Mẹo trị nhức răng tại nhà hiệu quả ngay tức thì

Viêm nướu, sâu răng, mọc răng khôn… là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau nhức răng. Nhức răng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các dây thần kinh, gây đau đớn, khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh… Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này mà chưa kịp đi khám thì có thể áp dụng các mẹo trị nhức răng ngay sau đây để cảm thấy dễ chịu hơn nhé!

Nhức răng kéo dài có hại như thế nào?

Đau nhức răng là vấn đề thường gặp ở mọi lứa tuổi, là cơn ác mộng của nhiều người. Các thống kê mới nhất chỉ ra rằng, có đến 3 tỷ người trên toàn thế giới đã và đang gặp phải vấn đề răng miệng, trong đó phổ biến là triệu chứng nhức răng. Nguyên nhân gây đau nhức răng thường gặp là: sâu răng, viêm nướu, mọc răng khôn…

Nếu nhức răng do nguyên nhân sâu răng mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến sâu răng lan rộng. Hậu quả là bạn phải nhổ răng và dùng răng giả. Vừa đau đớn, vừa tốn kém lại không hề tốt cho sức khỏe hay sinh hoạt hàng ngày.

Hơn nữa, những cơn đau nhức răng khiến người bệnh mệt mỏi, không thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Nhiều người gầy đi trông thấy trong một thời gian ngắn khi gặp phải vấn đề đau nhức răng. Đau nhức răng kéo dài cũng ảnh hưởng lớn đến hệ thống dây thần kinh khu vực hàm. Do vậy, tuyệt đối không được chủ quan nếu gặp phải tình trạng đau nhức răng.

Mẹo trị nhức răng tại nhà đơn giản mà cực hiệu quả

Mẹo trị nhức răng đơn giản tại nhà ngay sau đây sẽ rất hữu dụng với nhiều người bị nhức răng nhưng rất ngại đến gặp nha sĩ hoặc chưa sắp xếp được thời gian để đến các phòng khám, bệnh viện. Hãy cùng tham khảo nhé!

Trị nhức răng bằng nước muối

Muối có công dụng rất tốt trong việc sát khuẩn, vệ sinh răng miệng, do đó, nước muối vẫn thường được dùng để trị nhức răng. Khi bị nhức răng, bạn có thể dùng nước muối súc miệng nước muối nhiều lần để sát khuẩn, để ngăn ngừa vi khuẩn làm cho tình trạng sưng viêm bớt trầm trọng hơn.

Lời khuyên cho bạn là hãy sử dụng nước muối biển vì trong nước muối biển có chứa lượng lớn các loại khoáng chất, giúp giảm đau, phục hồi tổn thương hiệu quả.

Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối với tỷ lệ như sau: 1 muỗng cà phê muối cho vào ly nước ấm, khuấy đều cho tan hết rồi súc miệng. Chú ý chỉ nên súc miệng nước muối loãng (có vị lợ lợ) chứ không pha quá đặc vì nước muối mặn quá có thể gây tổn thương niêm mạc vùng khoang miệng

Mẹo trị nhức răng bằng đá, khăn lạnh

Chườm lạnh là một trong những mẹo giúp giảm cơn đau nhanh chóng, trong đó có thể áp dụng với trường hợp bạn bị nhức răng. Tuy nhiên, dùng đá chườm lạnh chỉ là mẹo trị nhức răng tạm thời và hiệu quả với tình trạng đau nhức do viêm cấp

Mẹo trị nhức răng bằng đá lạnh như sau:

– Cho ít đá lạnh vào miếng khăn sạch. Tác dụng của khăn là lớp vải của khăn sẽ làm giảm bớt nhiệt lạnh của đá để ít hại đến dây thần kinh và không làm tổn thương niêm mạc khoang miệng

– Chườm vào chỗ đau nhức răng, chú ý chỉ áp đá lạnh qua khăn vải, không trực tiếp cho đá lạnh vào chỗ răng đau

Dùng hành tây chữa nhức răng hiệu quả – Mẹo trị nhức răng tại nhà

Trong các loại hành nói chung và trong hành tây nói riêng có chứa các đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng khá tốt, từ đó giảm viêm, giảm đau nhức răng hiệu quả. Đặc biệt, trong các trường hợp bạn bị đau nhức răng do viêm chân răng, viêm nướu, dùng hành tây sẽ giúp bạn giảm đau, giảm chảy máu chân răng hiệu quả.

Hướng dẫn mẹo trị nhức răng tại nhà bằng hành tây

-Thái lát hành lớn để sử dụng và bảo quản dùng nhiều lần

– Nhai một lát hành lớn tập trung ở vị trí đau nhức cho đến khi không còn thấy mùi hăng nồng của hành

– Tiếp tục nhai thêm các lát hành khác cho đến khi triệu chứng đau nhức giảm dần. Nếu đau nhức răng không thể nhai được thì bạn có thể giã hoặc ép lấy nước và thoa trực tiếp lên vùng răng đau

Mẹo chữa nhức răng bằng đinh hương

Đinh hương là một loại gia vị phổ biến trong tủ bếp của người Việt. Ở Indonesia, đinh hương nổi tiếng có chứa hoạt chất Eugenol có tác dụng gây tê, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Do đó, khi bị đau nhức răng, có thể dùng đinh hương để giảm đau tạm thời, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả.

Có thể giã lá đinh hương, lấy nước và bã đắp lên chỗ đau răng hoặc nhai lá đinh hương trực tiếp. Các tinh chất trong đinh hương khi phả ra sẽ giúp làm dịu cơn đau nhức răng. Mặc dù người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng mẹo dùng đinh hương trị nhức răng sẽ chỉ có tác dụng nhất thời, cần đến khám bác sĩ để điều trị triệt để

Mẹo trị nhức răng bằng trà lá cây bạc hà

Trong cây bạc hà có chứa mộ hàm lượng nhỏ chất gây tê có tác dụng giảm đau tạm thời. Ngoài ra, chất tanin trong bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ điều trị sâu răng, nhức răng khá hiệu quả. 

Sau khi uống trà bạc hà, bạn có thể tận dụng túi lọc trà để giảm đau răng tại chỗ. Để áp dụng mẹo trị nhức răng tại nhà bằng trà bạc hà, bạn cần chuẩn bị 1 túi trà rồi nhúng nó vào ước cho ướt sau đó bỏ vào ngăn đông tủ lạnh từ 10 – 15 phút. Sau đó, bạn lấy ra và chườm lên vùng răng đau. Hơi mát và chất gây tê trong bạc hà sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng

Dùng nước oxy già (3%)

Nước oxy già có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và giúp bạn thoát khỏi sự khó chịu khi bị đau răng. Loại chất lỏng này cũng có thể làm giảm đau răng tạm thời, bạn có thể mua chúng ở bất cứ hiệu thuốc nào. 

Tuy nhiên, nước oxy già chỉ dùng để súc miệng, bạn phải nhổ ra và súc lại bằng nước sạch 3 đến 4 lần

Hạt tiêu và muối

Hỗn hợp hạt tiêu và muối được coi là mẹo trị nhức răng hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn muối và hạt tiêu theo tỷ lệ 1:1 cùng với một ít nước, sau đó bôi vào chỗ răng đau, cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng

Tuy nhiên, hãy duy trì thực hiện mẹo trị nhức răng này cho đến khi hoàn toàn khỏi nhức răng nhé

Ngậm giấm

Giấm có vị chua, chứa axit, rất có lợi trong việc tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, giúp chăm sóc răng miệng rất tốt. Có thể ngậm một miếng bông thấm giấm hàng ngày trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng để giảm đau và chăm sóc răng miệng.

Xử lý bằng Florua

Có thể sử dụng florua khi răng chớm đau để bảo vệ răng và làm cho men răng trắng sáng. Bạn chỉ cần nhỏ dung dịch florua vào chiếc răng đau, một lúc sau, cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng

Hạn chế thực phẩm chứa axit phytic

Các loại thực phẩm có chứa nhiều axit phytic là các loại hạt, ngũ cốc, đậu, có tác động không tốt đến răng và xương. Loại axit này ức chế sự hấp thụ photpho cùng với các khoáng chất khác như Mg, Ca, Zn, Fe… vì vậy răng sẽ yếu đi, vi khuẩn có cơ hội tấn công nhiều hơn. Do đó, cần giảm sử dụng các loại thực phẩm này

Rượu

Dùng rượu chính là một mẹo trị nhức răng rất hữu ích. Rượu như một loại nước súc miệng cực mạnh, bạn có thể súc một chút rượu vodka hay whisky, các triệu chứng tê buốt, đau nhức sẽ giảm đi đáng kể. 

Dùng thuốc muối (baking soda)

Mọi người thường sử dụng baking soda trong việc làm đẹp, chăm sóc tóc. Loại nguyên liệu này cũng được dùng để trị đau răng. Bạn có thể sử dụng một miếng gạc bông và nhúng nó trong baking soda rồi chấm vào khu vực bị ảnh hưởng.

Hoặc bạn cũng có thể trộn một ít nước ấm với baking soda rồi lấy hỗn hợp đó để súc miệng, vệ sinh răng miệng.

Cách trị nhức răng tức thời

Dùng gừng để trị đau răng – Mẹo trị nhức răng tại nhà

Trong gừng có nhiều chất kháng viêm cao nên vẫn được sử dụng nhiều trong điều trị các loại bệnh lý về răng miệng. 

Khi bị nhức răng, hãy giã nát vài lát gừng cùng một chút muối hạt rồi đắp lên chỗ răng đau. Hoặc có thể dùng cách khác là lấy bông thấm vào hỗn hợp vừa giã rồi chấm lên chỗ răng đau. Các hoạt chất trong gừng có khả năng làm giảm đau, ức chế các loại vi khuẩn phát triển.

Các chuyên gia về răng miệng cũng khuyên dùng cách này để giảm đau răng khi chưa kịp thăm khám bác sĩ

Dùng rau dền chữa nhức răng nhanh nhất

Rau dền được biết đến là một loại thực phẩm được sử dụng trong bữa cơm hàng ngày và ngoài ra có công dụng chữa đau răng nhanh chóng. Để trị nhức răng bằng rau dền, bạn phải hơi kỳ công một chút.

Một bài thuốc cổ truyền lại rằng, hãy lấy rau dền đốt thành than, tán nhỏ rồi đắp lên chỗ đau, vừa giúp giảm đau, lại vừa có thể trị sâu răng hiệu quả.

Tỏi trị cơn đau nhức răng – Mẹo trị nhức răng hiệu quả

Trong tỏi có chứa hàm lượng kháng sinh tự nhiên cao, tính sát khuẩn tốt nên có thể kháng viêm, giảm đau, sưng. Khi bị nhức răng, hãy đập dập một vài nhánh tỏi tươi, có thể trộn thêm ít muối rồi đặt tép tỏi vào vị trí răng đau, cảm giác khó chịu sẽ giảm đi nhanh chóng.

Hoặc bạn cũng có thể cho tỏi giã cùng chút muối và nước để tinh chất tỏi tiết ra nhiều hơn. Sử dụng bông chấm hỗn hợp này vào những chỗ đau răng, làm liên tục nhiều lần sẽ giảm đau rõ rệt.

Mẹo trị nhức răng tại nhà – Dùng tinh dầu cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương cũng là một nguyên liệu tốt để trị nhức răng vì thành phần chính của loại thực vật này là thymol, chất có khả năng sát trùng và kháng nấm cao. Do đó, để điều trị đau răng tại nhà, có thể nhỏ tinh dầu xạ hương vào nước ấm để làm nước súc miệng.

Sử dụng nha đam trị nhức răng

Phần gel trong nha đam (còn gọi là lô hội) được sử dụng nhiều trong làm đẹp và chữa bệnh, trong đó có chữa đau răng. Gel lô hội có tác dụng làm sạch, làm dịu khu vực nướu bị sưng đau, sưng viêm. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, nha đam có khả năng hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên, tiêu diệt phần nào những vi trùng gây nhức răng.

Hướng dẫn dùng nha đam trị nhức răng: lấy phần gel lô hộ áp lên vùng răng đau và thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng để giảm đau tức thời

Cách trị nhức răng cho bà bầu

Những người phụ nữ mang thai có tỷ lệ bị đau răng chiếm đến trên 70%. Những cơn đau nhức khó chịu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mẹ, do đó, hãy tham khảo các cách trị nhức răng cho bà bầu dưới đây nhé!

Mẹo trị nhức răng cho bà bầu

1.Sử dụng lá lốt giảm đau trong khi mang thai

Trong lá lốt có chứa nhiều alcaloid và tinh dầu (chủ yếu là beta-caryophylen), rễ cây có chứa tinh dầu với thành phần chính là benzyl axetat. Chúng đều có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm rất hiệu quả. Do đó, sử dụng lá lốt là bài thuốc dân gian trị nhức răng khá phổ biến.

Cách dùng lá lốt chữa đau răng cho mẹ bầu:

-Lá lốt: Đun hoặc giã nhuyễn với 1 lít nước và muối. Sau đó, lấy nước cốt dùng súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau 2 – 3 ngày sẽ thấy tình hình được cải thiện

– Rễ cây lá lốt: Rửa sạch khoảng 20g rễ rồi đem giã nát với 1 ít muối hột, ép lấy nước. Các mẹ hãy dùng tăm bông hoặc bông gòn để thấm vào dung dịch rồi đắp trực tiếp lên chỗ đau, ngậm từ 2 – 3 phút rồi súc miệng lại với nước muối ấm. Thực hiện ngày 3 – 4 lần trong 2 ngày liên tiếp

2. Dùng tỏi chữa đau răng khi mang thai

Tỏi chứa nhiều allicin là chất có tính kháng sinh tấn công lại các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng răng, đồng thời có khả năng làm dịu nhanh các cơn đau.

Các mẹ bầu có thể nhai trực tiếp hoặc nghiền một tép tỏi rồi đắp vào vị trí chiếc răng đau sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau 2 – 3 lần thực hiện

3. Dùng lá ổi non chữa đau răng khi mang thai

Lá ổi non được dùng để chữa đau răng rất hiệu quả. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch, nhai trực tiếp khoảng 5 – 10 phút là có thể giảm đau nhanh chóng

Ngoài ra, các mẹ bầu còn có thể đun lá ổi với nước và muối, sử dụng nước súc miệng hàng ngày để làm sạch răng miệng, không bị đau răng trở lại

Ngoài những nguyên liệu này thì các mẹ bầu cũng có thể sử dụng các mẹo trị nhức răng phổ biến đã nêu ở phần trên như: súc miệng nước muối, dùng gừng, dùng tinh dầu tràm… để chữa đau răng tạm thời.

Những mẹo trị nhức răng cho bà bầu này chỉ mang tính tạm thời chứ không khỏi dứt điểm. Hơn nữa, cũng sẽ nguy hiểm nếu mẹ bầu dị ứng với một trong những loại nguyên liệu nói trên. Do đó, mẹ bầu vẫn nên đến khám bác sĩ để có hướng điều trị triệt để, tránh các biến chứng nặng hơn.

Phương pháp nha khoa chữa đau răng cho bà bầu

Khi đến gặp nha sĩ, các mẹ bầu sẽ được thăm khám, tư vấn và kê đơn thuốc để điều trị đau răng. Dưới đây là một số phương pháp nha khoa phổ biến:

– Chụp X-Quang: giúp xác định mức độ hư hỏng của răng. Bác sĩ sẽ cung cấp các dụng cụ hỗ trợ cần thiết để bảo vệ thai nhi khỏi tác động của tia X-Quang

– Hàn trám răng: Thực hiện với mẹ bầu bị đau nhức răng do sâu răng. Bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch chỗ vết sâu, sau đó thực hiện hàn trám để bít lỗ sâu răng lại

– Lấy cao răng, làm sạch khoang miệng: phương pháp này thường áp dụng cho những trường hợp mẹ bầu bị đau răng do viêm nướu. Bác sĩ sẽ lấy sạch cao răng, xử lý bề mặt gốc răng để loại bỏ các vi khuẩn gây sưng đau

– Thuốc giảm đau: bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau chỉ dùng cho phụ nữ có thai, ngoài ra có các loại thuốc trị đau răng không dành cho phụ nữ có thai, dẫn đến dị tật bẩm sinh thai nhi nên các mẹ bầu cần hết sức chú ý

Như vậy, cũng có rất nhiều cách chữa đau răng cho mẹ bầu. Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng của mình và đừng quên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm nếu tình trạng không tiến triển để tránh hệ lụy xảy ra.

Cách trị nhức răng cho bé 

Trẻ bị sâu răng là tình trạng thường gặp bởi răng của bé đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện cũng như những thói quen như thích ăn đồ ngọt, hay ăn vặt và việc vệ sinh răng miệng hàng ngày chưa đúng cách. Độ tuổi từ 2 – 6 tuổi thường bị sâu răng phổ biến nhất vì răng sữa của các bé rất dễ bị vi khuẩn tấn công

Sâu răng ở trẻ dẫn đến những hệ lụy như:

– Sâu răng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai do sự nhạy cảm của răng sâu khi tiếp xúc với đồ ăn nóng, lạnh hay có tính cay. Lực nhai cũng yếu đi bởi men răng bị mài mỏng do vi khuẩn tấn công

– Sâu răng gây khó chịu do những mảnh vụn thức ăn liên tục bị đọng lại tại các lỗ răng sau. Sâu răng ở trẻ thường xuất hiện ở thân răng và bề mặt răng với dấu hiệu điển hình là những lỗ tròn màu đen to dần. Tại các vị trí này, thức ăn sẽ liên tục bị nhồi nhét và đọng lại, tiếp tục là món thức ăn béo bở cho vi khuẩn. 

Thức ăn đọng lại bị phân hủy gây mùi khó chịu cho khoang miệng. Nhất là tại thân răng, thức ăn bị dắt khiến trẻ có cảm giác vướng víu và thường đưa tay lấy ra, vô tình làm tổn thương nướu, lợi. 

– Những cơn đau răng, nhức răng sẽ tăng dần mức độ. Sâu răng càng trở nên nghiêm trọng. Cảm giác đau buốt cho thấy sâu răng đã ăn sâu tới phần tủy răng và gây viêm. Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể sẽ phải nhổ bỏ răng.

Cách trị nhức răng cho bé tại nhà

Khi phát hiện con bị sâu răng, cha mẹ có thể áp dụng một số cách trị nhức răng đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà cho bé như sau:

1.Súc miệng nước muối loãng giảm đau

Nước muối được các chuyên gia khuyến cáo nên pha loãng và sử dụng súc miệng hàng ngày trước khi đi ngủ và khi thức dậy. Súc miệng bằng nước muối loãng không chỉ với mục đích bảo vệ hầu họng mà còn vệ sinh răng miệng, phòng sâu răng, nhức răng

Đối với các bé bị sâu răng, nước muối loãng có thể phần nào làm sạch vi khuẩn đang hoành hành trong khoang miệng của trẻ. Từ đó có thể giúp giảm đau. Có thể cho trẻ súc miệng nước muối vài lần trong ngày, sau mỗi bữa ăn để làm sạch khoang miệng, hạn chế sâu răng phát triển.

2. Súc miệng bằng oxy già

Nước oxy già 3% có khả năng diệt khuẩn vô cùng hiệu quả. Nếu bé đau răng thì ngoài súc miệng nước muối, có thể sử dụng oxy già 3% súc miệng. Khi vi khuẩn bị tiêu diệt đáng kể thì cảm giác đau sẽ giảm đi rõ rệt. 

Lưu ý sau khi súc miệng bằng nước oxy già 3%, hãy hướng dẫn bé súc miệng lại bằng nước sạch

3. Sử dụng các loại thực vật có tính kháng sinh

Một trong những mẹo trị nhức răng hiệu quả chính là dùng các loại thảo dược có khả năng giảm đau. Tuy nhiên, cũng do đặc tính của mỗi loại khác nhau, cơ địa của từng trẻ cũng khác nhau và mức độ sâu răng cũng khác nhau nên cũng phải tùy từng phương pháp mới mang lại hiệu quả.

– Dùng gừng tươi giảm đau: Gừng tươi có tính kháng viêm tốt. Nếu bị sâu răng nhẹ có thể dùng gừng tươi giã nát, đắp vào chỗ sâu răng, Tuy nhiên, gừng có vị khá cay nên cần cân nhắc khi dùng cho trẻ

– Dùng tỏi giã nát: Tỏi có tính hăng nhưng là loại củ có nhiều kháng sinh tự nhiên. Dùng tỏi giã dập, đắp vào chỗ răng sâu có thể giúp diệt khuẩn.

– Sử dụng nước cốt chanh: Nước cốt chanh có nhiều axit, kháng khuẩn, làm sạch tốt nên cũng có thể dùng tương tự như 2 cách trên. Tuy nhiên, axit có thể ăn mòn men răng nên không được lạm dụng phương pháp này

Với những trường hợp bé bị sâu răng nặng thì vẫn đưa đi khám bác sĩ. Nếu sâu răng hở tủy rồi sẽ rất dễ bị nhiễm trùng

4. Thực hiện chườm lạnh cho trẻ

Sử dụng đá lạnh, cho vào túi chườm hoặc khăn sạch rồi chườm ngoài má tại vị trí đau răng cho bé. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp co mạch máu chỗ răng sâu và làm dịu cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp giảm đau tức thời, cha mẹ vẫn cần đưa bé đi nha sĩ để kiểm tra và điều trị dứt điểm.

Bấm huyệt chữa đau răng

Cách bấm huyệt trị đau răng như thế nào?

Bên cạnh các mẹo trị nhức răng đã giới thiệu ở trên thì bấm huyệt cũng là một mẹo trị nhức răng hiệu quả. Đa số các huyệt chữa đau răng nằm trên đại trường và kinh vị vì nó đi qua vùng răng miệng.

Dưới đây là một số huyệt chữa đau răng miệng hiệu quả

– Huyệt thương dương: Thuộc đường kinh thủ dương minh đại trường. Vị trí của huyệt này ngay sát chân móng ngón trỏ chừng 0,2mm ở phía ngón cái. Một trong những tác dụng của huyệt thương dương đó là điều trị đau nhức răng, sưng đau hàm

Cách bấm huyệt trị đau răng ở vị trí này là dùng ngón tay bên kia để bấm vào huyệt, không cần day. Đau răng bên nào thì bấm huyệt cùng bên đó sẽ thấy hiệu quả

– Huyệt nhị gian: Huyệt này nằm ở vị trí chỗ lõm trước xương bàn tay của ngón trỏ, phía ngón tay cái. Tác dụng là trị đau nhức răng, sưng hàm… Để sử dụng huyệt này, hãy dùng ngón tay cái của tay bên kia bấm vào huyệt, kết hợp vừa ấn vừa day. Chọn huyệt nhị gian cùng bên với bên bị đau răng

