Với tình trạng người bệnh mắc Covid-19 ngày càng ra tăng như hiện nay, bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe bản, hạn chế tiếp xúc nơi đông người thì việc trang bị những kiến thức cần thiết về Covid-19. Nếu một ngày không may trở thành F0, chúng ta nên làm gì để nhanh khỏe bệnh và tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh?
F0 nên làm gì ngay khi có kết quả dương tính với Covid-19
1. Cách ly tại nhà, có ý thức bảo vệ những người thân trong gia đình
F0 nên làm gì? Ngay khi có kết quả dương tính với Covid-10, người bệnh F0 cần tiến hành cách ly với các thành viên khác trong gia đình. Nên có một phòng riêng cho F0 để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên khác.
F0 nên làm gì? Cách ly tại nhà
F0 khi cách ly tại nhà tuyệt đối không được ra khỏi nhà cho đến khi ngành y tế cho phép. Người bệnh F0 cần ở một phòng riêng biệt. Trường hợp nhà tầng nên ưu tiên ở các tầng trên cao, mở cửa sổ cho thông thoáng để ánh nắng vào phòng.
F0 cần đeo khẩu trang và mặt nạ chắn giọt bắn (nếu có) khi tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, tuân thủ khoảng cách 2m, sát khuẩn tay thường xuyên và giữ khoảng cách với tất cả mọi người. Thường xuyên vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối súc miệng, xịt mũi…
2. Điều trị tại nhà, nâng cao sức đề kháng của bản thân
Người bệnh F0 điều trị tại nhà cần tự theo dõi sức khỏe, liên hệ chặt chẽ với các đơn vị y tế để nhanh chóng phát hiện các biểu hiện bất thường và có biện pháp điều trị phù hợp.
Khuyến cáo người bệnh F0 sử dụng một số loại thuốc hạ sốt, thuốc ho, sổ mũi, các sản phẩm tăng cường sức đề kháng, các loại vitamin tổng hợp (multivitamin), nước rửa họng, mũi, xịt thông họng,… Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, uống nhiều nước và uống nước nhiều lần trong ngày, không đợi đến khi khát mới uống, đảm bảo độ ẩm cho hệ thống hô hấp. Đồng thời chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, để tránh nguy cơ bệnh trở nặng thêm.
F0 nên làm gì? Điều trị tại nhà
Trong trường hợp bị sốt, nếu F0 là người lớn, sốt trên 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều, có thể uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, uống lại sau 4 – 6 tiếng đồng hồ, chú ý uống không quá 4 viên/ngày. Uống oresol trong trường hợp uống kém/giảm hoặc có thể dùng oresol thay nước uống hàng ngày.
Nếu F0 là trẻ em, sốt trên 38,5 độ C, có thể uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, uống lại sau 4 – 6 tiếng đồng hồ, chú ý uống không quá 4 lần/ngày.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị các triệu chứng Covid, người bệnh cũng cần được nghỉ ngơi để phục hồi cơ thể, vận động thể lực nhẹ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân và tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.
3. Vệ sinh cơ thể và phòng cách ly
F0 nên làm gì? Để được pháp cách ly và điều trị Covid tại nhà, người bệnh F0 cần có phòng riêng và phòng vệ sinh khép kín. Duy trì tắm rửa vệ sinh cơ thể hàng ngày với nước ấm và các sản phẩm xà phòng sát khuẩn thông thường.
Chuẩn bị và sử dụng các thiết bị vệ sinh nhà cửa dùng riêng cho phòng cách ly để vệ sinh, lau chùi sạch sẽ phòng ốc và các bề mặt đồ đạc trong phòng.
4. Đo nồng độ Oxy 3 lần/ ngày hoặc theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế
Trường hợp người bệnh có máy đo nồng độ oxy (SpO2), cần thực hiện đo theo hướng dẫn tối thiểu 3 lần/ngày. Nếu kết quả nồng độ oxy trên 94%, cần tiếp tục theo dõi và thực hiện các phương pháp điều trị theo hướng dẫn.
F0 nên làm gì? Đo nồng độ oxy trong máu
Nếu kết quả nồng độ oxy dưới mức 94%, cần báo ngay cho nhân viên y tế và thực hiện uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Học cách đếm nhịp thở và nhịp mạch
Tự học cách đấm tần số thở và đếm nhịp mạch, ghi lại nhật ký diễn biến sức khỏe hàng ngày. Trường hợp xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào cần báo ngay cho cơ quan y tế để được xử lý kịp thời.
6. Giữ liên lạc với cơ quan y tế
Người bệnh F0 khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu bất thường như sốt không hạ, khó thở tăng nặng, mệt mỏi, lờ đờ, nồng độ oxy trong máu xuống dưới mức an toàn, không còn khả năng tự chăm sóc bản thân,…. Cần báo cáo ngay cơ sở quản lý, cơ sở ý tế xã, phường,… để có biện pháp cấp cứu và điều trị kịp thời.
F0 không nên làm gì?
Song song với những điều F0 nên làm gì, người bệnh F0 cũng cần chú ý không hoặc hạn chế thực hiện các điều dưới đây để đảm bảo hiệu quả điều trị nhanh chóng và tránh lây nhiễm cho người khác:
- Không tiếp xúc trực tiếp/gần với người khác trong nhà.
- Hạn chế tiếp xúc với thú cưng, không sử dụng chung đồ sinh hoạt cá nhân.
- Không tự ý sử dụng các sản phẩm thuốc điều trị covid khi chưa có chỉ dẫn.
- Không làm việc gắng sức, lao động nặng nhọc.
- Không nên ăn các thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao như: nội tạng động vật, óc…
- Không ăn mặn và các loại thực phẩm chứa nhiều muối như giò, chả, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, xúc xích, các thực phẩm muối chua,…
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm, đồ uống có gas.
- Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết hôm nay, các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi F0 nên làm gì và F0 không nên làm gì trong giai đoạn điều trị Covid. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để đối phó với dịch bệnh. Chúc các bạn sớm khỏe và chiến thắng dịch bệnh.
MIN (tổng hợp)