng.

Gia tăng bệnh ký sinh trùng do thói quen ăn đồ tái, sống

Thói quen ăn thịt lợn tái, bò tái, tiết canh, gỏi cá, rau thủy sinh… của người Việt là nguyên nhân khiến các bệnh ký sinh trùng gia tăng nhanh chóng.

Chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên ăn chín uống sôi, không ăn thực phẩm sống, tái; giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh.

Nhiễm sán do thói quen ăn đồ tái sống

Mới đây, chị N.T.H. (Hà Nội) tá hỏa khi nhận được kết quả dương tính với sán dây chó trong khi nhà không nuôi chó, mèo. Đến khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư với các triệu chứng da nổi nốt, ngứa, chóng mặt, khó thở… chị H. mới rõ nguyên nhân mắc bệnh do thói quen hay ăn rau sống.

Trước đó, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã phẫu thuật thành công một trường hợp 38 t.uổi, nhiễm ấu trùng sán dây chó ký sinh tại phổi do ăn các thực phẩm tái hoặc sống nhiều lần như: thịt cừu nướng chưa chín, tiết canh dê, rau sống và gỏi cá mai. Bệnh nhân phát hiện bệnh trong tình trạng mệt mỏi, đau vùng ngực phải âm ỉ, thỉnh thoảng khó thở, không sốt, không ho, không mẩn ngứa, không sút cân.

Cũng do có sở thích ăn đồ tái sống như gỏi cá, nem sống và tiết canh với tần suất dày đặc, ông T.V.N. (50 t.uổi, ở Thái Nguyên) đã đi đại tiện ra nhiều đốt sán. Thậm chí sán còn tự chui ra qua đường h.ậu m.ôn. Đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, ông N. được chẩn đoán, nhiễm ký sinh trùng sán dây. Sau điều trị, bệnh nhân xổ ra con sán dài khoảng 10m.

Người đàn ông mắc sán dây 10m do hay ăn đồ tái sống điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình – Phó Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng cho biết, bệnh sán dây (Taeniasis) là do các loài sán dây trưởng thành gồm Taenia saginata, Taenia solium và Taenia asiatica ký sinh trong ruột gây nên.

Bệnh sán dây gây bệnh ở người thường do sán dây lợn và sán dây bò, liên quan đến thói quen ăn thịt lợn, bò tái, sống. Nếu người dân ăn các món từ thịt, nội tạng bò, lợn chưa được nấu chín thì hoàn toàn có nguy cơ nhiễm sán. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng không đặc hiệu như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón khi sán dây phát triển trong ruột.

Bệnh ấu trùng sán dây lợn xảy ra khi ăn phải trứng sán dây lợn. Trứng sán dây lợn được đào thải qua phân của người bị nhiễm bệnh, có thể gây ô nhiễm môi trường nước, đất, từ đó có thể ô nhiễm thực phẩm như: rau sống, rau thủy sinh phơi nhiễm với trứng sán. Ấu trùng sán dây lợn có thể phát triển ở cơ, da, mắt và hệ thần kinh trung ương. Trường hợp nặng có thể gây đau đầu dữ dội, nôn, co giật hoặc động kinh.

Cách phòng bệnh

Đề cập đến vấn đề này, TS Hoàng Đình Cảnh – Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư cho hay, thói quen ăn thịt lợn tái, bò tái, tiết canh, gỏi cá, rau thủy sinh… là nguyên nhân chính gây ra các bệnh ký sinh trùng. Hầu hết người dân có triệu chứng, đi khám bệnh mới được phát hiện.

Theo thống kê tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư, năm 2023, đơn vị đã tiếp nhận thăm khám, điều trị cho 15.527 người nhiễm giun đũa chó mèo. Nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ áp-xe ấu trùng giun, sán.

Thói quen ăn sống cũng là một trong nguyên nhân gây ra các bệnh ký sinh trùng.

Cũng theo TS Hoàng Đình Cảnh, thống kê năm 2023 cho thấy, có hơn 12.000 người mắc sán lá gan lớn được điều trị tại các cơ sở y tế. Sán lá gan lớn dưới dạng ấu trùng bơi trong nước. Sau đó, chúng bám vào ốc và rau. Khi thâm nhập vào cơ thể người, loại ký sinh trùng này có thể gây áp xe gan, lạc chỗ vào não, mắt…

Bệnh nhân sán lá gan thường có triệu chứng đau tức vùng gan, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tắc mật, ứ mật, vàng da. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ xuất hiện trạng thái thiếu m.áu, gan bị xơ hóa, tăng huyết áp tĩnh mạch cửa và suy kiệt dần.

Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư khuyến cáo, để phòng nhiễm sán, đảm bảo an toàn thực phẩm, người dân cần ăn chín, không ăn đồ tái sống; giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh; vệ sinh tay đúng cách, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với người nuôi thú cưng, cần tẩy sạch giun cho vật nuôi và đặc biệt là quản lý tốt phân từ chúng, bởi đây là nguồn chứa trứng giun đũa. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, người nuôi rất dễ nhiễm trứng giun.

Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sán chó như: ôm ấp, vuốt ve chó nhiễm sán, ăn thực phẩm chứa ấu trùng hay trứng sán, tiếp xúc với nguồn đất mà chó nhiễm bệnh phóng uế,… Bất cứ ai đều có khả năng nhiễm ấu trùng sán dây chó do ăn uống các loại thực phẩm bị nhiễm trứng sán dây chó hoặc người sau khi có tiếp xúc trực tiếp với chó, cáo, chồn nhiễm bệnh.

Do đó, các chuyên gia lưu ý, người dân từng sống trong vùng dịch tễ có bệnh lưu hành, ăn các món ăn có nguy cơ nhiễm ấu trùng của Echinococcus cùng với các biểu hiện nghi ngờ như sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn kém, vàng da, mẩn ngứa, đau ngực, khó thở, ho dai dẳng, đôi khi ho m.áu cần đi khám ngay để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *