Cơ thể con người khi thiếu hụt vitamin có thể gây tác hại như thế nào?
Cuộc sống hiện đại và đầy đủ khiến con người có xu hướng dung nạp quá nhiều thịt, mỡ mà thiếu đi rau xanh trong bữa ăn. Thói quen này gây thiếu hụt vitamin và mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí não, sức khỏe và tuổi thọ.
Thiếu vitamin C
Sức đề kháng của bạn sẽ giảm xuống, thường xuyên bị cảm mại, da dễ bị xuất huyết, tổn thương miệng khó lành v.v… Nếu thời gian dài bị thiếu vitamin C, khả năng ức chế và phòng vệ của cơ thể cũng yếu đi, các tế bào ung thư có thể tiến triển nhanh khi liên tục “xâm lấn” tế bào khỏe mạnh.
Thiếu vitamin A
Vitamin trong thực phẩm chủ yếu có nhiều trong thực vật, đặc biệt là các loại rau xanh và trái cây. Nếu thiếu vitamin A sẽ gây ảnh hưởng thị lực, thậm chí có nguy cơ mắc chứng mù ban đêm.
Thiếu vitamin B2
Chất này trong cơ thể nếu bị thiếu hụt sẽ dễ gây các chứng viêm như viêm loét khoang miệng, viêm da, viêm lưỡi, nứt môi, viêm giác mạc v.v… Ngoài ra, bạn có tể sẽ còn phản ứng quá nhạy với ánh sáng.
Thiếu vitamin B1
Bệnh hôi chân là một điển hình khi cơ thể thiếu vitamin B1. Ngoài ra, nếu bạn không kịp thời bổ sung dinh dưỡng, khiến tình trạng thiếu hụt bị kéo dài nghiêm trọng còn có thể gây nhiều tác hại như lở loét da do truyền nhiễm, ngứa ngáy, sưng phù, mất ngủ, suy nhược thần kinh v.v…
Thiếu vitamin B6
Bạn sẽ dễ bị viêm khoang miệng, lở loét da hoặc phì đại đầu nhũ hoa nếu cơ thể bị thiếu vitamin B6. Không những vậy, thiếu chất này còn làm suy giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là chứng viêm đường tiết niệu.
Thiếu vitamin D
Loãng xương là hệ lụy điển hình khi thiếu vitamin D. Nguyên nhân là do lúc này, cơ thể bạn không thể hấp thu và tận dụng được canxi, thậm chí lâu ngày còn gây tổn thương chất xương, dẫn đến xương dễ bị nứt gãy, đau nhức.
Vitamin trong thực phẩm có thể bị mất đi trong quá trình chế biến, bảo quản của bạn
Vitamin A
Loại củ giàu vitamin A điển hình chính là cà rốt. Hàm lượng dinh dưỡng của nó rất cao, ngoài vitamin A còn có Carotene và Lutein nhưng không dễ bảo quản. Vitamin trong thực phẩm có thể thất thoát nếu bạn bảo quản hay chế biến không đúng cách.
Cà rốt nếu bảo quản quá lâu, hoặc nấu quá chín mềm cũng dễ dẫn đến mất đi thành phần vitamin A trong đó. Ngoài ra, một số thực phẩm khác như gan động vật, cải bó xôi, trứng v.v… cũng không nên cất giữ hay nấu với thời gian quá dài.
Vitamin B
Nhóm vitamin B có nhiều loại, bao gồm B1, B2, B6, B12 v.v… Thực phẩm giàu vitamin B có rất nhiều mà phổ biến nhất là các loại hạt vỏ cứng như hạt điều, đậu phộng, hạt óc chó, hạt dẻ v.v… Đa số sản phẩm hạt nên bảo quản trong túi hoặc hộp kín để tránh vitamin B bị thất thoát do chất này “sợ” ánh sáng.
Vitamin C
Vitamin C có nhiều trong đa dạng thực phẩm nhưng phong phú nhất là trong các loại quả có vị chua và các loại rau xanh. Chị em chế biến thức ăn nên chú ý, vitamin C sợ nhiệt. Vì vậy, bạn không nên để lửa quá lâu đối với các nhóm nguyên liệu giàu vitamin C để hạn chế sự thất thoát dinh dưỡng.
Nếu là trái cây hay rau ăn sống cũng không nên bảo quản ngoài không khí trong thời gian dài vì cũng làm tăng nguy cơ mất đi nhiều dưỡng chất trong thực phẩm.
Hy vọng bài viết sẽ giúp chị em có thêm kiến thức để đảm bảo vitamin trong thực phẩm ít bị thất thoát, giúp gia đình bạn luôn có bữa ăn ngon và khỏe mạnh.
Thiên Khuê (Theo Sohu)