Tai nghe không dây hoạt động như thế nào? Nó có gây ung thư không?
Nguy hại khi dùng tai nghe không dây có thể còn nhiều điều mà bạn chưa biết. Thực tế, thiết bị không dây chủ yếu sử dụng công nghệ bluetooth, có khả năng truyền thông tin trong phạm vi ngắn.
Mặc dù tai nghe không dây phát ra bức xạ ít hơn so với điện thoại thông minh nhưng nhìn chung, bức xạ mà bluetooth phát ra tuy thấp nhưng vẫn ở dạng sóng vô tuyến tần số siêu cao.
Vậy vấn đề ở đây là sử dụng tai nghe không dây có trực tiếp gây ung thư? Chuyên gia cho biết: Ung thư không phải là hệ quả tất yếu của các thiết bị này vì bức xạ của chúng khá thấp.
Tuy nhiên, cách sử dụng không hợp lý có thể gián tiếp tăng nguy cơ bệnh tật, bao gồm ung thư. Có thể thấy, quan trọng là bạn biết cách tận dụng các loại thiết bị một cách khoa học để đảm bảo an toàn.
Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa ung thư và thói quen tiếp xúc tần số vô tuyến cao nhưng rủi ro này cũng khác nhau ở mỗi người. Thời gian sử dụng và khoảng cách đặt thiết bị cũng ảnh hưởng khác nhau.
Vậy nguy hại khi dùng tai nghe không dây là gì?
Ảnh hưởng thính lực
Chưa kể vấn đề dùng lâu gây nóng trực tiếp cho tai, việc dùng tai nghe không dây với loại hình nhét vào bên trong tai sẽ khiến tần số âm thanh quá gần màng nhĩ.
Thời gian dài, tác hại của nó có thể làm giảm thính lực, gây chứng ù tai, đau nhức tai, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể mất thính giác.
Tắc nghẽn tai
Một trong những nguy hại khi dùng tai nghe không dây là nút tai nghe nhét sâu trong lỗ tai có thể làm ráy tai khô cứng và tắc nghẽn. Điều này có thể làm giảm khả năng nghe của bạn, gây viêm tai và đau đớn.
Nhiễm trùng tai
Sử dụng tai nghe liên tục dù có dây hay không dây cũng tăng nguy cơ đưa bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng vào ống tai. Môi trường ẩm nóng bên trong tai là điều kiện lý tưởng cho tác nhân gây hại này phát triển.
Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bạn có thể bị nhiễm trùng tai mãn tính, khó khăn cho việc hồi phục và ảnh hưởng lâu dài đến thính giác.
Lưu ý gì khi dùng tai nghe không dây?
Thời gian dùng tai nghe không nên quá lâu để tránh gây nóng, viêm nhiễm và giảm thính lực do tần số cao. Ngay cả khi bạn không nghe nữa, hãy đảm bảo lấy tai nghe ra.
Thường xuyên vệ sinh tai nghe cũng như giữ vệ sinh lỗ tai của bạn đúng cách. Nếu có vấn đề lở loét, nhiễm trùng, giảm thính lực… nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, điều trị.
Trong điều kiện cho phép, hãy bỏ tai nghe ra để nghe trực tiếp âm thanh phát từ bên ngoài. Điều này giúp bạn dễ thư giãn hơn mà còn tránh nhiều tác dụng phụ của tai nghe.
Không chỉ là tai nghe không dây, những thiết bị điện tử khác như điện thoại, máy vi tính… cũng nên sử dụng có khoa học, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Có chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và vận động thể chất nâng cao sức đề kháng. Thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và hạn chế bệnh tật.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguy hại khi dùng tai nghe không dây, đảm bảo cho việc sử dụng các thiết bị điện tử an toàn, hợp lý.
Thiên Khuê (Theo Health)