Rối loạn giọng nói, khó phát âm do stress

Nữ bệnh nhân 64 t.uổi được chẩn đoán rối loạn giọng nói do tâm lý căng thẳng (stress).

Chiều 1-4, theo tin từ Bệnh viện Nội tiết trung ương, tại đây vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân Bùi Thị H (64 t.uổi, ở tỉnh Nam Định) nhập viện với biểu hiện khàn tiếng kéo dài.

Trước khi nhập viện 2 tháng, bệnh nhân tự nhiên xuất hiện khàn tiếng. Tình trạng khàn tiếng của bệnh nhân tăng dần, kèm theo giọng nghẹt, phát âm khó, không nói to được.

Bệnh nhân H đến khám tại Bệnh viện Nội tiết trung ương.

Thỉnh thoảng bệnh nhân còn bị ợ hơi, ợ chua nhưng không bị nuốt nghẹn, không khó thở, không sốt và không nôn. Bệnh nhân có đi khám nhiều nơi và điều trị nội khoa nhưng không đỡ.

Bác sĩ Phạm Thị Phương Thảo, Bệnh viện Nội tiết trung ương chẩn đoán, đây là trường hợp bệnh nhân bị rối loạn giọng nói do tâm lý căng thẳng (stress). Bệnh nhân đến khám với giọng căng nghẹt, khó phát âm, nói không rõ chữ và không nói to được.

“Các triệu chứng này xuất hiện một cách từ từ, tăng dần hoặc bệnh nhân đột nhiên không nói được”, bác sĩ Phạm Thị Phương Thảo phân tích.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân được các bác sĩ tại khoa Tai Mũi Họng điều trị bằng phương pháp trị liệu giọng nói. Kết quả, chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân đã hồi phục được giọng nói.

Không chỉ có trường hợp nêu trên mà trong những năm gần đây, rối loạn giọng nói có xu hướng gia tăng ở những người phải sử dụng giọng nói nhiều bởi do tính chất công việc như: Giáo viên, ca sĩ, bán hàng, thuyết trình…

Do vậy, rối loạn giọng nói không chỉ là dấu hiệu bất thường về sức khỏe, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp, công việc và chất lượng cuộc sống người bệnh.

Các bác sĩ cho rằng, rối loạn giọng nói do tâm lý căng thẳng thường xảy ra ở nữ giới, với những người có tâm lý yếu, kém sức chịu đựng đối với stress trong một thời gian dài hoặc sau một cú sốc tinh thần. Bệnh nhân thường có các biểu hiện rối loạn giọng nói như: Khàn tiếng, khó phát âm, nói không rõ chữ, không nói to được…

Rối loạn giọng nói là tình trạng giọng nói của người bệnh trở nên thay đổi khác thường. Đây là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, cần được bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng chẩn đoán đúng và điều trị càng sớm, khả năng phục hồi giọng nói sẽ càng cao.

Cũng theo bác sĩ Phạm Thị Phương Thảo, trong sinh hoạt hằng ngày, để duy trì giọng nói khỏe mạnh, người bệnh cũng cần uống nhiều nước, có chế độ sinh hoạt điều độ, tránh lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, t.huốc l.á… dễ gây tổn thương thanh quản.

N.ữ s.inh 15 t.uổi ngộ độc t.huốc a.n t.hần

Cách thời điểm nhập viện 3 giờ, cô giáo gọi nhưng bé không trả lời, lơ mơ, không sốt. Sau đó, cô giáo phát hiện có 10 vỉ t.huốc a.n t.hần trong thùng rác đã bóc hết vỏ thuốc.

Chiều 5-3, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cứu bệnh nhi D.N.B.N (15 t.uổi, ngụ quận 12, TP HCM) bị ngộ độc t.huốc a.n t.hần Rotudin.

Theo đó, bệnh sử ghi nhận N. là học sinh nội trú ở một trường thuộc địa bàn quận 12. Tối trước ngày nhập viện, cô giáo vẫn tiếp xúc bình thường với em.

Tuy nhiên, cách thời điếm nhập viện 3 giờ, cô giáo gọi dậy, N. có mở mắt nhưng không dậy, lơ mơ, không trả lời, không sốt. Sau đó, cô giáo phát hiện thấy 1 hộp thuốc Rotudin 30mg trên giường, trong thùng rác có 10 vỉ Rotudin, 1 vỉ 10 viên, đã bóc hết vỏ thuốc.

Ngay lập tức, cô giáo đưa trẻ nhập viện địa phương. Tại đây, bé được chẩn đoán ngộ độc t.huốc a.n t.hần Rotundin, các bác sĩ sơ cứu rồi chuyển Bệnh viện Nhi đồng TP.

Tại bệnh viện, bệnh nhi mê sâu, Glasgow (thang điểm hôn mê) 3 điểm (nhẹ từ 13 đến 15), đồng tử hai bên đều 2 mm, không phản xạ ánh sáng, không ghi nhận vết bầm, không dấu xuất huyết… Sau thăm khám, bé bị ngộ độc t.huốc a.n t.hần Rotudin vào giờ thứ ba sau khi sử dụng.

Bệnh nhi được đặt nội khí quản có bóng chèn, thở máy; rửa dạ dày, sử dụng than hoạt để loại bỏ thuốc Rotudin ra khỏi cơ thể. Đồng thời, truyền dịch 1,5 nhu cầu cơ bản hàng ngày nhằm bù đắp lượng dịch và điện giải bị mất do ngộ độc.

Sau 3 ngày điều trị tích cực, tình trạng trẻ cải thiện dần, trẻ tỉnh táo, nhận biết được xung quanh, tự thở khá, cai máy thở thành công, được khám và tư vấn tâm lý để hỗ trợ vượt qua cú sốc tinh thần.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Tiến khuyến cáo lưu ý phụ huynh cần quan tâm đến phát triển tâm sinh lý của trẻ v.ị t.hành n.iên, bên cạnh việc học tập văn hóa.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên phối hợp với chuyên gia tâm lý học đường để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giúp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, kịp thời phát hiện các vấn đề tâm lý và hỗ trợ trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *