Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp với số ca nhiễm Covid (F0) ngày càng tăng cao nên nguy cơ chúng ta tiếp xúc với F0 là rất lớn. Vậy sau khi tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh, sau khi tiếp xúc với F0 bao lâu thì nên làm test nhanh để có kết quả chính xác nhất?
Tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh?
Theo chuyên gia, cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác về thời gian test sau khi tiếp xúc với F0 sẽ cho kết quả chính xác. Nguyên nhân là do virus Covid-19 có thời gian ủ bệnh từ 2 – 16 ngày. Điều này cũng có nghĩa là nhanh nhất sau khi tiếp xúc với F0 2 ngày thì phát bệnh nhưng cũng có thể sau 16 ngày tiếp xúc với F0 thì mới phát bệnh.
Thông thường tiếp xúc với F0 sau khoảng 2 – 16 ngày thì phát bệnh
Không ai có thể nói chắc chắn về thời điểm test nhanh sau khi tiếp xúc với F0 cho kết quả chính xác 100%, đặc biệt là khi bạn không có bất cứ triệu chứng nhiễm Covid nào.
Hơn thế nữa, kết quả test nhanh sau khi tiếp xúc với F0 cũng có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau như vị trí lấy mẫu, độ nhạy của từng loại test cũng như người thực hiện test nhanh có thực hiện đúng hướng dẫn hay không.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, trong trường hợp xác định tiếp xúc với F0, khoảng 3 ngày sau, bạn nên đi làm xét nghiệm rRT-PCR để yên tâm. Không nên test ngay sau khi tiếp xúc vì khi đó, nồng độ virus trong cơ thể bạn chưa đủ để có thể được phát hiện ra thông qua các xét nghiệm.
Trong trường hợp không làm được xét nghiệm rRT-PCR, thì 3 – 5 ngày sau tiếp xúc với F0 bạn cần làm test nhanh. Tuy nhiên, cách làm này chủ yếu áp dụng cho hàm lượng virus trong cơ thể khá cao mới phát hiện được. Các phương pháp test nhanh hiện nay chỉ phát hiện được khi chỉ số CT dưới 25. Đối với chỉ số CT trên 25 sẽ khó phát hiện ra và nếu CT trên 30 gần như không thể phát hiện được.
Sau khi tiếp xúc với F0 và trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì bạn cũng cần lưu ý tự cách ly, tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để hạn chế nguy cơ lây bệnh cũng như bị lây từ người khác trong trường hợp bạn thực sự âm tính sau lần tiếp xúc với F0 trước đó.
Sau khi tiếp xúc với F0 cần làm gì?
Sau khi tiếp xúc với F0, điều bạn cần làm là giữ một tâm lý thoải mái, bình tĩnh. Sau đó tiến hành súc họng và sát khuẩn.
Cách súc họng diệt khuẩn là đầu tiên súc họng bằng nước muối sinh lý, tiếp theo súc họng với dung dịch sát khuẩn Povidone 1% hoặc Chlorhexidin từ 0,12 – 0,2%, sau đó tiếp tục súc họng với nước muối sinh lý để tiêu diệt virus. Mỗi ngày, bạn nên tiến hành súc họng từ 4 – 5 lần. Đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người khác và tuân thủ quy tắc 5K.
Súc miệng, súc họng sau khi tiếp xúc với F0
Sau khi tiếp xúc với F0, bạn không nên uống thuốc kháng virus, tăng cường miễn dịch để phòng ngừa sau khi phơi nhiễm. Thực tế hiện nay, không ít người dân sử dụng thuốc Arbidol chống virus qua màng tế bào cơ thể. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của loại thuốc này. Do đó, việc sử dụng các loại thuốc này cần thận trọng và tốt nhất bạn nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp gia đình có người nhiễm Covid-19 nên tiến hành khử khuẩn, xông phòng để ngăn ngừa nguy cơ phơi nhiễm Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý việc xông hơi cho bản thân không có tác dụng chống phơi nhiễm.
Biện pháp xông họng và xông hơi cho bản thân hiện nay chỉ có tác dụng khi người nhiễm Covid-19 bị sốt nhẹ, mệt không ra mồ hôi thì việc xông họng, xông hơi sẽ giúp đào thải mồ hôi, thải chất độc ra khỏi cơ thể, làm giảm tình trạng mệt mỏi.
Trường hợp người bệnh không sốt, không mệt hoặc sốt cao quá thì không nên xông. Trường hợp sốt nhẹ mà xông thấy đỡ mệt người thì cũng chỉ cần xông 1 lần/ngày. Tránh lạm dụng việc xông hơi gây mất nhiệt, mất điện giải gây ra mệt mỏi.
Nếu gia đình có F0, F0 cần được cách ly trong phòng riêng, hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần với F0. Trường hợp không thể tách phòng thì chú ý vệ sinh phòng thường xuyên để tiêu diệt virus. Các thành viên trong nhà cũng cần cần súc họng thường xuyên, khử khuẩn trong nhà để ngăn ngừa nguy cơ phơi nhiễm.
F0, người tiếp xúc với F0 hay các thành viên trong gia đình có F0 đều cần giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh, cố gắng ăn ngủ đầy đủ dưỡng chất, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa nguy cơ phơi nhiễm Covid. Đừng quên thường xuyên vận động nhẹ nhàng để duy trì trạng thái cơ thể khỏe mạnh, ổn định và thoải mái nhất.
Đến đây chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh rồi phải không nào? Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để đối phó với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Hãy có ý thức bảo vệ bản thân cũng như các thành viên trong gia đình để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm Covid-19, bạn nhé!
Minh LT (Tổng hợp)