– Huyệt thái khê: Huyệt thái khê nằm ở giữa đường nối mép trong của gân gót và bờ sau của mắt cá chân trong. Huyệt này thuộc kinh túc thiếu âm thận, có khả năng giúp điều trị bệnh, trong đó có thể sử dụng để giảm đau răng. Ấn vào huyệt thái khê 3 – 5 phút mỗi bên để trị nhức răng

Tại vị trí giữa khe đốt ngón trỏ và cái, có thể xác định huyệt bằng cách miết từ đầu ngón trỏ dọc theo xương bàn ngón tới vị trí bị mắc là huyệt. Huyệt này có rất nhiều tác dụng nên được dùng rộng rãi.

Dùng ngón tay cái của bàn tay đối diện bấm rồi giữ từ 1 đến 2 phút. Lưu ý quan trọng đó là không được bấm huyệt này cho phụ nữ mang thai vì nó có thể làm tăng co bóp tử cung và có nguy cơ sảy thai

– Huyệt đại nghinh: Huyệt đại nghinh nằm trên kinh túc dương minh vị, vị trí ở góc hàm dưới. Để xác định huyệt này, bạn hãy cắn chặt răng trước cơ cắn và bờ trên của xương hàm dưới. Bấm huyệt này có tác dụng trị đau nhức răng và dây thần kinh số V. Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt bên đau khoảng 2 đến 3 phút.

– Huyệt giáp xa: Huyệt giáp xa thuộc kinh túc dương minh vị, nằm ở vị trí bờ trước cơ cắn. Nếu cắn răng thấy chỗ lồi cao nhất thì huyệt nằm ngay trước bờ của vị trí đó. Dùng ngón tay cái hoặc trỏ ấn vào huyệt bên đau răng khoảng hai đến 3 phút. Đây cũng là cách bấm huyệt trị đau răng hiệu quả

– Huyệt hạ quan: Huyệt hạ quan cũng thuộc đường kinh túc dương minh vị, có vị trí nằm tại chỗ lõm gần tai quanh khớp thái dương hàm. Huyệt làm dịu tình trạng đau nhức răng, ù tai. Cách bấm huyệt này cũng tương tự như bấm huyệt giáp xa và đại nghinh trị nhức răng tại nhà

– Huyệt hợp cốc: Là huyệt nguyên của đường kinh thủ dương minh đại trường, hay còn là huyệt tổng của vùng đầu mặt nên còn được dùng để chữa đau nhức răng, đau đầu, liệt dây thần kinh số VII, giảm đau

Những lưu ý khi bấm huyệt chữa đau răng

Đau nhức răng do nhiều nguyên nhân, các mẹo trị nhức răng cũng như bấm huyệt chữa đau răng cũng chỉ là cách để giảm các triệu chứng đau tạm thời chứ không thể chữa trị tận gốc nên bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần xác định đúng vị trí bấm huyệt, bấm với lực mạnh để tạo ra cung phản xạ thì mới có thể làm giảm cơn đau
  • Nếu như đã bấm huyệt mà cơn đau vẫn không dứt hoặc chỉ đỡ ít rồi lại tái phát thì bạn nên đi khám để có hướng điều trị tích cực hơn
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và flour để cho răng chắc khỏe đồng thời hạn chế các bệnh lý về răng
  • Nguyên nhân phổ biến gây đau răng là các bệnh lý về răng miệng nên cách tốt nhất để không bị đau răng là thường xuyên chăm sóc răng miệng, đánh răng ít nhất ngày 2 lần, súc miệng bằng nước muối, khám răng định kỳ

Cách chữa đau răng bằng thuốc Tây

Khi các cơn đau răng diễn ra liên tục và không ngớt, khu vực răng đau đã nghiêm trọng hơn, mưng mủ, viêm tủy… thì các mẹo trị nhức răng tại nhà thường ít hiệu quả. Vậy bạn cần làm gì để hết nhức răng?

