Có những dấu hiệu này ở bàn tay nên thận trọng, rất có thể đó là triệu chứng bệnh tiểu đường
Ngón tay bị tê hoặc có cảm giác đau râm ran
Triệu chứng bệnh tiểu đường nhiều khi có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề khác, điển hình là chứng tê đau ngón tay dễ bị bỏ qua.
Ngón tay chính là bộ phận “chóp” của các mạch máu và dây thần kinh. Khi lượng đường huyết ở đây quá cao, máu không đủ cung ứng sẽ xảy ra thay đổi bất thường, gây hiện tượng tê ngón tay, có thể kèm đau râm ran.
Đặc biệt, cảm giác tê đau này sẽ nghiêm trọng hơn vào ban đêm, dẫn đến hệ lụy là khó ngủ, dễ giật mình, sức đề kháng suy giảm.
Tốc độ lành lặn của vết thương ở ngón tay rất chậm
Tình trạng đường huyết cao liên tục có thể làm giảm chức năng miễn dịch. Các mạch máu nhỏ xung quanh vết thương ở ngón tay bị viêm không khỏi và ngày càng nặng hơn nếu không điều trị sớm.
Ngoài ra, người bị tiểu đường thì các tổ chức tế bào hồi phục kém nên tốc độ lành vết thương cũng chậm hơn so với người khỏe mạnh.
Ngón tay sưng phù
Các ngón tay bị sưng một cách bất thường cũng có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường. Cụ thể ngón tay không thể duỗi thẳng bình thường hoặc khe hở giữa các ngón tay rộng ra do tay bị sưng.
Thêm vào đó, các dây thần kinh biến đổi do bệnh cũng ảnh hưởng sự khỏe mạnh của các khớp, khiến ngón tay không thể cử động linh hoạt, thậm chí bàn tay có thể xảy ra hiện tượng biến dạng.
Một số dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường thường bị bỏ qua do chủ quan
Ăn nhiều bất thường
Ít ai cho rằng tình trạng bỗng dưng thèm ăn và ăn nhiều là triệu chứng bệnh tiểu đường. Các chuyên gia cho biết, người mắc bệnh này do lượng đường trong nước tiểu bị thất thoát nhiều nên khiến cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái đói.
Do đó, người bệnh có xu hướng ăn uống tăng lên để bổ sung năng lượng cần thiết mà không hề nghi ngờ mình đang có bệnh.
Sụt cân
Do Insulin trong cơ thể tiết ra không đủ, không thể tận dụng được thành phần Glucose đã hấp thu vào nên Protein và Lipit phải tăng tốc phân giải để bổ sung năng lượng và nhiệt lượng cần cho cơ thể.
Tình trạng này dẫn đến cơ thể dễ bị mất nước và thiếu hụt dinh dưỡng gây sụt cân nhanh. Vì vậy, nếu bạn phát hiện mình thèm ăn liên tục nhưng thể trọng lại giảm sút thì nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Thường xuyên khát nước
Bệnh tiểu đường thời kỳ đầu sẽ xuất hiện tình trạng thường xuyên cảm thấy khát. Nguyên nhân là do đi tiểu nhiều làm cơ thể mất nước liên tục. Các tế bào sẽ kích thích đến thần kinh trung khu để phát tín hiệu khát.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường với những tiêu chí cơ bản giúp bạn sống khỏe hơn
Ăn uống lành mạnh
Uống đủ nước và có chế độ ăn đa dạng các nhóm thực phẩm để cơ thể luôn đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế thức ăn ngọt, nhiều dầu mỡ và các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và an toàn.
Thường xuyên vận động thể chất
Mỗi ngày bạn nên kiên trì vận động ít nhất 30 phút để tăng sức đề kháng, hạn chế bệnh tật. Các môn tập phổ biến như chạy bộ, bơi lội, yoga tương đối thích hợp với đa số đối tượng, giúp cải thiện tính nhạy cảm với Insulin của cơ thể.
Kiểm soát huyết áp
Cao huyết áp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên tập thói quen kiểm tra huyết áp định kỳ để sớm khắc phục nếu có tình trạng bất thường.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn sớm nhận ra triệu chứng bệnh tiểu đường để kịp thời điều trị, duy trì sức khỏe và tuổi thọ.
Thiên Khuê (Theo Familydoctor)