1. Muối
Bệnh nhân cao huyết áp tuyệt đối không được ăn nhiều muối. Các ion natri trong muối sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu của cơ thể, làm tăng huyết áp. Và theo các chuyên gia, muối chính là một trong những thủ phạm làm tăng huyết áp. Bệnh nhân cao huyết áp không chỉ phải giảm lượng muối ăn mà còn nên ăn ít thức ăn có hàm lượng natri cao như đồ muối chua.
2. Đồ uống có cồn
Có rất nhiều đồ uống có cồn chẳng hạn như rượu, bia, rượu trái cây, rượu vang,… Mỗi loại đồ uống đều khác nhau và có mùi vị khác nhau, nhưng điểm chung là chúng đều có chứa cồn. Và cồn sẽ gây kích ứng mạch máu của con người, dẫn đến tăng huyết áp.
Trên thực tế, uống một chút rượu có thể làm ổn định huyết áp, nhưng với những người đang uống thuốc hạ huyết áp thì rượu sẽ làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp và làm tăng huyết áp.
3. Nội tạng động vật
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến huyết áp của con người. Ngày nay, nhiều người đặc biệt là giới trẻ thích ăn nội tạng động vật mà không biết rằng đó là một trong những thủ phạm làm tăng huyết áp. Nội tạng động vật chứa rất nhiều cholesterol. Ăn nội tạng động vật quá nhiều sẽ khiến nồng độ lipid trong máu của cơ thể tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu của cơ thể. Người cao huyết áp tuyệt đối không nên ăn nội tạng động vật như gan heo và lòng gà.
4. Đồ ăn cay
Người cao huyết áp nên cẩn thận với đồ ăn cay. Những đồ ăn này có thể kích thích mạch máu của người bệnh, làm tim đập nhanh, tăng huyết áp, dễ dẫn đến bệnh tim mạch.
Hơn nữa, người ăn nhiều cay dễ khó tiêu, bị táo bón. Và khi người cao huyết áp bị táo bón sẽ tạo tăng áp lực lên khoang bụng, làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến các bệnh tim mạch.
Làm thế nào để ổn định huyết áp?
Uống nhiều nước
Nước là thành phần chính của máu. Uống nhiều nước giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu của cơ thể, làm loãng máu, giảm độ nhớt của máu và ổn định huyết áp.
Kiểm soát chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không hợp lý có thể làm thay đổi huyết áp. Hãy ăn ít thức ăn chứa nhiều muối, dầu mỡ, cholesterol để giảm kích thích mạch máu. Ngoài ra, ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung chất xơ, thúc đẩy quá trình phân hủy lipid máu và cải thiện lưu thông máu. Trái cây và rau quả còn chứa ion kali, có thể thúc đẩy quá trình bài tiết ion natri.
Tập thể dục
Tập thể dục có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện độ đàn hồi của mạch máu, giảm mỡ máu, thải chất thải trong máu và thúc đẩy tuần hoàn máu. Người mắc bệnh cao huyết áp nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ và tập Thái Cực Quyền.
Ngọc Huyền – Theo sohu