Lời khuyên tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp dưới đây:

Các loại thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin giúp kiểm soát cơn đau nhanh chóng

– Thuốc kháng sinh: Thường thì các đơn thuốc chữa đau răng hàm sẽ có kháng sinh họ beta lactam kết hợp với metronidazol để tiêu diệt cả vi khuẩn ái khí và kị khí

– Nhóm thuốc bổ sung vitamin A, C, D, B2 giúp hỗ trợ, phục hồi và cải thiện tình trạng đau nhức răng, giúp răng chắc khỏe.

– Thuốc bôi giảm đau Benzocain: Sử dụng thuốc để bôi trực tiếp lên vùng bị sưng đau, gây tê cục bộ để giảm đau nhói và áp lực xoang.

– Thuốc kháng viêm không chứa chất gây nghiện: giúp làm giảm đau cấp tốc nhưng khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong vòng 10 ngày đổ lại

– Acetaminophen: Loại thuốc giúp giảm đau, giảm viêm nhưng không có tác dụng điều trị viêm nhiễm. Vì thế, bác sĩ thường kê Acetaminophen cùng với các loại thuốc kháng sinh đặc trị khác

Lưu ý khi chữa đau răng tại nhà

Về bản chất, các mẹo trị nhức răng tại nhà kể trên đều chỉ là cách trị nhức răng tức thời và nếu tình trạng đau vẫn kéo dài, bạn không thể áp dụng các mẹo trên mãi. Để có hướng điều trị triệt để, bạn nên trực tiếp đến nha sĩ để được thăm khám và định hướng giải pháp điều trị sâu răng hiệu quả

Đau răng kéo dài không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng như: áp xe răng, bệnh nướu răng, viêm tủy răng…

Vì vậy, hàng ngày, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng cũng như để nướu khỏe mạnh để tránh gặp phải tình trạng đau răng. Các bước chăm sóc răng miệng như sau:

  • Đánh răng bằng kem đánh răng chứa flour 2 lần một ngày
  • Hạn chế thực phẩm hoặc thức uống nhiều đường, nhất là khi chuẩn bị đi ngủ
  • Làm sạch khu vực kẽ răng và dưới nướu bằng chỉ nha khoa
  • Không hút thuốc lá
  • Thường xuyên đi kiểm tra răng miệng
  • Nếu cơn đau kéo dài hơn 24 giờ, bạn hãy đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị

Khi nào nên đi khám nhức răng?

Nhiều người vẫn chủ quan nghĩ rằng đau nhức răng là triệu chứng phổ biến thường gặp, nguyên nhân cũng rất đa dạng nên hầu hết đều tự điều trị bằng thuốc mua ngoài hay các mẹo dân gian để giảm đau tạm thời.

Các mẹo trị nhức răng theo Đông y cũng có mang lại hiệu quả nhưng chỉ là hiệu quả tức thời nên người bệnh vẫn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây đau răng và điều trị triệt để. Không nên kéo dài vì viêm sâu răng có thể triến triển nặng hơn, gây nhiều đau đớn và khó điều trị

Hãy đến gặp bác sĩ nên bạn thấy có những triệu chứng sau:

  • Đau nhức răng kéo dài trên 2 – 4 tuần
  • Đau răng nghiêm trọng, mủ sưng lớn gây lệch cấu trúc mặt
  • Nhức răng ở răng sâu hoặc đã từng bị sâu răng nhưng chưa xử lý
  • Nhức răng không thuyên giảm mà có xu hướng nghiêm trọng hơn khi áp dụng các biện pháp tự điều trị tại nhà

Trên đây là các mẹo trị nhức răng tại nhà hiệu quả tức thời. Hãy ghi chú lại ngay để áp dụng khi cần bạn nhé!

MIN (Tổng hợp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *